Các kiểu loại thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang 2.1.1 Thời gian sự kiện thời gian của cuộc sống hiện tạ

Một phần của tài liệu đặc điểm truyện ngắn hồ thủy giang (Trang 60 - 63)

2. Thời gian nghệ thuật trong sáng tác Hồ Thủy Giang 1 Khái niệm thời gian nghệ thuật

2.2. Các kiểu loại thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang 2.1.1 Thời gian sự kiện thời gian của cuộc sống hiện tạ

2.1.1. Thời gian sự kiện - thời gian của cuộc sống hiện tại

Thời gian sự kiện là chuỗi liên tục các sự kiện trong mối liên hệ liên tục trước - sau, nhân - quả. Là một phạm trù thuộc về thời gian, thời gian sự kiện cũng có tác dụng nghệ thuật trong thi pháp sáng tác văn học. Do đó, thời gian sự kiện được tác giả tổ chức, thiết kế theo dụng ý riêng nhằm thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình. Nhờ đó, sự kiện vừa có tính chất lý giải, thuyết minh, lại vừa tạo cảm giác vận động cho tác phẩm. Thời gian sự kiện chia làm hai bình diện: thời gian sự kiện lịch sử và thời gian sự kiện đời tư.

Thời gian sự kiện đời tư là thời gian mà các sự kiện của cuộc đời nhân vật theo một trình tự thời gian cụ thể hiện diện trong tác phẩm.

Thời gian sự kiện đời tư của nhân vật có thể được tác giả sắp xếp theo một trình tự thời gian tuyến tính từ lúc xuất hiện cho đến cuối tác phẩm,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhưng cũng có thể được tác giả tổ chức theo kiểu thời gian gấp khúc, có sự giãn cách thời gian.

Trong nhiều truyện ngắn của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới, nhà văn thường sử dụng thời gian như một phương tiện hữu hiệu để phản ánh hiện thực. Trong truyện ngắn Đợi chờ, nhà văn khắc họa các mốc thời gian cụ thể về quá trình chăm sóc, ni dưỡng, đợi chờ và hy vọng đến tuyệt vọng về người con gái duy nhất của ông Nhân. Hay trong truyện ngắn Người giúp việc, tác giả đã liệt kê liên tiếp, dồn dập các mốc thời gian góp phần diễn tả

tính trầm trọng về căn bệnh của đứa trẻ, đồng thời diễn tả cơng sức khó nhọc của bà cụ giúp việc để giành được đứa trẻ từ tay tử thần.

Khi tìm hiểu khảo sát các truyện ngắn của Hồ Thủy Giang chúng tôi nhận thấy: thời gian sự kiện đời tư được nhà văn sử dụng khá nhiều, để khám phá số phận con người trong phạm vi thế sự - đời tư. Thời gian sự kiện lịch sử nhà văn không đề cập tới.

Trong truyện ngắn Lúc ấy biển hồng hơn, thời gian sự kiện đời tư của nhân vật Thanh là dòng thời gian một chiều. Các sự kiện xảy ra với Thanh được miêu tả theo trật tự thời gian xuôi chảy theo diễn biến cuộc đời nhân vật.

1. Sự kiện đầu tiên với Thanh trong một buổi chiều đi tắm biển, đó có lẽ là buổi chiều định mệnh trong cuộc đời Thanh. Thanh đã gặp Miên - một cô gái làm nghề tắm thuê trên bãi biển (vì mẹ già ốm yếu và đứa em bị nhiễm chất độc da cam mà cô phải làm cái nghề được coi là mạt hạng này). Cảm động trước tình cảnh của Miên, anh đã đem lịng u cơ và hẹn ngày trở lại với cô.

2. Khi Thanh trở về đứng trên bục giảng, trước những cặp mắt của học trò và những chuẩn mực kỷ cương, nhìn thấy mình như một tấm gương sáng, hơn một tháng sau hình ảnh của Miên đã phai mờ hết trong Thanh. Thanh lập gia đình và có một đứa con.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3. Năm năm trơi qua những hình ảnh về Miêm hầu như khơng cịn trong ký ức, bất ngờ Thanh lại được đi nghỉ mát đúng cái bãi biển mà mình đã gặp Miên. Thanh đau đớn xót xa khi được bà hàng nước cho biết Miên đã chết để bảo vệ nhân phẩm của mình và trong những giờ phút cuối trong trái tim cơ ln gìn giữ hình ảnh của Thanh. Bà cịn trao lại cho Thanh chiếc vỏ ốc mà cô gửi lại cho anh.

