1. Giọng điệu nghệ thuật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang
1.2.1. Giọng điệu cảm thƣơng xót xa ngậm ngù
Truyện ngắn Hồ Thủy Giang có giọng điệu xót xa ngậm ngùi, điều này nó thể hiện trước tiên ở sự cảm thơng với những con người cơ đơn, có số phận bất hạnh hoặc không may mắn.
Trong truyện ngắn Bông hoa cô đơn, là sự ngậm ngùi của tác giả và
của người đọc về câu chuyện tình của vị chủ tịch tỉnh với cơ thư ký xinh đẹp. Hai con người cô đơn này, đáng lẽ đã là chỗ dựa vững chắc cho nhau trong công việc và trong cuộc sống. Nhưng chỉ vì nhường chỗ cho con người của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
công việc, con người chức năng mà anh để tuột khỏi tay hạnh phúc của mình. Đến khi cơ ra đi mãi mãi, “vĩnh biệt những gì cơ hàng ấp ủ, chờ mong”. Lúc đó, anh mới nhận ra, “mất cơ là anh mất đi một thứ quý giá nhất của cuộc
đời, khơng có gì thay thế được... Chao ơi! Tất cả đâu rồi? Chỉ cịn mình anh với căn phịng trống trải cơ đơn”.
Những người có số phận bất hạnh cũng được Hồ Thủy Giang đặc biệt quan tâm. Đó là cơ Đào trong Thiên truyện cổ, cơ ba lần lấy chồng thì cả ba lần những người chồng xấu số ấy, lại chết trên chính chiếc giường tre nghèo nàn của cô. Những “huyền thoại” về cô bắt đầu nảy nở. Dân làng đã xua đuổi cô đến mức cô phải vào khu rừng Hom Giỏ sống một mình thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhìn hình ảnh tiều tụy đáng thương của cơ Đào nhà văn thốt lên xót xa. “Mấy chục năm qua, người đời nguyền rủa cô là yêu tinh, ma
quái nhưng cho đến tận bây giờ đã có kẻ nào nhìn thấy cơ ăn thịt ai. Đúng hơn, thì chính lồi người đã ăn thịt cơ bằng những lời nói và cử chỉ nanh độc, phũ phàng, để đến nỗi cô vào con đường cùng thế này”[19,tr.79-80].
Tác giả dành tình cảm yêu thương của mình đối với chú bé làm nghề nhặt rác. Bố mẹ chú bỏ nhau, vì khơng chung sống được với bố dượng, mà chú bé phải bỏ nhà để kiếm sống khi mới lên 8 tuổi. Tuổi thơ của chú là những ngày sống trên bãi rác, đổi mồ hôi và máu để kiếm ăn. Lời kể hồn nhiên của chú bé về người bạn cùng cảnh ngộ của mình, người đọc vừa khâm phục vừa cảm thấy đáng thương cho cảnh ngộ của chú bé. “Đúng là cả cơ nghiệp của nó chỉ có đơi giày là lớn. Tháng trước trời rét căm căm chúng cháu ra bãi rác làm việc. Thấy cháu đi đất, nó liền cởi ln cho cháu một chiếc, và bảo: Mỗi đứa ấm một chân, còn hơn một đứa rét cả hai chân”[19,tr.45]. Những nỗi vất vả trong nghề nhặt rác in hằn trên cơ thể cậu, “hai cẳng chân khẳng khiu, chằng chịt những vết xước bầm tím”, “gương mặt hốc hác, tiều tụy như người dưới âm phủ”. Người đọc càng xót xa hơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
khi cậu bé vì cứu một bé gái bị trượt chân ngã từ đập tràn xuống sông mà bị dịng sơng dìm xuống đáy, cậu bé đó chết mà vẫn chưa thực hiện được mong muốn của mình, là mua đơi giày mới, để chia cho người bạn đã cho mình một chiếc giày trong những ngày đông giá rét (Chú bé đi giày một chân).
