Các loài cỏ trồng làm thức ăn gia súc ở Việt Nam

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất, chất lượng và khả năng khai thác hai loài cỏ có nguồn gốc tự nhiên tại huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 27 - 32)

2. Mục tiêu của đề tài

1.2.2.2.Các loài cỏ trồng làm thức ăn gia súc ở Việt Nam

Trong thời gian qua, đã có nhiều giống cỏ đƣợc nhập vào trồng ở Việt Nam. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số giống cỏ chính:

* Cỏ Voi: Nói đến các giống cỏ đã đƣợc phát triển ở nƣớc ta, ai cũng

biết đến sự phát triển của cỏ Voi. Đây là giống cỏ có năng suất cao đã sớm đƣợc đƣa vào nƣớc ta và giống cỏ này lần đầu tiên đƣợc đƣa ra miền Bắc năm 1908. Cỏ Voi là loài cỏ lâu năm, thân đứng, có thể cao từ 3 - 4m, nhiều đốt, những đốt gần gốc thƣờng ra rễ chân kiềng. Loài cỏ này thƣờng ra hoa vào tháng 9 hàng năm, hoa có màu vàng nhạt.

Cỏ Voi chịu đƣợc khô hạn, giai đoạn sinh trƣởng chính trong mùa hè khi nhiệt độ và độ ẩm cao, sinh trƣởng chậm trong mùa đông và mẫn cảm với sƣơng muối. Chúng thích hợp với nhiều loại đất khác nhau nhƣng thích hợp nhất với những loại đất màu mỡ và tơi xốp. Loài cỏ này mọc rất khoẻ, phát triển nhanh. Chu kỳ kinh tế của loài cỏ này là 4 - 5 năm và tƣơng đối ổn định. Hiện nay, cỏ Voi đƣợc trồng ở khắp cả nƣớc. Năng suất của chúng có thể đạt từ 250 – 300 tấn/ha/năm.

Thành phần dinh dƣỡng của cỏ Voi: Trong 1 kg cỏ Voi tƣơi có: 313 Kcal; 0,13 đơn vị thức ăn; 11 gam protein tiêu hoá [28].

* Cỏ Pangola: Cỏ có nguồn gốc từ châu Phi nhƣng hiện nay mọc tốt

nhất ở các nƣớc châu Mỹ La Tinh đặc biệt là vùng Caribê. Loài cỏ này lần đầu tiên đã đƣợc nhập vào nƣớc ta từ Trung Quốc năm 1967, sau này đƣợc

nhập tiếp vào nƣớc ta từ Cuba năm 1968 và đƣợc phát triển nhiều trong các trung tâm nghiên cứu giống và các trại chăn nuôi.

Cỏ Pangola là giống cỏ lâu năm thuộc họ Hoà thảo. Cỏ thân bò, rễ chùm ngắn, ăn nông, bám chắc. Hoa có từ 3 – 9 cánh, hạt không có phôi nhũ nên không thể nảy mầm đƣợc, do đó chỉ có thể nhân giống vô tính. Lá dài từ 14 – 15 cm, lá xanh mƣợt, mềm, bẹ lá bó chặt lấy phần dƣới của đốt. Vòng bẹ lá có lông tơ dày và dài. Ở tất cả các mắt đều có thể ra rễ phụ và đâm nhánh.

Cỏ Pangola có thể mọc trên nhiều loại đất nhƣng chúng mọc tốt nhất trên đất màu mỡ, đủ ẩm, tơi xốp, thoáng khí.

Cỏ Pangola có thể trồng ở vùng đồng bằng, bờ đê, hay ở trung du miền núi với độ dốc không quá cao, pH thích hợp là 5,3 – 6,6.

Cỏ Pangola sinh trƣởng mạnh trong mùa mƣa có khả năng chịu dẫm đạp cao nên thƣờng đƣợc trồng làm bãi chăn thả gia súc. Cỏ Pangola có năng suất từ 15 – 20 tấn cỏ khô/ha/ năm.

Chất lƣợng cỏ Pangola: Trong 1 kg cỏ Pangola tƣơi có 523 Kcal; 0,21 đơn vị thức ăn; 11 gam protein tiêu hoá.

