Những nhân vật có tấm lòng nhân hậu, giàu lòng yêu thƣơng, vị tha

Một phần của tài liệu đặc điểm truyện ngắn hồ thủy giang (Trang 30 - 34)

Song song với việc dựng lên cái xấu, cái ác, cái phi đạo đức mang giá trị phê phán thức tỉnh, giúp độc giả nhìn rõ hơn thực tế đời sống của xã hội. Hồ Thủy Giang còn giành nhiều tâm huyết dựng lên nhiều chân dung cao đẹp những biểu tượng sáng ngời về đạo đức, đạo lý. Những nhân vật này cịn gọi là nhân vật tích cực hay nhân vật chính diện, đó là kiểu nhân vật “thể hiện

những giá trị tinh thần, những phẩm chất đẹp đẽ, những hành vi cao cả của con người được nhà văn miêu tả, khẳng định, đề cao trong tác phẩm theo một quan điểm tư tưởng, một lý tưởng xã hội – thẩm mĩ nhất định”[24].

Phương Lan trong Điện hoa là một phụ nữ xinh đẹp, tính tình nhã

nhặn. Học xong đại học ngoại ngữ với tấm bằng loại ưu, nhưng cô không dám xin việc vào bất cứ cơ quan nào, cũng khơng dám nghĩ đến việc chồng con vì cơ bị căn bệnh hiểm nghèo. Cơ sợ mình sẽ là gánh nặng cho mọi người, do vậy mà Phương Lan luôn phải sống cô đơn, lặng lẽ. Những ánh mắt soi mói và những lời bất nhã, thô thiển về đời tư Phương lan của một số học sinh trong lớp học Anh ngữ làm cô không tránh khỏi những ưu phiền. “Đặc biệt vào những ngày lễ, khi mà các cô gái trẻ mặt mày vui tươi, hãnh diện nhận được những bó hoa từ tay các bạn trai. Những lúc ấy, họ thường ra vẻ thích thú đưa mắt cho nhau như ngầm bảo rằng: Kìa cơ giáo khốn khổ của chúng ta chưa bao giờ có được niềm vinh dự ấy”[20,tr.6]. Chính vì vậy, tuy sống lạc

quan nhưng trái tim mỏng manh, bé nhỏ của cô cũng rễ bị tổn thương. Thế nhưng, khi nhận được những lẵng hoa của một người vô danh gửi tặng, cô lại thấy yêu đời, yêu sống, cô hạnh phúc trong con mắt mọi người, kiêu hãnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trước những con mắt thường dè bỉu cơ. Vậy điều gì đã làm cho cuộc sống của cơ thay đổi? Đó chính là tấm lịng chân thật của anh nhân viên bưu điện cùng sống trong chung cư với cô. Những lãng hoa thật đẹp cũng như tấm lòng của anh, đã đem lại niềm hy vọng, sự lạc quan trong cô để cơ mau lành bệnh. Đó cũng là niềm tin của nhà văn vào con người, là tình yêu thương mà tác giả muốn gieo vào tâm hồn mỗi người.

Truyện ngắn Cô bưu điện Gốc Trám, được giải thưởng của tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1981. Truyện kể về một cô nhân viên bưu điện, tuy bị điều về làm tại một chi nhánh heo hút, buồn vắng nhưng cơ vẫn gắn bó, tận tụy với cơng việc. Cơ cịn là độc giả duy nhất của một nhà giáo viết văn nghiệp dư, vì những chuyện của anh chưa bao giờ được đăng. Cô âm thầm đọc và có tình cảm với anh lúc nào không biết. Nhiều lần cô cố nghĩ rằng

“anh cũng chỉ là một khách bưu điện bình thường lướt qua cuộc sống hàng ngày của cô như bao người khách khác. Nhưng cô không sao tự dối được lịng mình. Hình dáng anh, đơi mắt của anh, chiếc mũ sờn, những dòng chữ nắn nót hiền lành trên những trang bản thảo cứ chập chờn hiện lên trước mắt cô...” [19,tr.100]. Khi anh đi bộ đội mà chưa một lời ước hẹn, nhưng bằng

trực cảm của con tim, cơ vẫn ln hy vọng tình cảm của mình sẽ được đáp lại. Thế rồi, tình yêu và sự chờ đợi của cô đã được đền đáp, cô vui sướng đến rơi nước mắt khi được thấy truyện ngắn đầu tiên của anh được đăng trên báo kèm với dòng chữ “Tặng Hương thân yêu”. Thử hỏi, nếu khơng có một tình yêu

đằm thắm tha thiết và một trái tim son sắt thủy chung thì làm sao cơ có thể chờ đợi anh đến như vậy?

