Dự án nuôi dê lai tại tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất, chất lượng và khả năng khai thác hai loài cỏ có nguồn gốc tự nhiên tại huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 77 - 79)

2. Mục tiêu của đề tài

4.1.2.Dự án nuôi dê lai tại tỉnh Tuyên Quang

Thực hiện chƣơng trình giảm nghèo bền vững, tỉnh Tuyên Quang đã đƣa mô hình nuôi dê lai tập trung và phân tán phù hợp với điều kiện của các xã vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn tại 2 huyện Chiêm Hoá và Na Hang. Đây là hai huyện có địa hình đồi núi chiếm gần 80%, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Do chƣa chủ động đƣợc nguồn nƣớc, nên mùa màng thất thu, ngƣời dân thƣờng xuyên thiếu đói. Do đó, việc phát triển đàn dê là phù hợp với điều kiện tự nhiên ở các xã vùng núi, bởi chăn nuôi dê không phải đầu tƣ nhiều về thức ăn và thời gian chăm sóc, lại tận dụng đƣợc lao động nhàn rỗi và khai thác đƣợc tiềm năng đồi rừng của địa phƣơng. Với việc chuyển giao các quy trình công nghệ về xây dựng chuồng trại, trồng cỏ, nuôi dê, các hộ dân đƣợc chọn thực hiện dự án đã biết cách xây dựng chuồng trại cao ráo, thoáng mát, đúng quy trình kỹ thuật. Bà con các xã dự án cũng trồng đƣợc gần 2 ha cỏ (gồm 3 giống cỏ VA06, Stylo, Keo dậu) để chủ động nguồn thức ăn cho đàn dê.

Anh Quan Văn Thành, thôn Tho, xã Hà Lang (Chiêm Hóa) 3 năm gần đây đầu tƣ chăn nuôi dê sinh sản. Từ đầu năm 2009 đến nay, anh thực hiện mô

hình chăn nuôi dê bách thảo với 33 con. Anh Thành cho biết, giống dê lai bách thảo mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 1 - 2 con. Dê lai có màu lông đen tuyền hoặc loang trắng, tai to dài cụp, dê sơ sinh đạt trọng lƣợng từ 2,8 - 3,5 kg/con. Sau 8 tháng tuổi đạt trọng lƣợng 22 kg/con (dê cỏ chỉ đạt 15 kg/con). Giá dê cỏ 45.000

đồng/kg, trong khi giá bán dê lai 60.000 đồng/kg. Một con dê lai 8 tháng tuổi nặng 22 kg thu về 1,4 triệu đồng/con. Từ 33 con dê lai ban đầu, đến nay anh Thành đã nhân đƣợc 42 con, cộng với đàn dê cỏ đang nuôi, anh có tổng số 54 con, tổng giá trị gần 80 triệu đồng. Với trên 10.000 m2 đất dƣới bìa rừng, gia đình anh Thành san thành từng luống đồng mức để trồng các giống cỏ: Voi, VA06, Ruzi, cây keo dậu, cây đậu Stylô.

Thực tế chăn nuôi dê của gia đình anh Thành, tuy chỉ có 4 ngƣời, từ hộ khó khăn, qua vài năm chăn nuôi dê hàng hoá, nay kinh tế gia đình phát triển. Đây là giải pháp cải thiện môi trƣờng, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa. Mở rộng và phát triển các mô hình chăn nuôi dê lai bách thảo sinh sản và lấy thịt trong nông hộ theo hƣớng hàng hóa, sẽ tạo ra vùng chăn nuôi tập trung phù hợp với các trang trại quy mô nhỏ ở hộ gia đình. Mặt khác, tạo việc làm ổn định cho ngƣời dân địa phƣơng, góp phần thiết thực xoá đói, giảm nghèo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

Hình 4.1: Đàn dê của gia đình anh Thành

Gia đình anh Phúc Văn Chính thôn Nà Noong, xã Năng Khả, huyện Nà Hang cũng đã vƣơn lên thoát nghèo. Với 2 con dê đực giống thuần và 18 con

sinh trƣởng và phát triển tốt. Không chỉ gia đình anh Chính, anh Thành mà nhiều hộ ở Chiêm Hoá, Na Hang khi chuyển sang nuôi dê dự án, nhờ biết cách chăn nuôi đúng kỹ thuật đến nay đã thoát nghèo, đời sống dần đƣợc cải thiện.

Để nhân rộng dự án nuôi dê lai tập trung và phân tán ra nhiều địa phƣơng khác, giúp đồng bào thoát nghèo bền vững, tỉnh Tuyên Quang đang tiếp tục chuyển giao thêm 4 quy trình trồng cỏ, chăn nuôi dê còn lại cho cán bộ và các hộ trực tiếp tham gia dự án để nâng cao hơn nữa năng suất, chất lƣợng đàn dê.

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất, chất lượng và khả năng khai thác hai loài cỏ có nguồn gốc tự nhiên tại huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 77 - 79)