1. Giọng điệu nghệ thuật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang
1.2. Các kiểu giọng điệu nghệ thuật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang
Trước năm 1975, văn học Việt Nam một mặt phải đáp ứng những nhu cầu tất yếu của con người trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, mặt khác phải tiếp tục phục vụ cuộc đấu tranh giải phóng xã hội ở Miền Nam. Trong một thời kỳ lịch sử như vậy, giọng điệu trong văn học chủ yếu là giọng khẳng định, ngợi ca tinh thần lạc quan, tin tưởng.
Sau 1975, khi chiến tranh qua đi, nhịp sống đời thường trở lại với tất cả những biểu hiện phong phú, phức tạp của đời sống: cao thượng, thấp hèn, cao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cả, phàm tục, ích kỉ, vị tha, tốt, xấu... Văn chương từ chỗ “phản ánh hiện thực” đến chỗ “nghiền ngẫm hiện thực”, đi vào tìm hiểu “toàn bộ chiều sâu của tâm hồn con người”. Các nhà văn nhìn cuộc sống qua lăng kính đời tư thế sự, quan tâm đến con người cá nhân, chính vì vậy tạo nên nhiều sắc thái giọng điệu mới.
Ta bắt gặp giọng điệu trữ tình khắc khoải, thâm trầm, giọng điệu hài hước, suồng sã, thương cảm trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu thời kỳ đổi mới. Trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng ta gặp nhiều kiểu giọng điệu đó là: giọng điệu trữ tình thiết tha sâu lắng, giọng điệu triết lý suy tư, giọng điệu hài hước mỉa mai, giọng điệu xót xa thương cảm và giọng điệu suồng sã. Với điểm nhìn đa diện, đa chiều đã tạo nên giọng điệu cay độc, mạnh bạo, dữ dội, quyết liệt và giọng linh thiêng mang màu sắc kỳ ảo trong truyện ngắn của Võ Thị Hảo.
Nằm trong dòng chảy chung đó của văn học Việt Nam hiện đại, truyện ngắn Hồ Thủy Giang cũng có các kiểu giọng điệu như trên. Khi tìm hiểu, khảo sát và phân loại chúng tôi nhận thấy: Giọng điệu xót xa ngậm ngùi chiếm tỷ lệ lớn nhất 34% (25/74 truyện ngắn), giọng điệu chua chát, mỉa mai chiếm 13,5% (10/74 truyện ngắn), giọng điệu ngợi ca chiếm 23% (17/74 truyện ngắn), giọng điệu triết lý chiêm nghiệm là 28,3% (21/74 truyện ngắn).