4. Trở về nhà, hàng đêm Thanh đưa chiếc vỏ ốc lên tai để lại được sống trong những ngày hạnh phúc trên bãi biển cùng Miên. Từ ngày có chiếc vỏ ốc Thanh cảm giác hạnh phúc như được nhân lên, anh hầu như đã quên đi cuộc sống hàng ngày để đêm đêm anh lại được sống trong một thế giới khác.

5. Thanh phải vào viện vì mắc chứng bệnh hoang tưởng. Sau một thời gian chạy chữa anh đã thoát ra được “căn bệnh hoang tưởng quái quỷ” để

giúp anh nhìn đời cho chuẩn mực, sáng rõ hơn. Vì khơng biết chuyện gì xảy ra từ cái vỏ ốc ấy nên vợ Thanh đổi chiếc vỏ ốc cho mấy bà đồng nát. Thế là tất cả những kỷ niệm bị xóa sạch.

Chỉ trong khoảng thời gian năm năm mà hàng loạt các sự kiện, biến cố đến với nhân vật Thanh. Giá như khơng có lần gặp Miên vào buổi chiều ấy có lẽ Thanh đã khơng phải ân hận gần như suốt cuộc đời.

Truyện ngắn Nỗi buồn hãy tan đi là cuộc đời đầy bất hạnh của chị

Thúy, tác giả miêu tả qua các sự kiện. Sự kiện đáng buồn xảy đến với chị bắt đầu từ việc vì muốn ngăn chặn những việc làm sai trái của một số người trong cơ quan, chị bị chúng hãm hại phải vào tù oan. Đau đớn hơn nữa, chồng và con bỏ chị để vào Nam sinh sống. Những sự kiện đó tác động mạnh đến mức chị đã bị mắc bệnh tâm thần. Sự kiện tiếp theo trong khu tập thể đó có bác sĩ Hiển bất chấp những lời dèm pha của dư luận và sự ghen tuông nhiều khi thái quá của người vợ, bác sĩ Hiển vẫn cố gắng tìm cách chữa bệnh cho Thúy. Hơn một năm trôi qua bác sĩ Hiển ngày càng gầy rộc người đi vì quá vất vả trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

công việc điều trị và căn bệnh của Thúy cũng có những dấu hiệu rất đáng mừng. Có lẽ căn bệnh tâm thần của chị Thúy sẽ thuyên giảm nếu như khơng có sự kiện đó xảy ra. Vào một buổi trưa vắng vẻ, khi mọi người đang yên giấc. Do chập dây điện nên dãy tập thể đã bị bùng cháy. Ngọn lửa bốc cao đến mức không ai dám lao vào cứu mấy đứa trẻ ở trong nhà. Trong cơn nguy kịch bỗng chị Thúy lao vụt vào căn nhà đang bốc lửa, mọi người xì xào “ôi!

Con Thúy rồ tự tự”. Nhưng trước con mắt kinh ngạc của mọi người, chị Thúy

hai tay vác hai đứa trẻ trong đám cháy chui ra. Sau đó chị lại lao vào định cứu tiếp một em bé nữa, bất ngờ một thanh xà trên cao rơi ngay vào người chị.

Bằng việc liệt kê hàng loạt sự kiện, biến cố xảy đến với chị Thúy, tác giả mở ra trước mắt người đọc về cuộc đời đầy bất hạnh, đau thương của chị. Qua đó, thấy được tấm lịng cảm thơng, nhân hậu của Hồ Thủy Giang đối với con người.

Như vậy, việc sử dụng thời gian sự kiện – thời gian của cuộc sống hiện tại Hồ Thủy Giang đã dựng lại những sự việc dung dị, đời thường gắn với những số phận, cuộc sống của con người một cách cụ thể hơn, chân thực hơn và gần gũi hơn. Nhờ sử dụng bình diện thời gian này, nhà văn có thể đào sâu vào sự ngổn ngang, bề bộn trong cuộc sống hiện tại của con người, cuộc đời. Do đó, quan niệm về hiện thực, con người của tác giả cũng được thể hiện rõ hơn.

Một phần của tài liệu đặc điểm truyện ngắn hồ thủy giang (Trang 60 - 63)