Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang 1 Ngôn ngữ đời thƣờng giản dị, mang tính khẩu ngữ

Một phần của tài liệu đặc điểm truyện ngắn hồ thủy giang (Trang 95 - 98)

2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang 1 Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật

2.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang 1 Ngôn ngữ đời thƣờng giản dị, mang tính khẩu ngữ

2.2.1. Ngơn ngữ đời thƣờng giản dị, mang tính khẩu ngữ

Trong văn xuôi thời kỳ đổi mới với thể tài thế sự - đời tƣ, nên ngôn

ngữ hàng ngày chiếm ưu thế hơn cả. Các nhà văn Tơ Hồi, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng... đã đem ngơn ngữ nói nhất là việc sử dụng các thành ngữ, tục ngữ cả khẩu ngữ trong sinh hoạt hàng ngày để hòa trộn vào ngơn ngữ viết. Chính sự kết hợp này đã tạo cho ngơn ngữ văn xuôi ánh lên vẻ đẹp của cuộc sống đời thường.

Ngôn ngữ trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang hiện lên trang giấy gần gũi, giản dị như những lời ăn tiếng nói trong cuộc sống hàng ngày. Phong cách khẩu ngữ được nhà văn sử dụng rộng rãi, trong ngôn ngữ người kể chuyện và

ngôn ngữ nhân vật. Ngôn ngữ này thường đi kết hợp với giọng chua chát, mỉa

mai, có thể thấy trong những truyện ngắn Chú bé đi giày một chân, Phiên tịa,

Tình phụ tử, Mây gió ngẩn ngơ, Đối thủ, Bản quyền, Đối sách...

Đây là giọng của một chú bé nhặt rác: “Đời khốn nạn thế đấy chú ạ!”,

“Lạy giời, từ ngày thành phố có cái gọi là... là... à gọi là nền kinh tế thị trường, các loại vỏ hộp, vỏ chai thải ra nhiều lắm, chúng cháu kiếm ăn cũng khá hơn. Chứ như ngót chục năm về trước thì chỉ bới ra bới ra bùn thơi chú ạ. Đói dài mồm!”. Và “Cháu thấy đài báo vẫn nói hàng năm có hàng chục,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hàng trăm người bị chết vì nạn lũ lụt. Thế thì cái sự dự báo dự biếc của chú có ích qi gì?...

- Chú bực cháu lắm hả? Xin lỗi chú. Cái tính của cháu nó ngang cành bứa thế”[19,tr.48]. Hồ Thủy Giang miêu tả chính xác ngơn ngữ của những

chú bé mà báo mà mọi người vẫn gọi là “dân bụi”, những câu nói mang đầy tính khẩu ngữ trong sinh hoạt hàng ngày.

Trong Phiên tòa qua ngôn ngữ của người vợ mà chúng ta thấy hiện lên một người phụ nữ ghê ghớm, đanh đá.

“- Lão ta là một kẻ nát rượu. Một ngày lão tọng vào họng hai chai sáu nhăm vẫn cịn chưa đủ....Đêm hơm ấy, tơi khơng mở của chính là để giáo dục lão ta chừa thói rượu chè. Chồng tôi là một thằng bợm rượu, là thằng vơ tích sự, bám váy vợ thật đấy nhưng cướp chồng tôi là tôi cho vào tù...

- Con khốn nạn! Đồ gái đĩ già mồm! Bà thì bà gang họng mày ra bây giờ”[19,tr.200].

Còn đây là ngôn ngữ mỉa mai của một bà mẹ kế với cô con gái của chồng. “Bà những tưởng cùng lắm thì cơ con chồng, lúc quẫn, cũng chỉ có thể dẫn về một thằng già tóc hoa dâm, cưới quách cho xong chuyện. Cốt để chiếm lấy ngơi nhà. Nếu như thế thì tuy ngơi nhà tuột khỏi tay bà nhưng lòng bà cũng thỏa mãn, vì đã dìm được đời nó xuống bùn đen, cho nó bớt vênh cái mặt khỉ lên”[19,tr.302].

Đối với những người tha hóa về đạo đức hay những người vô học, nhà văn thường xây dựng họ gắn với những khẩu ngữ để thấy được phần nào bản tính trong con người họ. Đây là đoạn đối thoại giữa nhà thơ Thục Phi với cánh làm ăn để thấy được cái giọng “khê khê, tinh tướng”.

“ - Khơng nói phét! Thơ tao hay nhất tỉnh này! Thơ tao đứng cạnh chúng nó có khác nào lồi cơng đứng bên lũ gà nhép. Vì thế, chúng nó khơng chịu nổi,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chúng nó xúm vào mổ tao. Nhưng mà thơi! Thơ phú làm cái mẹ gì. Nghèo kiết xác. Tụi mày cứ yên tâm đi, sẽ có anh đây ở bên cạnh sẵn sàng trợ thủ.

- Hoan hô! Hoan hô ông anh! Uống! Uống! Dô! Dô! Đại ca Thục Phi vạn tuế, vạn vạn tuế”[19,tr.347].

Ngôn ngữ khinh người của những kẻ lắm tiền, nhiều của, quyền thế cũng được tác giả miêu tả. Đây là ngôn ngữ của một ông giám đốc đối với một con chó mà ơng coi như đối thủ của mình “ Thằng khốn nạn! Ơng nghiến

hai hàm răng kèn kẹt...Trời ơi! Tiếng tru! Tiếng tru khốn kiếp! câm mõm lại ngay! Mất trật tự trị an quá. Định không cho ai ngủ nữa hay sao!”[19,tr.378]

Hay lời của ông giám đốc hợm hĩnh, khinh người khi thuê người đến viết bút ký cho công ty.

“Tổng giám đốc chóp chép miệng như đang nhai dở chiếc kẹo cao su: - Các ông bỏ qua cho chứ tôi lạ quái gì cánh văn chương các ông. Người ta bảo ra ngõ gặp nhà thơ, quả là đúng. Có ơng ở phố tơi, hồi trẻ làm nghề mổ lợn ba toa thế mà năm ngoái nghe đâu cũng là tác giả của mấy tập thơ tình. Chắc là tồn mùi lịng lợn tiết canh...

- Nói mẹ nó là thích xực Mao Đài cho gọn. Nhà văn các anh chúa dài dòng văn tự, chả trách độc giả người ta ngán tận cổ”[20,tr.25].

Trong truyện ngắn, Hồ Thủy Giang còn sử dụng nhiều thành ngữ gần gũi giản dị trong sinh hoạt hàng ngày như: Chết khổ chết sở, cá lớn nuốt cá bé, thuốc đắng dã tật, ngậm bồ hòn làm ngọt, để lâu cứt trâu hóa bùn, nhà cửa nát như tương bần, đi guốc trong bụng...

Việc sử dụng ngôn ngữ đời thường giản dị, suồng sã mang đậm tính khẩu ngữ, tác giả đem đến cho người đọc một cái nhìn khá tồn diện về những mặt của cuộc sống, với đầy đủ cách sống, cách cảm, cách nghĩ trong mỗi cá nhân con người như những gì vốn có. Qua đó thể hiện khát vọng được nói thật, nhìn thẳng vào sự thật của nhà văn khi phản ánh, nhìn nhận cuộc sống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu đặc điểm truyện ngắn hồ thủy giang (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)