* Cỏ Ghinê: Cỏ có nguồn gốc từ châu Phi, phân bố rộng rãi ở các nƣớc

nhiệt đới, cận nhiệt đới. Cùng với các cỏ trên, cỏ Ghinê đƣợc nhập vào khu vực Nam bộ nƣớc ta lần đầu tiên vào năm 1875, sau đó là Trung bộ năm 1930 rồi phát triển dần ra miền Bắc.

Cỏ Ghinê là loài cỏ lâu năm, thân cao tới 2 - 3m, không có thân bò, chỉ sinh nhánh và tạo thành bụi. Bẹ lá mọc quanh gốc có màu tím, bẹ và lá có nhiều lông nhỏ màu trắng, lá dài từ 90 – 120 cm, rộng từ 1 – 1,2 cm. Cụm hoa hình chuông có lông nhỏ, mịn, hạt nhỏ, 1 kg hạt có từ 1.760.000 đến 3.100.000 hạt. Rễ chùm, bộ rễ phát triển mạnh có nhiều nhánh, khoảng 80% bộ rễ ăn ở độ sâu 25 cm.

Cỏ Ghinê là cỏ nhiệt đới điển hình, do đó chỉ thích hợp với những vùng khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm, lƣợng mƣa hàng năm đạt trên 750 mm, nhiệt độ thích hợp là 25 – 300C. Nếu nhiệt độ xuống thấp dƣới 100C thì cỏ ngừng sinh trƣởng.

Cỏ Ghinê có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, cả những vùng đất có độ dốc tƣơng đối.

Cỏ Ghinê chịu bóng tốt, có khả năng phát triển dƣới tán cây nên có thể trồng xen với cây ăn quả.

Thành phần hoá học: Trong 1 kg cỏ Ghinê tƣơi có 381 Kcal; 0,15 đơn vị thức ăn; 11 gam protein tiêu hoá.

* Cỏ Ruzi (Brachiaria ruziziensis): Loài cỏ này có khả năng chịu nóng cao. Cỏ này đƣợc nhập lần đầu tiên vào nƣớc ta năm 1968 từ Cuba, năm 1980 cỏ Ruzi đƣợc nhập từ Australia và gần đây nhất là từ Thái Lan năm 1996.

* Cỏ Varisme số 6 (Viết tắt là VA06) [36]: Là giống cỏ đƣợc lai tạo giữa giống cỏ Voi và cỏ Đuôi sói của Châu Mỹ, đƣợc các nhà chăn nuôi đánh giá là "Vua của các loài cỏ", đƣợc Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam (VARISME) trồng khảo nghiệm ở Việt Nam năm 2006, đƣợc Hiệp hội chính thức đặt tên là Varisme số 6 (VA06) từ 20/07/2006 và đƣợc Bộ NN&PTNN công nhận và cho trồng từ ngày 20/10/2007.

Cỏ VA06 dạng nhƣ cây mía, thân thảo cao lớn, họ Hoà thảo, dạng bụi, mọc thẳng, năng suất cao, chất lƣợng tốt, phiến lá rộng, mềm, dài từ 60 - 80cm, rễ chùm. Chiều cao của cây có thể đạt tới 3,5 - 4m, đƣờng kính tối đa của thân là 2 – 3cm, viền lá thô, mặt lá trơn nhẵn hoặc có lông tơ phủ, gân nổi rõ, bẹ lá tròn không có lông. Hoa tự hình bông, màu vàng nâu, chiều dài 20 – 30cm.

* Cỏ Stylo (Stylosantes): Cỏ Stylo phân bố tự nhiên ở Trung và Nam

Mỹ, từ Brasil nhập vào Australia năm 1930 nhƣng sau chiến tranh thế giới thứ II mới đƣợc con ngƣời quan tâm đến nhiều. Đây là loại cây thức ăn gia súc đƣợc trồng chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cỏ Stylo đƣợc nhập vào Việt Nam năm 1967. Hiện nay loài cỏ này đƣợc trồng trong khắp cả nƣớc.

Cỏ Stylo có khả năng thích nghi lớn. Cây sinh trƣởng mạnh ở những nơi có lƣợng mƣa từ 1500 – 2500 mm/năm. Nguyễn Phan (1973) cho rằng cỏ Stylo ở Việt Nam có khả năng chịu hạn tốt do có lông và rễ phát triển mạnh. Gosnell (1963) cho rằng cỏ Stylo có thể sống ở nơi ngập tạm thời. Năng suất chất xanh có thể đạt 25 – 60 tấn/ha/lứa (Havard - Duclos, 1969).