Không chỉ ngợi ca tình yêu thương của con người với con người Hồ Thủy Giang còn muốn gửi đến cho độc giả bức thông điệp đầy ý nghĩa qua truyện ngắn Cây trứng gà bất tử. Một câu chuyện giản dị nhưng thật cảm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giáo bỏ ra cả tháng lương để mua cho một chiếc áo rét. Khi lớn lên, người mẹ ý nhị dạy cho các con của mình về phép tính chia đầu tiên mà mình học được từ thầy giáo. Người mẹ cho rằng “Trong bốn phép tính...phép tính nào cũng

cần thiết cả, nhưng phép tính chia là khó nhất... Có người rất giỏi tốn nhưng lớn lên họ vẫn khơng làm nổi phép tính chia thơng thường” và “chính phép tính chia chứ khơng phải phép tính cộng hoặc phép tính nhân đã làm cho con người ta trở nên vĩ đại” [19,tr.104]. Ở đây, phép tính chia khơng cịn có ý

nghĩa tốn học nữa mà là một phép tính trong trái tim con người, hãy biết chia khổ đau, chia bất hạnh, chia cả niềm vui hạnh phúc, chia miếng cơm manh áo, chia sự cảm thơng đối với những người sinh ra mình. Phép tính chia đầu tiên mà người mẹ dạy cho các con bắt đầu từ cây trứng gà trong vườn. Năm nào cũng vậy, mỗi khi quả trứng gà chín vàng. Người mẹ không đem bán mà bảo các con mang đi biếu bác Toàn, người đã trồng cây trứng gà, phần đặt lên bàn thờ Bố, còn lại đem đi chia cho cả xóm. Những quả trứng gà tuy nhỏ bé, bình thường nhưng làm cho mọi người trong khu ngõ nhỏ bé đó gắn bó với nhau hơn. Khi người mẹ đột ngột ra đi vì một căn bệnh hiểm nghèo, tuy phải bán đi ngơi nhà và cây trứng gà khơng cịn là sở hữu của những đứa con nữa, vậy mà những đứa con vẫn tiếp tục thực hiện được phép tính chia đó. Một câu chuyện đơn giản nhưng đầy ý nghĩa chúng ta hãy biết yêu thương, sẻ chia u thương đến mọi người thì sẽ ln được hạnh phúc.

Hoàng Hiến trong truyện ngắn Hoa phượng, là một cậu bé phạm nhiều khuyết điểm đến nỗi trong xóm mọi người đều gọi cậu là “thằng quỷ hai sừng”. Bởi lẽ, cái trán cậu dô ra như một cái sừng và bất cứ chỗ nào cậu cũng “húc” vào. Cậu nghịch những trò rất tai ác như: đào hố ngụy trang để cả

người và xe đạp sập hố chông; cái ao của người ta, cậu làm cho hàng trăm con cá chết nổi trắng lên; cậu còn chế tạo một khẩu súng bắn chim bằng diêm, suýt nữa làm cả trường học tan thành tro... Ở trường đầy những bản thống kê

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tội trạng về cậu, nào là “học trung bình, lười biếng, nghịch ngợm, hay đánh nhau, bị cảnh cáo ba lần, một học sinh cá biệt cần theo dõi...”. Mười ba tuổi,

cậu mới học xong cấp một. Ở nhà, cha mẹ trị cậu bằng những lời nói dữ dằn, kết hợp cùng bàn tay chuyên cầm chày, cầm đục của người cha. Thầy cơ ln nhìn cậu với cái nhìn lạnh lùng và đầy ác cảm. Nhưng thật bất ngờ, Hoàng Hiến thay đổi nhanh chóng, cậu khơng những chăm học mà cịn đoạt giải nhất trong kỳ thi học sinh giỏi văn của tỉnh, rồi trở thành một giáo viên. Vậy điều gì làm một cậu bé vốn được coi là “có tướng nghịch suốt đời không bao giờ

thuần được” ấy? Để có được điều đó, là tấm lịng nhân hậu, tin tưởng chứa

đầy tình yêu thương, cùng với biện pháp giáo dục đúng đắn của cơ giáo Hà. Chính tấm lịng u thương của cơ giáo, đã cảm hóa được một con người suýt nữa rơi vào vũng bùn tăm tối. Cô Hà dạy cho chúng ta biết rằng “con người ta

chỉ có thể lớn lên bằng tình u thương chứ khơng phải bằng roi vọt”.

