1. Giọng điệu nghệ thuật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang
1.2.3. Giọng điệu ngợi ca
Đọc truyện ngắn của Hồ Thủy Giang, chúng tơi nhận thấy khơng chỉ có giọng điệu ngậm ngùi thương cảm cho số phận của con người bất hạnh, cô đơn hay giọng điệu mỉa mai, chua chát về những hiện tượng xấu xa của xã hội và con người. Trong truyện ngắn, Hồ Thủy Giang còn sử dụng giọng điệu ngợi ca con người với những phẩm chất tốt đẹp. Giọng điệu này biểu hiện tinh thần lạc quan của nhà văn trước cuộc sống.
Trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, ta thấy nhà văn cố gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn con người. Mảnh trăng cuối rừng là
một bài ca đẹp về cuộc sống, tình yêu trong những năm tháng chống Mỹ.
Khách ở quê ra là lời ca ngợi một người nông dân tưởng chừng khô khan,
cứng nhắc nhưng bên trong là cả một tấm lòng độ lượng, bao dung. Chiếc thuyền ngoài xa ca ngợi đức hy sinh của người phụ nữ làm nghề chài lưới.
Với Ma Văn Kháng, giọng điệu ngợi ca lại có một bản sắc riêng. Nhà văn ln ngợi ca những người biết hành động để cải biến thực tại như Kiểm
(Kiểm – chú bé con người), vợ Luyến (Mất điện), bà Sẹc (Miền an lạc vĩnh hằng), người phụ nữ (Nợ đời). Đó là những người gặp biết bao tai ương trong
cuộc sống, nhưng họ khơng đầu hàng trước số phận, mà ln tìm giải pháp mới để thay đổi hồn cảnh, số phận của mình.
Giọng điệu ngợi ca cũng được sử dụng khá nhiều trong các truyện ngắn Hồ Thủy Giang. Nhà văn ca ngợi những con người bình thường nhưng có tấm lòng nhân hậu, yêu thương, giàu lòng vị tha. Trong Điện hoa, anh nhân viên bưu điện vì biết được cảnh ngộ và bệnh tật của Phương Lan, nên thường gửi cho cô những lãng hoa để tránh được lời đàm tiếu, cái nhìn “tọc mạch” về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
viên bưu điện gửi tặng thật đẹp, “hương thơm dìu dịu lan tỏa khắp căn phòng
như thầm mách bảo về một tấm lòng chân thật, đầy chất thơ của một con người vơ hình nào đó. Những lãng hoa khơng những có thể giúp cơ rũ sạch được nỗi ưu phiền bởi thói thêu dệt xấu xa của người đời mà còn làm cho trái tim vốn đau yếu của cô trở nên nhẹ nhõm”[20,tr.10]. Phải là một con người có trái tim
nhân hậu, cao thượng mới có được hành động đẹp đẽ và thầm kín ấy.
Truyện ngắn Thông reo, tác giả ngợi ca một ông trạm trưởng trạm
kiểm lâm đứng đắn, tận tụy trong công việc. “Đối với anh em trong trạm, ông
là niềm kính trọng và nể sợ. Còn đối với bọn làm ăn phi pháp, ông là nỗi khiếp đảm... Dù gỗ quý có được vùi trong than, trong sắn, trong khoai sọ thì cũng bị trạm ông khui ra hết. Hai mươi năm làm trạm trưởng có lẽ ơng đã thu lại cho đất nước hàng vạn khối gỗ, ngăn chặn nạn phá rừng một cách đáng kể”[19,tr248]. Khơng chỉ có vậy, ơng cịn dám chống lại cả việc lấy gỗ sai
quy định của phó chủ tịch huyện – là thượng cấp, là người có trách nhiệm xã hội còn lớn hơn chức “trạm trưởng quèn” của ông. Lý sự của ông trạm
trưởng thật đơn giản: “khơng có ai có thể lớn hơn luật pháp”. Ông cho rằng làm như vậy, “nhân dân sẽ tin tưởng vào sự nghiêm minh của luật pháp, chứ
không phải như người ta vẫn nghĩ: Luật pháp chỉ để áp dụng cho dân”[tr.251]. Qua những hành động này của ông ta thấy ông là người thật bản
lĩnh nhờ lấy luật pháp làm căn cốt cho mình, một con người ln hết mình vì màu xanh của đất nước.
