Không gian phố phƣờng

Một phần của tài liệu đặc điểm truyện ngắn hồ thủy giang (Trang 50 - 54)

1. Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang Khái niệm không gian nghệ thuật

1.2.2. Không gian phố phƣờng

Nếu như không gian căn nhà, căn phòng với những địa điểm cụ thể, nhỏ hẹp, riêng tư của mỗi người, của gia đình, thì khơng gian phố phường là một không gian xã hội đa dạng, phức tạp. Khơng gian này chính là nguồn khai thác cuộc sống nhiều chiều, nhiều phương diện với đủ mọi tầng lớp trong xã hội.

Trong truyện ngắn Chú bé đi giày một chân, tác giả miêu tả “một góc cơng viên thành phố. Hầu như chiều nào cũng thấy chú lặng lẽ ngồi trên chiếc ghế đá sứt, cặp mắt nhiu nhíu dõi cái nhìn mờ mịt ra phía bờ sơng”[19,tr43]. Góc cơng viên này chính là nơi ngủ nghỉ của chú bé làm

nghề bới rác đã gần mười năm. Tại đây chú thường băn khoăn khơng biết mình có nên trở thành người lớn hay khơng vì “Người lớn mà cho nhau, giúp nhau một tí là phải tính tốn, cân nhắc thiệt hơn”[19,tr45]. Ý nghĩ đó

của cậu bé tưởng đơn giản nhưng lại hàm chứa những điều rất sâu xa. Như vậy không gian thành thị này, đã hé lộ một phần số phận của những cậu bé mà mọi người gọi là “dân bụi” ở chốn thị thành.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong một Ngõ nhỏ thành phố, chỉ vẻn vẹn dăm bảy nóc nhà thế

nhưng lại hội tụ đủ mọi tầng lớp, thành phần trong xã hội. Tác giả đã hướng điểm nhìn của mình đến từng nhà, từng số phận ở nơi đây, nhà văn phát hiện ra, ở cái ngõ này “nỗi khổ bao giờ cũng nhiều hơn niềm vui, nỗi bất hạnh

nhiều hơn hạnh phúc”. Người đầu tiên tác giả miêu tả là bà Bảy, làm công

việc dọn thùng vệ sinh. Nỗi khổ vì nghề nghiệp của bà ln hiện lên đầy đủ hình thù và đường nét của nó. “Những người lịch sự nhất khi có việc phải tiếp

xúc với và cũng né xa xa. Người ta luôn tưởng tượng ra những phân tử uế tạp li ti như cịn thấm trên quần áo, thậm chí trên da thịt bà. Cịn ở nhà ... con cái bà luôn giành lấy việc nấu nướng chứ bà mà động vào là đến bữa ăn thế nào chúng cũng khủng khỉnh”[19,tr125]. Thật bất hạnh cho bà Bảy thế mà trên

báo, đài lúc nào cũng ln nói rằng nghề nghiệp nào cũng vinh quang.

Người khổ thứ hai là anh Hoạch làm nghề ăn trộm. Có lẽ trong cái ngõ này anh là người khổ nhất vừa về thể xác vừa về tinh thần. “Hình như sống trong cộng đồng nhân loại đấy anh ln thấy mình khơng phải là người nữa rồi. Anh khơng dám nhìn thẳng vào ai bao giờ. Mắt anh cứ đáo điêng, nửa như gian hoạt, nửa như lẩn tránh... Vợ anh nhìn anh vừa cảm thơng, vừa đắng cay, khinh miệt. Con anh nhìn anh, thoắt cười khúc kha khúc khích rồi lại thoắt rơi nước mắt ngay được. Con cái chúng nó có thể tự hào vì bố chúng là ơng giám đốc, ơng giáo sư chứ chẳng có đứa nào tự hào vì bố là ông ăn trộm. Sống trong gia đình, anh Hoạch trở nên ít nói, ít cười”[19,tr.126].

Người khổ thứ ba là một cán bộ văn phòng, với nghề tay trái là viết văn. Tuy nhiên, việc viết văn khiến anh gặp phải ít nhiều phiền toái, anh bị kiện, thậm chí nhà anh cịn bị mất nước, khi xây dựng nhân vật ông giám đốc nhà máy nước trong truyện ngắn của mình. Có lẽ trong ngõ nhỏ này, người được xem khơng có điều bất hạnh gì là ơng Cảnh – Thủ trưởng một cơ quan cấp cao ở trung ương. “Cứ chiều thứ bảy là chiếc xe con bóng nhãy lại đưa ơng về nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