Chất lƣợng cỏ Stylo: Trong 1kg cỏ tƣơi có: 666 Kcal; 0,26 đơn vị thức ăn; 26 gam protein.

* Cây Keo dậu (Leucaena neucocephala): Cây Keo dậu có nguồn gốc Trung, Nam Mỹ và quần đảo Thái Bình Dƣơng. Ở nƣớc ta, cây Keo dậu mọc tự nhiên ở những vùng ven biển, dọc duyên hải miền Trung. Cây Keo dậu chính thức nhập từ Úc vào nƣớc ta năm 1990, trong quá trình triển khai dự án nghiên cứu và phát triển bò thịt do Viện nghiên cứu Chăn nuôi quốc gia đứng đầu.

Keo dậu là cây thân gỗ lâu năm thuộc họ Trinh nữ (Mimosaccal), bộ Đậu (fabaler). Cây Keo dậu trƣởng thành có thể cao hàng chục mét, đƣờng kính thân từ 20 – 30cm. Rễ phát triển mạnh, ăn sâu, bám rộng, trên rễ có các nốt sần, trong đó có vi khuẩn Rizobium cộng sinh do đó có khả năng tổng hợp nitơ trong không khí. Lá Keo dậu là loại lá kép lông chim, phiến lá nhỏ, mềm giàu chất dinh dƣỡng, dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm rất tốt. Quả dẹt, có từ 10 – 20 hạt thƣờng mọc thành chùm, mỗi chùm có từ 5 – 25 quả. Cây

Keo dậu mọc tốt trên đất màu mỡ, đủ ẩm, có pH gần trung tính đến hơi kiềm (5,5 – 8,5).

Thành phần dinh dƣỡng của cây Keo dậu: Trong 1 kg Keo dậu tƣơi có: 600 Kcal; 0,24 đơn vị thức ăn; 51 gam protein tiêu hoá.

Cây Keo dậu có thể trồng tập trung để thu cắt chất xanh hoặc trồng theo hàng rào, ven đƣờng quốc lộ, ven mƣơng. Năng suất chất xanh của loài cây này khá biến động tuỳ thuộc vào giống, đất đai, chăm sóc, cách trồng. Ở Việt Nam năng suất cây Keo dậu đạt từ 40 – 45 tấn/ha/năm. Một năm loài cây này có thể thu hoạch 4 - 5 lứa. Cây này ngoài khả năng cung cấp lá cho gia súc ăn thì thân cây có thể dùng làm củi, rễ cây có nốt sần giúp làm giàu đạm cho đất.

Gần đây, Trung tâm nghiên cứu dê và cỏ Sơn Tây mới nhập thêm 3 giống Keo dậu mới có năng suất cao, chịu đƣợc đất chua hơn so với giống cũ nhƣ giống: 636; 748 và Keo dậu lai KX2 giữa hai giống trên. Cây Keo dậu lai có năng suất cao hơn các giống cũ tới 35 - 40%. Trung tâm đang nhân giống để mở rộng ra sản xuất [22].

* Ngô: Ngô là cây thức ăn quan trọng ở Việt Nam, dùng làm lƣơng thực cho ngƣời, thức ăn tinh cho gia súc. Ngô là cây hàng năm, thân thẳng, mọc đơn độc, sinh trƣởng nhanh, có thể thu hoạch trong thời gian ngắn. Cây Ngô thích nghi với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, thích nghi với nhiều loại đất nhƣng phát triển tốt nhất là ở đất giàu dinh dƣỡng, thoáng nƣớc. Năng suất chất xanh của Ngô rất khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng và mật độ gieo trồng. Nếu thu hoạch làm thức ăn xanh sau 40 - 50 ngày thì năng suất của chúng là 12,6 tấn/ha (Nguyễn Gia Huy, Nguyễn Thị Hợp, 1961). Nếu thu hoạch sau khi trồng 4 - 5 tháng thì cho năng suất là 25 - 40 tấn/ha và nếu ở môi trƣờng đất tốt thì năng suất của chúng có thể đạt tới 100 - 200 tấn/ha

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất, chất lượng và khả năng khai thác hai loài cỏ có nguồn gốc tự nhiên tại huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 27 - 32)