Không gian của những bản làng hẻo lánh

Một phần của tài liệu đặc điểm truyện ngắn hồ thủy giang (Trang 54 - 58)

1. Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang Khái niệm không gian nghệ thuật

1.2.3. Không gian của những bản làng hẻo lánh

Không chỉ viết về cuộc sống thành thị, trong nhiều truyện ngắn Hồ Thủy Giang hướng điểm nhìn của mình đến những bản làng xa xơi, hẻo lánh. Không gian này cho thấy những bản làng vắng vẻ, nghèo khó lại là nơi ẩn chứa những tấm lòng nhân hậu giàu lịng u thương. Khơng gian bản làng là nơi để con người tìm về với q khứ nhìn lại chính mình. Nhưng khơng gian làng quê cũng ẩn chứa những số phận cơ đơn, bất hạnh.

Đó là Chi nhánh bưu điện Gốc Trám, một chi nhánh nhưng chỉ có một cơ nhân viên và ba gian nhà lá xiêu vẹo, “một gian làm nhà kho, một gian làm

chỗ ở cho nhân viên, một gian để phát tem, bán báo, đánh điện... Cái hộp đựng treo lòng thòng ngay cột hiên, lâu lâu mới lại lộp cộp mở ra, một lá thư lăn vào, rồi lại im lặng, quạnh quẽ’ và mỗi ngày có thể đếm trên đầu ngón tay từng người khách”[19,tr.88]. Vậy mà trong không gian đơn sơ, vắng vẻ tưởng

như cuộc sống ngưng đọng lại này, con người không buồn chán, cô đơn mà vẫn tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc tuy nhỏ bé nhưng rất ý nghĩa của mình. Đó là Tuyền, một thầy giáo tận tụy hết mình vì học sinh và không ngừng sáng tác truyện ngắn tuy những truyện của Tuyền, chưa lần nào được đăng. Thầy đã từ chối lời đề nghị về thành phố của cơ em gái, tình nguyện dạy học mãi trong ngơi trường miền núi heo hút này cho các học sinh. Hay một cô nhân viên bưu điện người thành phố cịn rất trẻ, ra trường bị phân cơng về đây nhưng cơ vẫn làm việc nhiệt tình, gắn bó với nơi này. Và ở chính chi nhánh bưu điện nhỏ bé, quạnh vắng giúp cơ nhận ra “tình u phải là một cái gì đó cao đẹp, thiêng liêng khơng hẹp hịi, ích kỉ”(Cơ bưu điện Gốc Trám).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Truyện ngắn Xóm Sỏi ai quên, tác giả miêu tả một làng quê cách thành phố “một mạch đường tàu hơn trăm cây số, một mạch ô tô dài dằng dặc và

một mạch hơn chục cây số cuốc bộ”. Có lẽ do rải rác khắp vùng đất là những

bãi cát, bãi sỏi khô khốc, ngổn ngang nên có tên là xóm Sỏi. Trong xóm chỉ có hơn chục nóc nhà, nhưng từ bao đời, vẫn tồn tại chưa từng bị xóa mất tên. Chính làng q nghèo đói hoang vắng và xơ xác, lại có những con người thật nhân hậu, tốt bụng, giàu đức hi sinh. Đó là anh Quân đã bỏ cả số vốn mà hai vợ chồng phải “đổ mồ hôi sôi nước mắt” để giúp người hàng xóm bị bệnh.

Đó là một người em gái phải bỏ học lặn lội cày bừa nuôi mẹ và chị ăn học, ba mươi tuổi mà vẫn khơng dám lấy chồng vì mẹ tuổi già bệnh tật.

Không gian làng quê chính là nơi để con người tìm về với quá khứ, những kỉ niệm buồn vui trong cuộc đời. Đó là xã Cây Xanh mà ơng Lương Hn trở về sau hơn bốn mươi năm xa cách để suy ngẫm lại cuộc đời mình.

“Có người từ bỏ q hương vì kế sinh nhai. Có người muốn kiếm cơng việc an nhàn. Cũng có người vì thù hận. Riêng Hn, quyết chí rời bỏ q hương chỉ vì một dịng triết lý trong một quyển sách nào đó, đại ý: CON NGƯỜI đi trên mặt đất phải để lại vết chân mình”. Bởi vậy “Huân đã rời bỏ làng quê vì nghĩ rằng nếu cứ ở mãi cái xã Cây Xanh cị ho khỉ gáy, khơng có một dấu chấm nhỏ trên bản đồ này thì đến mn kiếp cũng chỉ là một kẻ tầm thường, không ai biết đến tên”[19,tr.186].

Vậy mà hơn bốn mươi năm với biết bao những tính tốn, bon chen để ghi được dấu chân mình, khi chính thức cầm quyển sổ hưu trong tay ơng mới nhận ra. “Cái thành phố nhỏ xíu này nhưng khơng một ai biết đến tên anh. Vô

danh như thảo mộc. Kể cả người vợ mà anh lấy tạm ấy, sau hơn chục năm không sinh nổi cho chị ta một đứa con cũng đã bỏ của chạy lấy người. Trắng tay thật rồi! Không vợ, không con, không tài sản, không danh tiếng, quyền lực, khơng một ai đối hồi đến”. Trở về q hương, ơng càng đau xót nhận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ra, cái tên Lương Huân đã khơng cịn để lại một dấu tích nhỏ trong lịng xã Cây Xanh rất nhỏ bé này. Đã vậy, trong cuộc hành trình rượt đuổi những mục đích phía trước, ơng bỏ qn cả người anh trai, người thân duy nhất của mình, chết mười năm khơng được một nén hương. Ơng cịn đau đớn nhận ra chính mối tình của Điệp và Phi mà mình cố tình “bơi nhọ”, vẫn cứ cất cánh bay lên và in dấu trong lòng mọi người trong xã Cây Xanh (Cuồng Phong).