để nghỉ ngơi sau một tuần làm việc. Thứ hai, xe lại toe toe đón đi. Trơng ơng lúc nào cũng bệ vệ... Ơng đi đến đâu là người thưa gửi râm ran. Nhà cửa ông đàng hồng. Con cái ơng ăn học nên người”[19,tr.128]. Thế nhưng, ông Cảnh

cũng không tránh được nỗi buồn. Vợ mất đã lâu muốn xây dựng lại lần nữa để có người cùng bầu bạn lúc tuổi già nhưng khi muốn tìm hiểu ai thì họ lại coi ơng là “một ông thủ trưởng chứ không phải là một người đàn ông, nhất là một

người đàn ông đang cần lấy vợ”. Đã thế, sự kính trọng với ơng nhiều khi cũng

kèm theo là điều mất tự do. Ở đâu ơng cũng được hưởng sự kính trọng từ cơ quan đến hội nghị, đường phố, gia đình, q hương thậm chí ở cả nơi chơn rau cắt rốn. Nhưng, ơng sợ nhất là sự kính trọng của những người bạn cũ. Ngoài ra, ơng cịn phải chịu những sự kính trọng thái q, có khi cịn giả tạo của những kẻ cơ hội. Qua lời tâm sự “cuộc sống của những người bình thường thật mn

vàn màu sắc, mùi vị. Nhưng tơi chỉ có quyền thèm thuồng chứ đâu được hưởng... Chú bảo, thế thì sung sướng cái nỗi gì?”[19,tr.131] ta thấy thật ngậm

ngùi cho ông. Chỉ với dăm bảy nóc nhà trong khơng gian thành thị, Hồ Thủy Giang giúp người đọc thấy được những cảnh đời, cuộc sống, công việc của con người thành phố nhiều khi chúng ta ngỡ tưởng, người thành phố họ đâu biết đến nỗi buồn mà chỉ có niềm vui.

Viết về khơng gian phố phường, Hồ Thủy Giang còn miêu tả khu tập thể, cơ quan làm việc để thấy được mối quan hệ, cách đối xử giữa con người với con người trong xã hội.

Truyện ngắn Nỗi buồn hãy tan đi là một không gian của dãy tập thể. Ở khơng gian đơng đúc, phức tạp đó, có chị Thúy bị mắc bệnh tâm thần, nhưng phải lặng lẽ sống một mình vì chồng và con đã bỏ đi. Trong khu tập thể, chỉ có một mình bác sĩ Hiển hàng ngày, vẫn tận tụy chữa bệnh cho chị. Tất cả mọi người trong khu tập thể coi chị là “một con điên”, thậm chí khi chị Thúy cứu mấy đứa trẻ trong đám cháy mà bị ngã gần chết trong đó, mọi người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong dãy tập thể vây quanh chị đến nghẹt thở, họ “khoa chân múa tay”, tán đủ thứ chuyện, nhưng không ai lo đến việc đưa chị đi cấp cứu vì họ cho rằng đó là “một con điên” chứ đâu phải là “một con người”. Đáng buồn thay, nếu như những người trong dãy tập thể kia ai cũng nhìn chị Thúy bằng ánh mắt thơng cảm, yêu thương như bác sĩ Hiển, thì có thể bệnh của chị sẽ thuyên giảm. Nếu như họ kịp thời đưa chị đi cấp cứu, thì có lẽ khơng dẫn đến cái chết thương tâm của chị. Thái độ của con người trong dãy tập thể này, làm ta liên tưởng tới truyện ngắn Đứa ăn cắp của Nguyễn Minh Châu. Tại một khu tập thể bốn tầng của những người đàn bà hay đưa chuyện, chỉ vì nghi Thoan ăn cắp tấm vải, mà họ đã kiên quyết đuổi chị đi trong khi sắp đến ngày sinh nở. Và bây giờ khi nghe tin Thoan chết vì bị băng huyết trên đường về quê, thì những người phụ nữ trong khu tập thể ấy lại bộc lộ tình cảm thương tiếc, xót xa của mình đến tột cùng.

Viết về khơng gian này, Hồ Thủy Giang và Nguyễn Minh Châu tuy có cách xây dựng tình huống truyện khác nhau, nhưng hai nhà văn đều có lên án thái độ dửng dưng vơ cảm trước nỗi đau của người khác, thậm chí có lúc vơ tư đến tàn nhẫn.

So với khơng gian căn nhà, căn phịng, khơng gian thành thị chiếm tỉ lệ ít hơn 20,2% (15/74 truyện ngắn). Qua việc xây dựng không gian phố phường của Hồ Thủy Giang, chúng tôi nhận thấy. Con người trong đời sống đô thị cũng là đối tượng thẩm mĩ được nhà văn u thích, gắn bó, am hiểu sâu sắc nhất. Từ những cảnh đời, số phận của cư dân đô thị, nhà văn rút ra những triết lý nhân sinh giản dị mà rất sâu sắc. Đó là nỗi buồn bao giờ cũng lớn hơn niềm vui, qua những thử thách, gian khổ con người bao giờ cũng phải tự trưởng thành nhờ cuộc đời dạy bảo hoặc bừng sáng về nhận thức. Viết về không gian phố phường, Hồ Thủy Giang phát hiện ra những vấn đề nhân sinh bức xúc về mối quan hệ giữa con người với con người trong đời sống đơ thị hơm nay. Từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những câu chuyện giản dị, nhỏ bé của mình, nhà văn mong muốn mọi người trong cuộc sống bộn bề, sôi động này, hãy lắng lại chút ít để quan tâm tới nhau, cùng nhau chia sẻ nỗi đau, nỗi buồn, những bất hạnh của cuộc sống.

Một phần của tài liệu đặc điểm truyện ngắn hồ thủy giang (Trang 50 - 54)