Ta còn gặp giọng điệu ngợi ca trong nhiều truyện ngắn khác. Đó là họa sĩ Thi An trong Tấm bia mộ khác đời, tác giả sử dụng yếu tố kỳ ảo để thấy được tấm lịng xót xa, cảm thương của họa sĩ Thi An đối với một linh hồn đã chết. Thầy giáo Thanh trong truyện ngắn Lúc ấy biển hồng hơn, đã vượt
qua những định kiến của người đời để yêu một cô gái làm nghề tắm thuê. Vốn là một thầy giáo luôn đặt chuẩn mực đạo đức lên hàng đầu, thế mà lúc này khi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thanh “ngồi cạnh một cô gái tắm thuê sao trái tim tôi thổn thức đến thế. Cái
thổn thức của một tình yêu nhẹ nhẹ len vào... Giờ đây trước mắt tơi chỉ có hình ảnh nàng với gương mặt âm u, đầy nước mắt, một người con gái đáng được cảm thông, nâng đỡ”[,tr.64]. Nếu khơng có tấm lịng thương người, biết
cảm thơng chia sẻ với những cảnh ngộ bất hạnh thì khó có được tâm trạng thổn thức như vậy.
Giọng điệu ngợi ca được nhà văn dành nhiều cho những người phụ nữ, về sự chung thủy, đức hy sinh, vị tha của họ. Đó là nhân vật Phương trong
Con tàu đến muộn, tuy bị chồng ghen đến mức phải chia tay nhau nhưng
Phương vẫn ở vậy nuôi con hơn mười năm. Tuy nhiều người muốn lập gia đình với Phương nhưng trong đáy lịng Phương luôn hướng tới người chồng cũ mà thôi. Hay người mẹ trong truyện ngắn Cây trứng gà bất tử, chồng mất khi sinh con đứa con đầu tiên mới hơn một tuổi nhưng người mẹ trẻ này không đi bước nữa, thậm chí bà cịn ni thêm một đứa trẻ bị bố mẹ bỏ rơi ở nhà hộ sinh. Đó là lịng thủy chung của cơ nhân viên bưu điện, tuy người mà cô yêu ra mặt trận chưa một lời ước hẹn với cô, nhưng cô vẫn hy vọng và chờ đợi anh. Thế rồi sự chờ đợi đã chiến thắng, truyện ngắn đầu tay mà anh được đăng dành tặng cho cơ, chính là câu ngỏ lời đầy ý nghĩa nhất.
Hồ Thủy Giang còn ca ngợi những số phận bất hạnh, những con người rơi vào những hoàn cảnh éo le, nhưng tự vượt lên hồn cảnh để sống có ý nghĩa. Đó là anh Vênh trong truyện Cỏ biếc đồng quê, Anh Vênh có một
ngoại hình xấu xí. Đã thế bố lại mất sớm, mẹ thì già yếu bệnh tật nên mọi công việc đều dồn lên vai vẹo vọ của anh. Chính lẽ đó mà đã bước sang tuổi ba mươi hai, anh vẫn chưa một mảnh tình nào. Nhưng cũng có thể, đó chính là thử thách đòi hỏi con người phải tự vượt lên để sống. Nhiều khi, anh cảm thấy tủi cho phận của mình. Nhưng mà anh khơng tủi mãi. Anh vạch cho mình một con đường. Anh cất công đến nhiều vùng quê, học các kinh nghiệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tiên tiến từ đó áp dụng vào địa phương mình. Chỉ một thời gian mà nhà anh trở nên khá giả nhất làng. Những người dân làng, trước kia xem thường anh thường gọi anh là, “Vênh gù, Vênh còng, Vênh khoèo” nay đến nhờ anh
hướng dẫn cách làm ăn, anh đều hướng dẫn họ một cách vui vẻ, tỉ mỉ. “Hình
ảnh chú Vênh với chiếc mũ lá đội nắng, đội mưa cần mẫn trên cánh đồng đã trở thành một hình ảnh quen thuộc và thân thương đối với bà con làng Nga Mi. Trước mắt người dân quanh vùng, anh Vênh đã gần giống như một anh hùng rồi. Nụ cười anh Vênh cũng đã tươi hơn trước”[19,tr.318]. Qua câu
chuyện nhỏ bé và giản dị đó, nhà văn như muốn nhắn nhủ tới những người có số phận bất hạnh như anh Vênh, hãy cố gắng vượt qua và chiến thắng hồn cảnh đó mới là điều đáng khâm phục.
Qua việc thể hiện giọng điệu ngợi ca trong các tác phẩm, ta thấy Hồ Thủy Giang là nhà văn có niềm tin sâu sắc vào bản chất tốt đẹp của con người. Đó chính là niềm tin thể hiện tinh thần lạc quan và ý nghĩa nhân văn sâu sắc của tác giả.