Khái niệm giọng điệu nghệ thuật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang

Một phần của tài liệu đặc điểm truyện ngắn hồ thủy giang (Trang 75 - 76)

1. Giọng điệu nghệ thuật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang

1.1. Khái niệm giọng điệu nghệ thuật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập

trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân, sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm”[24,tr.112].

Trong bài nghiên cứu Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại Lê Huy Bắc cho rằng: “Giọng điệu là âm thanh được xét ở góc độ tâm lý, biểu hiện các thái độ: buồn, vui, giận, hờ hững...” để phân biệt với “giọng: là âm thanh được xét ở góc độ vật lý như cường độ, trường độ, cách phối âm, âm lượng”[4]. Ở đây, tác giả phân biệt giọng điệu vốn có ở mỗi con người với giọng

điệu văn chương. Như vậy, có thể khẳng định rằng giọng điệu trong văn chương là sự thể hiện thái độ, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ, sở trường, ngôn ngữ của tác giả, nó gắn chặt với đối tượng giao tiếp và cách tổ chức lời lẽ diễn đạt.

Trong tác phẩm tự sự, giọng điệu trần thuật có vị trí quan trọng.

“Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ, tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả, có vai trị rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc”[24,tr.91]. Giọng điệu là phương tiện để

người kể chuyện đi sâu phản ánh bức tranh hiện thực đời sống của con người. Ngoài ra, giọng điệu cịn mang đậm cá tính sáng tạo của tác giả. Vì vậy, mỗi nhà văn ln nói bằng giọng điệu riêng của mình. Tìm được giọng điệu phù hợp sẽ giúp cho nhà văn kể chuyện hấp dẫn hơn, thể hiện sâu sắc hơn tư

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tưởng tác phẩm. Trong những trường hợp như vậy, giọng điệu trở thành chìa khóa để mở tác phẩm. Giọng điệu thể hiện tiếng nói từ trái tim tác giả. Đó là một phương diện cơ bản, cấu thành hình thức nghệ thuật của tác phẩm tự sự, cũng là thước đo không thể thiếu nhằm xác định tài năng và phong cách độc đáo của người nghệ sỹ.

Vì vậy, giọng điệu là một phương diện tạo nên phong cách nghệ thuật của nhà văn và tạo âm hưởng cho tác phẩm. Nhà văn Tskhôp nhận định: “Nếu

tác giả nào đó khơng có lối nói riêng của mình thì người đó khơng bao giờ là nhà văn cả”. Và nếu khơng có giọng điệu, tác phẩm chỉ là sự ghi chép đơn

thuần, dàn trải của nhà văn về cuộc sống mà thôi.

Qua tìm hiểu những quan niệm về giọng điệu trần thuật của các nhà nghiên cứu văn học, chúng tơi nhận thấy rằng: Giọng điệu chính là thái độ, là tình cảm của nhà văn đối với sự vật, hiện tượng miêu tả trong tác phẩm mà người đọc có thể cảm nhận được qua sắc thái biểu cảm của lời văn. Cùng với các yếu tố khác, giọng điệu tạo nên giá trị bền vững cho tác tác phẩm, trở thành một biểu hiện cốt yếu của phong cách tác giả. Đây không chỉ là yêu cầu của sáng tạo nghệ thuật đối với nhà văn, mà còn là yêu cầu của công chúng đối với tác phẩm văn chương. Do vậy, giọng điệu trần thuật là chất keo vơ hình tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa nhà văn, tác phẩm và độc giả.

Một phần của tài liệu đặc điểm truyện ngắn hồ thủy giang (Trang 75 - 76)