Nhà văn không chỉ ngợi ca tình yêu thương cao đẹp của con người. Ơng cịn phát hiện thấy trong họ ln ẩn chứa một trái tim vị tha, cao thượng. Quân trong truyện ngắn Xóm Sỏi ai quên là một nhân vật như vậy. Suốt mười năm trời, anh mang vào chiến trường hình ảnh một cơ bé mười lăm tuổi của xóm Sỏi quê anh. Trở về, khi biết người con gái đó học xong đại học ở nước ngoài, anh băn khoăn tự so sánh và nhủ lịng mình hãy cố quên. Nhưng rồi khi tiếp xúc với cô, thấy người con gái ấy vẫn giản dị trong sáng như xưa không hề kênh kiệu, hơn nữa cơ cịn cảm động khi thấy anh bị mất một cánh tay. Anh đã ngỏ lời với cô. Cô ngỡ tưởng lời từ chối thẳng thừng tình yêu của anh và sự ra đi của cơ sẽ làm tình hàng xóm giữa anh và gia đình cơ gặp trắc trở. Nhưng cơ khơng biết rằng, chính những năm tháng mình đi làm ở Hà Nội, lúc mẹ và em gái cơ gặp khó khăn, thì anh lại là người giúp đỡ gia đình cơ nhiều nhất. Anh cõng mẹ cô đi bệnh viện cách hàng chục cây số. Anh cịn bỏ ra tồn bộ số vốn mà mình dành dụm bao nhiêu năm, để mẹ cơ chữa bệnh. Anh ln

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

động viên, an ủi em gái cô để vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống. Bây giờ, trở lại xóm Sỏi nghèo nàn cằn cỗi nơi mà cơ tự cắt lìa như một kẻ vong ơn nhưng anh vẫn không ruồng bỏ cô, vẫn coi cô như một người em gái, một người con của xóm Sỏi.

Trong Lúc ấy biển hồng hơn là câu chuyện của thầy giáo Thanh. Miên vì em trai bị chất độc da cam, mẹ lại ốm yếu nên cô phải làm một cô gái tắm thuê – cái nghề được coi là mạt hạng và luôn bị những định kiến của mọi người. Vậy mà, cơ lại được thầy giáo Thanh đem lịng yêu thương bằng tình yêu trong sáng, cảm động. Tình yêu của Thanh làm cho trái tim cô hạnh phúc, yêu đời hơn và hy vọng vào tương lai. Rồi khi nghe tin cơ chết vì giữ gìn phẩm giá, Thanh xót xa, tiếc thương khôn cùng “đứng như chôn chân trên cát”. Cuối truyện, nhân vật Thanh hay chính tác giả nói với chúng ta hãy biết

cảm thông chia sẻ với những cảnh đời bất hạnh.

Nhiều nhân vật khác trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang cũng mang những tình cảm cao đẹp đó là: tình cảm của Phương đối với Thuần trong Con

tàu đến muộn, của Hương với Hùng (Chân trời bên ô cửa sổ), của cô gái với

số điện thoại 355 với anh bộ đội vô danh và anh bạn cũng vô danh (Điện thoại)... Trong cuộc hành trình bền bỉ và tâm huyết khám phá vẻ đẹp tâm hồn

con người, Hồ Thủy Giang ln có một cái nhìn ấm áp, nhân hậu, chăm chú phát hiện những vẻ đẹp của con người Việt Nam từ nhiều chiều, nhiều hướng, nhiều khía cạnh khác nhau. Đó chính là niềm tin tưởng, hy vọng vào cuộc đời của nhà văn. Tác giả nhắc nhở và hướng con người đến với những tình cảm tốt đẹp đáng quý mà không cần một lời tuyên ngôn, giáo huấn nào.

Một phần của tài liệu đặc điểm truyện ngắn hồ thủy giang (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)