Thanh trong truyện ngắn Xóm Sỏi ai quên khi trở về quê hương, nhìn thấy hình ảnh con sơng q đang rì rào uốn lượn với từng đợt sóng lăn tăn vỗ vào bờ cát. Và những bãi sỏi trắng, sỏi vàng nhấp nhô, những bãi sỏi cục mịch khơ khốc lăn lóc trên mặt đất. Về với xóm Sỏi cơ mới nhận ra chỉ vì hạnh phúc, cuộc sống riêng, mà mình đã tự cắt lìa cái xóm nghèo nàn cằn cỗi, qn đi cả người thân u của mình. Cơ cịn nhận ra, mặc dù trong nghèo khó thường xuyên phải chống chọi với thiên tai, nhưng xóm Sỏi chưa từng bị xóa mất tên, đánh quý hơn tình cảm yêu thương, chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống của con người nơi đây. Xóm Sỏi đánh thức dậy trong cơ những hình ảnh của mình trong q khứ, một cơ gái giản dị, yêu quê hương, biết cảm thông với mọi người.

Truyện ngắn Hoa Phặc Phiền vẫn nở là hình ảnh về phố huyện Bằng

Lung. Tất cả mọi thứ từ những căn nhà đến con đường của phố huyện đã đổi thay, duy chỉ có “ngọn núi Phặc Phiền thì vẫn cịn đứng đó. Hình như chỉ có

nó là khơng đổi thay theo năm tháng, đỉnh núi vẫn hơi uốn cong giống như hình một cơ gái đứng xõa tóc giữa bầu trời u ám”[21.tr52]. Hình ảnh ngọn

núi cịn mãi với thời gian vì hình như nó đã chứng kiến ngày đầu nhạc sĩ Bách Quang là một bộ tăng cường lên đây dạy học và trốn chạy khỏi cuộc đời A Xao vì sự nghiệp, tương lai của mình. Ngọn núi đã chứng kiến hết hơn ba mươi năm vất vả và tủi hận vì phải ni con một mình trong sự khinh miệt của dân làng. Và bây giờ ngọn núi đó lại chứng kiến sự trốn chạy lần thứ hai của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bách Quang khi biết Bình là con trai của mình. Vì danh vọng quyền lực mà Bách Quang đã gạt bỏ đi tình u thậm chí cả tình máu mủ của mình. Có lẽ trong cuộc đời ơng sẽ khơng có dịp nào đến với phố huyện hẻo lánh này nữa nhưng hình ảnh ngọn núi Phặc Phiền sẽ ám ảnh tâm trí ơng đến cuối đời.

Trong nhiều truyện viết về không gian bản làng, Hồ Thủy Giang thường miêu tả những bản làng hẻo lánh, nghèo nàn và lạc hậu như biểu trưng cho số phận, những cảnh đời sống trong khơng gian đó. Trong truyện ngắn Quyển học bạ là xóm Khn Lình “cái xóm nhỏ hiu hắt, quá ư nghèo nàn. Những

mái nhà lợp nứa, lợp cọ rách nát, thấp lè tè nằm rải rác thành từng chịm”.

Trong cả xóm này chỉ có một mình Xuyến được đi học cấp hai, nhưng vì mẹ ốm nặng nên Xuyến đã lấy tiền của bạn và bị nhà trường đuổi học. Cô bỏ nhà đi trở về khi hơn ba mươi tuổi với căn bệnh AIDS ở giai đoạn cuối rồi chết trong đau đớn, bỏ lại người cha già sống trong cảnh cô đơn, nghèo túng khơng cịn niềm vui và hy vọng vào tương lai.

Trong làng Nga Mi là số phận bất hạnh của anh Vênh, từ khi sinh ra anh phải mang một hình hài xấu xí đến mức khơng ai muốn làm bạn cùng anh. Bố anh chết sớm, mẹ thì già yếu, bệnh tật nên nỗi bất hạnh của anh Vênh hình như tăng lên gấp đơi. Người đọc càng xót xa hơn khi tác giả miêu tả anh Vênh vì cứu một cháu bé khỏi cây gỗ lớn lăn từ đỉnh núi xuống, anh bị ngã đập đầu vào đá và ra đi mãi mãi, để lại mẹ già với nỗi đau khôn cùng (Cỏ biếc

đồng quê).

Không gian bản làng trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang là nơi lưu giữ những điều tốt đẹp, nơi trở về tìm lại những gì đã mất, là nơi các nhân vật đối mặt và xám hối lỗi lầm. Những bản làng xơ xác, hoang vắng, được tác giả miêu tả còn biểu trưng cho những số phận cơ đơn, nghèo khó, ít niềm vui và nhiều nỗi buồn này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy, không gian là một phương diện nghệ thuật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang. Đi tìm hiểu, khảo sát các kiểu loại khơng gian có trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang, chúng tôi nhận thấy: Không gian mà Hồ Thủy Giang thường miêu tả là không gian điểm nhỏ hẹp. Đó là căn nhà, căn phịng, góc ghế đá công viên, bãi biển, sân ga, trạm bưu điện, trường học.... những không gian thành thị hay bản làng cũng chỉ tập trung vào một địa điểm nhất định và nhỏ bé, đó chính là dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Phải chăng với những không gian điểm nhỏ hẹp này, nhà văn muốn biểu trưng cho những tâm trạng cô đơn, buồn chán, tù túng, chật hẹp, những con người có số phận bất hạnh trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu đặc điểm truyện ngắn hồ thủy giang (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)