Trong truyện ngắn Nỗi buồn hãy tan đi là nỗi xót thương cho số phận của chị Thúy, một người đàn bà điềm đạm, tốt bụng không may mắc bệnh tâm thần. Lúc điên chị không đánh đập ai, cũng không phá phách mà chỉ thỉnh thoảng cười ré lên, hoặc hát ầm ĩ, hay ơm mặt khóc nức nở. Trong dãy tập thể chỉ có bác sĩ Hiển và một nhà giáo thông cảm, chia sẻ với chị. Mọi người nhìn chị với ánh mắt dửng dưng, vơ cảm thậm chí “mỗi lần Thúy ra phố, trẻ con
vẫn kéo đàn kéo lũ đằng sau để trêu cợt. Mấy cái miệng ác độc ở cùng khu tập thể vẫn coi chị là con Thúy rồ”. Hàng xóm đã vậy, những người thân yêu
nhất cũng bỏ chị mà đi, để chị lặng lẽ sống trong một thế giới của riêng mình. Người đọc càng xót xa hơn, khi thấy chị lao vào đám cháy cứu mấy đứa trẻ con thì mọi người lại cho rằng, “Ôi! Con Thúy rồ tự tử”, biết chị bị thương
nhưng họ lại vây quanh chị đến nghẹt thở, “người thì thương cho số phận con
điên, kẻ thì tán đủ thứ chuyện. Ít ai lo cho việc cấp cứu người bị nạn, vì đó chỉ là con điên chứ đâu phải là một con người”[19,tr.231]. Thật đau xót biết
chừng nào, khi chuẩn bị bước vào cõi chết thì chính là lúc căn bệnh tâm thần của chị có dấu hiệu thuyên giảm. Cuộc đời của chị mở ra rồi đóng sập lại,
“tận sâu thẳm trịng mắt kia có vầng mặt trời đang mọc – nhưng ác thay – đó chỉ là những tia nắng yếu ớt cuối cùng đang chìm dần trong vĩnh viễn. Đơi môi khô héo của Thúy mở một nụ cười mệt mỏi và hàng mi từ từ khép lại”.
Truyện ngắn Hồ Thủy Giang ln có một nỗi buồn man mác, len lỏi vào lịng người. Đó là cái buồn ngậm ngùi, chua xót trước thực tế con người thay đổi quá nhanh chóng và đang đánh mất đi bản chất tốt đẹp mà không nhận ra. Trong truyện ngắn Cỏ dại, Vĩnh một con người có thể coi là mẫu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mực trong những năm tháng chiến tranh vậy mà bây giờ “mảnh đất của tâm
hồn phì nhiêu tươi tốt nay đang biến thành vùng cỏ dại mà đã mấy ai cảm thấy xót xa”[19,tr.152]. Tác giả xót xa cho Vĩnh và cũng là xót xa cho một số
người trong xã hội hiện đại, vì quyền lực, tiền tài, danh vọng mà chúng ta đã làm mất đi, thậm chí bán đi những “nhân cách” tốt đẹp vốn có của mình.
Trong Những hàng ghế trống là nỗi ngậm ngùi của tác giả đối với nhân vật Thế Minh. Chỉ vì giỏi hơn bạn mà Thế Minh luôn bị bạn giành mất những cơ hội của cuộc đời, khi phải đối mặt với những hàng ghế trống, Thế Minh nhận ra. “Cách đây ba mươi năm, anh cũng đã từng phải đứng trước
những hàng ghế trống như thế này, và anh đã khóc bằng những giọt nước mắt học trị. Bây giờ, anh cũng muốn khóc. Có điều, anh khơng cịn nước mắt để khóc nữa. Trước mắt anh đâu chỉ là những hàng ghế trống mà cịn có một khoảng trống khơng gì bù đắp nổi”[19,tr.295].
Cịn gì đau đớn, xót xa hơn khi trong cuộc đời đến lúc chết mà khơng có ai thân thích bên cạnh khơng một tiếng khóc, khơng một lời khóc thương mà chỉ có một con chó. Đó là con vật khơng có ngơn ngữ những lại nói hộ cho những người thân của nhà đạo diễn bi kịch. Dũng cảm hơn con vật còn lao xuống nước theo chủ. Khơng biết nó có biết rằng, mình khơng thể cứu được ơng chủ như con chó Bấc hay khơng? Nhưng có một điều nó biết rất rõ, dù khơng thể cứu được chủ thì nó vẫn có thể theo chủ đến bất cứ nơi đâu. Và con Lu Lu đã trở thành “nhịp cầu để con người quay trở về với cuộc sống” – điều mà con người chưa thể làm được (Mặt hồ trong lẻo).
Là một nhà văn nhưng cũng là một thầy giáo, nên trong một số truyện ngắn, Hồ Thủy Giang viết về những em học sinh với những bi kịch đáng buồn, về nỗi dằn vặt ân hận của người thầy giáo. Đó là cơ học sinh Mơ trong truyện ngắn Học trị cũ. Một cơ học sinh khá dễ thương nhưng từ nhỏ đã gặp bất hạnh, mẹ mất sớm, ở với mẹ kế vài năm sau bố cũng mất. Mơ phải bỏ học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
để phục dịch việc chợ búa. Vậy mà ba mươi năm sau, người thầy giáo cũ gặp lại cơ trong hình dáng của một phạm nhân. Lời người thầy giáo hay cũng là lời tác giả thốt lên ngậm ngùi. “Chả lẽ cuộc sống lại có những bước ngoặt khủng khiếp đến thế hay sao? Khoảng cách từ một cơ học sinh lầm lì, ít nói đến một cô gái làm tiền hoặc một tên trộm cắp chuyên nghiệp là bao nhiêu? Liệu có thước đo nào đo được? Và người thầy giáo phải chịu bao nhiêu phần trăm trách nhiệm về cái khoảng cách đáng sợ ấy”[19,tr.279].
Nhân vật Luyến trong Quyển học bạ, cũng bị rơi vào hoàn cảnh đáng thương tâm. Là một học sinh ngoan, học giỏi chỉ vì mẹ mắc bệnh phải mổ gấp nhà đã hết tiền nên Luyến đã liều lấy trộm tiền của bạn để cứu mẹ. Sự việc vỡ lở Xuyến bị nhà trường tước quyền thi tốt nghiệp, những lời phán quyết quá khắc nghiệt của thầy hiệu trưởng trong quyển học bạ đẩy Xuyến đến hàng loạt những bi kịch. Cô bỏ học, bỏ nhà ra đi rồi trở về nhà khi đã ba mươi tuổi với một căn bệnh thế kỷ ở giai đoạn cuối. Những lời tâm sự của Luyến với cha trong những ngày cuối đời nghe thật xót xa thương cảm “Thực lịng con cũng
khơng muốn trở về nhà để làm khổ thầy. Nhưng con nghĩ về đây con còn được nằm gần u, gần thầy. Chứ chết ở nơi tha phương con sợ lắm”[21,tr.88].
Nhà văn cịn xót xa cho thân phận của nhà văn, nhà thơ luôn bị khinh thường trước những kẻ nhiều tiền, quyền thế. Trong Sâu kèn, tác giả kể về
một cây bút trẻ ở địa phương luôn khao khát được in thơ trên tờ “sáng tác”. Anh đánh bạo rủ một người bạn cùng về Hà Nội để nộp bản thảo. Nhưng thật không ngờ, những bản thảo của anh lại trở thành ba cái sâu kèn cháy lem nhem, nằm châu đầu trên mặt bàn của vị biên tập có sở thích hút thuốc theo kiểu quấn thuốc lào.
Để có được mấy đồng bồi dưỡng cho vợ vừa mổ dạ dày mà Thục Linh một nhà văn có tiếng tăm, vốn “coi đồng tiền như cỏ rác”, phải nhịn nhục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thủy Giang miêu tả tỉ mỉ cuộc đối thoại giữa hai nhân vật này, để thấy được cảnh ngộ mà nhà văn Thục Linh gặp phải.
“Tổng giám đốc hất hàm:
- Ngồi đi!
Y thấy cổ họng nghèn nghẹn. Giá như khơng đang rơi vào hồn cảnh nước sơi lửa bỏng như hiện giờ thì trước thái độ trịnh thượng của lão tổng giám đốc, y đã phủi quần ra về khơng thèm nói một câu.
Tổng giám đốc cười nhả nhớt:
- Hai ông cứ thoải mái cho. Mà tơi cũng chẳng lạ gì tửu lượng của mấy ơng văn sĩ. Rượu cuốc lủi mà có ơng cịn tu cả lít.
Lão tổng giám đốc bật cười hô hố:
- Ơ...hơ... hơ... tơi hỏi sao ơng không trả lời, đầu lại cứ gật gật như giã gạo thế? Người ta nói quả khơng sai, nhà văn các ơng chỉ biết gật chứ không biết lắc bao giờ.
Mặt y nhợt đi. Nhục! Nhục quá! Y bặm mơi... Đúng cái lúc có ý định tung ra quả đấm ... vào mũi lão tổng giám đốc xấc xược thì gương mặt xanh xao vàng võ của vợ y chợt hiện ra... Và, y đã bất ngờ hạ cơn sốt”. Nhà văn
Thục Linh phải là người yêu, thương vợ lắm mới có thể chịu đựng được những lời nói khinh người, ngạo mạn này của ông tổng giám đốc.
Như vậy, với giọng điệu xót xa, ngậm ngùi, Hồ Thủy Giang có điều kiện đi sâu vào từng cảnh đời khác nhau trong cuộc sống. Qua giọng điệu này, thấy được tấm lịng cảm thơng, nhân hậu của nhà văn đối với những mảnh đời éo le, bất hạnh. Tác giả như muốn nhắn nhủ tới chúng ta, con người dù trong hoàn cảnh nào cũng cần được quan tâm, sẻ chia tự đáy lịng. Chính điều này, giúp cho Hồ Thủy Giang trở thành một cây bút văn xuôi xuất sắc của Thái Nguyên, những tác phẩm của ông luôn được bạn đọc cảm phục và mến mộ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn