Các loài thực vật chính trên đồng cỏ Việt Nam

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất, chất lượng và khả năng khai thác hai loài cỏ có nguồn gốc tự nhiên tại huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 44 - 115)

2. Mục tiêu của đề tài

1.3.3.Các loài thực vật chính trên đồng cỏ Việt Nam

1.3.3.1. Cỏ hoà thảo

Cỏ hoà thảo có giá trị kinh tế lớn do phân bố rộng, chiếm tỷ lệ lớn trong thảm cỏ, cho năng suất và giá trị dinh dƣỡng cao, khi chế biến, dự trữ ít bị rụng lá, ít bị thối; tỷ lệ cỏ độc ít, chịu đựng chăn thả cao. 1 ha cỏ tự nhiên cho 10 - 20 tấn chất xanh/ha/năm. 1 ha cỏ trồng thân bò cho 30 - 40 tấn, thân bụi cho 50 - 60 tấn, thân đứng cho 80 - 100 tấn. 1 kg cỏ tƣơi cho từ 0,1 - 0,3 đơn vị thức ăn tƣơng đƣơng với 250 - 750 Kcal ME.

1.3.3.2. Cây, cỏ họ Đậu

Cây họ Đậu rất đa dạng, có cây thân gỗ nhƣ: Lim, gụ, me, phƣợng vĩ, hoa ban...vv, cây bụi nhƣ: Keo dậu, cốt khí, đậu triều...vv, dạng dây leo nhƣ: Đỗ rèo, sắn dây, kudzu...vv, dạng thân thảo nhƣ: Cỏ mê di, cỏ stylo, điền thanh...vv, thân thƣờng hoá gỗ sớm. Cây họ Đậu có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng làm thức ăn cho gia súc và thực phẩm cho con ngƣời.

Cây cỏ họ Đậu phân bố rộng nhƣng chiếm tỷ lệ không cao trong đồng cỏ. Ở đồng cỏ Việt Nam cây họ Đậu chiếm 1 - 2%.

Cây họ Đậu có tỷ lệ nhỏ trên đồng cỏ nhƣng lại có vai trò quan trọng vì cỏ họ Đậu giàu protein, tỷ lệ tiêu hoá của protein cao, giàu vitamin...vv. Một số cỏ họ Đậu đƣợc chế biến thành dạng bột làm thức ăn bổ sung cho gia súc, gia cầm.

Khả năng tái sinh của cỏ họ Đậu khá cao. Trong điều kiện chăm sóc tốt, các loại cỏ họ Đậu Medicago sativa, Centrosema pubescens, Stylosanthes gracilis có thể cắt đƣợc 5 - 7 lần/năm. Tuy nhiên, khi phơi dự trữ cỏ họ Đậu dễ bị rụng hoa, lá. Một số cây họ Đậu có tỷ lệ chất độc khá cao.

1.3.3.3. Cỏ sa thảo

Cỏ sa thảo phân bố rộng. Cỏ sa thảo đƣợc chia làm hai loại là: Loại thể to và loại thể nhỏ.

Sa thảo thể nhỏ phần nhiều sinh trƣởng ở nơi khô hạn, vùng trung du và vùng núi cao. Sa thảo thể to thƣờng gặp ở vùng ven sông và nơi ẩm ƣớt.

Các loài cỏ sa thảo thƣờng gặp trên đồng cỏ nƣớc ta là: Cỏ lông bò, cỏ ve, cỏ gấu...vv

Cỏ sa thảo trong mùa xuân cũng là thức ăn chủ yếu trên đồng cỏ vì hàm lƣợng đạm và tỷ lệ tiêu hoá của nó khá cao, nhƣng năng suất và sản lƣợng lại thấp.

Trong cỏ sa thảo có chứa một số hợp chất glucozit gây hại cho gia súc.

1.3.3.4. Cỏ tạp

Các cây cỏ tạp gồm các cây cỏ thuộc họ Cúc, họ Hoa tán, họ Quy, họ Bách hợp...vv, đều đƣợc gọi là cỏ tạp. Những loại cỏ này cũng chiếm tỷ lệ lớn trong đồng cỏ. Có vùng chiếm từ 10 - 60% thảm cỏ. Giá trị dinh dƣỡng của một số loài tƣơng đƣơng với cỏ họ Hoà thảo và cỏ họ Đậu.

Cỏ tạp khó dự trữ vì bị rơi rụng lá nhiều và hay bị thối mốc. Cỏ tạp sinh trƣởng sớm trong mùa xuân khi các cỏ khác chƣa mọc, do đó thời kỳ này cỏ tạp là thức ăn khá quan trọng cho gia súc trên đồng cỏ.

1.4. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc ở Tuyên Quang

Tỉnh Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía bắc, nền kinh tế mới đang phát triển, phần lớn ngƣời dân làm nghề nông nghiệp. Do địa hình của tỉnh chủ yếu là đồi núi nên rất thuận lợi cho ngành chăn nuôi gia súc. Số lƣợng gia súc ở Tuyên Quang gần đứng đầu cả nƣớc, thế nhƣng ở đây không hề có một đồng cỏ nào thực sự đúng nghĩa của nó và các công trình nghiên cứu về cây thức ăn gia súc ở đây còn rất ít.

Năm 2000, tiến sĩ Bùi Quang Tuấn thuộc trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã thực hiện đề tài: “khảo sát năng suất, chất lượng của cây thức ăn Trichentera gigantea trồng tại Tuyên Quang”.

Mai Hoàng Đạt, 2009, đã tiến hành đánh giá về thành phần loài, chất lƣợng của tập đoàn cây thức ăn gia súc huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang.

Hiện nay tỉnh Tuyên Quang đang tiến hành trồng thử nghiệm giống cỏ VA.06 tại một số địa điểm trong tỉnh. Mô hình trồng và thâm canh cỏ giống mới VA.06 đƣợc thực hiện trên diện tích 9 ha tại các xã Nhữ Hán, Mỹ Bằng, An Tƣờng, An Khang, Phú Lâm và Lƣỡng Vƣợng, với 20 hộ tham gia. Đây là

có một số đặc điểm vƣợt trội so với cỏ Voi là thân, lá mềm hơn nên tỷ lệ sử dụng đƣợc nhiều, hàm lƣợng chất dinh dƣỡng cao, khả năng phát triển nhanh, năng suất cao hơn cỏ Voi khoảng 50 tấn/ha/năm. Cỏ VA.06 là thức ăn tốt cho các loại gia súc ăn cỏ và cá... Có thể làm thức ăn tƣơi, thức ăn ủ chua mà không cần cho thêm thức ăn tinh vẫn bảo đảm vật nuôi phát triển bình thƣờng. Một năm thu hoạch từ 5 đến 6 lứa; năng suất năm đầu đạt 200 tấn/ha, từ năm thứ 2 đến năm thứ 6 có thể đạt trên 300 tấn/ha. Cỏ có khả năng lƣu gốc từ 6 đến 7 năm.

Hình 1.1: Cỏ VA.06 trồng tại xã Lưỡng Vượng (Yên Sơn).

Để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trâu, bò theo hƣớng sản xuất hàng hoá, bảo đảm về số lƣợng và chất lƣợng, từ vụ xuân năm 2009, đƣợc sự hỗ trợ kinh phí của Dự án RIDP, Trạm Khuyến nông huyện Nà Hang đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai mô hình trồng cỏ quy mô 3 ha với 30 hộ gia đình tham gia (gồm 2 ha cỏ VA06, 0,5 ha cỏ Voi, 0,5 ha cỏ Goatemala) tại 4 thôn của xã Đà Vị. Các hộ tham gia mô hình đƣợc hỗ trợ 80% số tiền mua cỏ giống và 60% số tiền mua phân vô cơ. Đồng thời, Trạm Trình diễn khuyến nông huyện còn mở rộng mô hình trồng cỏ VA06 tại 2 xã Lăng Can và Yên Hoa với diện tích 0,2 ha với 4 hộ tham gia. Ngoài ra, Trạm

Khuyến nông huyện tiếp tục phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai mô hình cải tạo đàn trâu tại xã Thanh Tƣơng kèm theo trồng 2,4 ha cỏ VA06 để chủ động nguồn thức ăn cho số trâu tham gia mô hình. Những mô hình trồng cỏ sẽ là những điểm tham quan học tập cho nông dân trong huyện, đồng thời để so sánh, đánh giá khả năng sinh trƣởng, năng suất và thích nghi của các giống cỏ tại Nà Hang, từ đó khuyến cáo cho nông dân lựa chọn giống cỏ phù hợp để trồng, mở rộng diện tích trồng cỏ ra nhiều xã trên địa bàn huyện, góp phần xoá bỏ tập quán chăn thả rông gia súc của ngƣời dân và nâng cao chất lƣợng đàn gia súc trên địa bàn huyện.

Để tuyên truyền mở rộng mô hình trồng cỏ ra nhiều địa phƣơng trong huyện, góp phần phát triển chăn nuôi đại gia súc một cách bền vững và hiệu quả, thời gian tới, Trạm Khuyến nông huyện tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai Đề án quy hoạch đồng cỏ phục vụ phát triển chăn nuôi đại gia súc của huyện (giai đoạn 2006 - 2010, định hƣớng đến năm 2020); đẩy mạnh hƣớng dẫn kỹ thuật trồng cỏ và nuôi nhốt trâu, bò cũng nhƣ thực hiện các biện pháp chống rét và công tác thú y trong chăn nuôi cho nông dân. Đồng thời, xây dựng các mô hình chế biến, bảo quản thức ăn thô xanh nhƣ phơi khô, ủ chua... tận dụng phế phụ phẩm của ngành trồng trọt để làm thức ăn dự trữ cho trâu, bò trong vụ đông; tham mƣu để các xã, các thôn bản xây dựng và thực hiện quy ƣớc cấm thả rông gia súc.

Hình 1.2: Cỏ VA06 đã phát triển ở nhiều nơi trong tỉnh

Nhận xét chung

Những nghiên cứu về cây thức ăn gia súc trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam đều có một lịch sử khá lâu dài. Với loại hình đồng cỏ tự nhiên thì xu thế chung là khám phá các điều kiện tự nhiên của mỗi vùng sinh thái, nghiên cứu đặc điểm sinh trƣởng, phát triển của các loài cỏ để có phƣơng pháp sử dụng hợp lý, lâu dài và hiệu quả với từng thảm cỏ. Với các loài cỏ trồng, các nhà khoa học đang cố gắng tìm ra các giống cỏ mới có năng suất và chất lƣợng tốt, thích hợp với từng vùng sinh thái, tạo ra khối lƣợng thức ăn lớn có chất lƣợng trên đơn vị diện tích. Do đó mà ngành chăn nuôi gia súc trên thế giới ngày càng phát triển và vẫn đảm bảo sự bền vững của môi trƣờng.

Chƣơng 2

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Tuyên Quang

2.1.1. Vị trí địa lý, khí hậu, thuỷ văn

2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc có diện tích là 5868 km² , cách thủ đô Hà Nội 165 km, có toạ độ địa lý 21o30’- 22o40’ vĩ độ Bắc và 103o50’- 105040’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ. Toàn tỉnh có 5 huyện và 01 thị xã với 141 xã, phƣờng, thị trấn.

Ðịa hình: Tuyên Quang bao gồm vùng núi cao chiếm trên 50% diện tích toàn tỉnh gồm toàn bộ huyện Na Hang, 11 xã vùng cao của huyện Chiêm hoá và 02 xã của huyện vùng cao Hàm Yên; vùng núi thấp và trung du chiếm khoảng 50% diện tích của tỉnh, bao gồm các xã còn lại của 02 huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên và các huyện Yên Sơn, Sơn Dƣơng. Ðiểm cao nhất là đỉnh núi Chạm Chu (Hàm Yên) có độ cao 1.587 m so với mực nƣớc biển.

2.1.1.2 Khí hậu, thuỷ văn

Khí hậu Tuyên Quang, có hai mùa rõ rệt, mùa đông lạnh - khô hạn và mùa hè. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm đạt 1.295 - 2.266 mm. Nhiệt độ trung bình 22 - 230C. Độ ẩm bình quân năm là 85%. Khí hậu Tuyên Quang rất thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là cây công nghiệp (chè, mía), cây ăn quả (cam, quýt,...) và chăn nuôi gia súc, gia cầm trên quy mô lớn.

Tuyên Quang có nhiều sông suối lớn. Hệ thống sông suối này, ngoài ý nghĩa sinh thái và phục vụ sản xuất, đời sống, còn chứa đựng nhiều tiềm năng

km, lƣu lƣợng lớn nhất 11.700 m3/giây. Sông Gâm, chảy qua tỉnh dài 170 km, có khả năng vận tải đƣờng thuỷ, nối các huyện Na Hang, Chiêm Hoá với tỉnh lỵ; sông Phó Đáy, chảy trên địa phận Tuyên Quang dài 84 km.

2.1.2. Hạ tầng cơ sở

- Hệ thống đƣờng giao thông: Tuyên Quang có các đƣờng giao thông quan trọng nhƣ Quốc lộ 2 đi qua địa bàn tỉnh 90 km từ Phú Thọ lên Hà Giang; Quốc lộ 37 từ Thái Nguyên đi qua huyện Sơn Dƣơng, Yên Sơn đi Yên Bái, dài 63 km; Quốc lộ 2C từ thị xã Vĩnh Yên - Sơn Dƣơng - Thị xã Tuyên Quang, dài 91 km; Quốc lộ 279 qua địa bàn huyện Chiêm Hoá và Na Hang, dài 96 km. Toàn tỉnh có 340 km đƣờng quốc lộ; 392 km đƣờng tỉnh; 595 km đƣờng huyện; 121 km đƣờng đô thị, đảm bảo giao thông phục vụ sản xuất kinh doanh.

Trong tƣơng lai, Tuyên Quang có hệ thống giao thông hoàn chỉnh gồm đƣờng bộ, đƣờng thuỷ, đƣờng sắt. Trong đó có những tuyến giao thông huyết mạch, chiến lƣợc của cả nƣớc đi qua địa phận của tỉnh nhƣ Đƣờng Hồ Chí Minh, đƣờng cao tốc Hải Phòng – Côn Minh. Hệ thống giao thông này sẽ làm thay đổi một cách căn bản nền kinh tế của tỉnh, tạo điều kiện thu hút đầu tƣ và mở rộng giao thƣơng.

- Hệ thống điện: Nhà máy thuỷ điện Tuyên Quang công suất 342 MW, hệ thống lƣới 220 KV và 110 KV, nối Thái Nguyên – Yên Bái – Tuyên Quang.

Trong giai đoạn 2007 - 2020 tỉnh Tuyên Quang tiếp tục đầu tƣ các nhà máy thủy điện nhƣ: Thuỷ điện Chiêm Hoá, Hùng Lợi 1, Hùng Lợi 2 (huyện Yên Sơn); Thác Rõm (huyện Chiêm Hoá); Nậm Vàng (huyện Na Hang); Phù Lƣu (huyện Hàm Yên) và một số nhà máy thuỷ điện nhỏ khác với công suất hàng trăm MW.

- Thông tin liên lạc: Mạng lƣới bƣu chính viễn thông kỹ thuật số hiện đại đƣợc kết nối bằng cáp quang, truyền viba tới 6/6 huyện, thị xã liên lạc trực tiếp với tất cả các tỉnh, thành phố trong nƣớc và quốc tế.

- Hệ thống dịch vụ tài chính: Các ngân hàng thƣơng mại và các tổ chức tài chính tín dụng của tỉnh đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu tƣ nhƣ vay vốn, chuyển tiền, thanh toán, bảo lãnh... với thời gian nhanh nhất qua hệ thống điện tử hiện đại.

- Hệ thống giáo dục và đào tạo: Tỉnh Tuyên Quang có 02 trung tâm kỹ thuật tổng hợp hƣớng nghiệp; 01 trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ; 01 trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm, 01 trƣờng trung học Kinh tế kỹ thuật, trƣờng Trung học Y tế, trƣờng Trung cấp nghề và 03 trung tâm đào tạo nghề cấp huyện. Các trƣờng có khả năng đào tạo hàng năm cho tỉnh trên 200 giáo viên, trên 300 cán bộ y tế và hàng ngàn lao động với các nghề khác nhau.

- Mạng lƣới y tế đƣợc hình thành khắp trên địa bàn toàn tỉnh. Ngoài 04 bệnh viện tuyến tỉnh, 7 bệnh viện tuyến huyện, còn có các trạm y tế ở tất cả các xã, phƣờng, thị trấn, với tổng số hơn 1.900 giƣờng và các trang thiết bị ngày càng hiện đại cùng với đội ngũ thầy thuốc có trình độ nên chất lƣợng khám, chữa bệnh ngày càng cao.

2.1.3. Nguồn lực

Dân số trung bình năm 2007 là 732.256 ngƣời. Trong đó, dân số trong độ tuổi lao động 400.960 ngƣời, chiếm 54,7%. Nguồn lao động của Tuyên Quang có thế mạnh là trẻ, có trình độ văn hoá cấp II và cấp III chiếm trên 50%. Trong những năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với chăm lo cho con ngƣời. Chƣơng trình dạy nghề, giải quyết việc làm gắn với lao động xuất khẩu đƣợc thực hiện hiệu quả. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 23%. Với nguồn lao động dồi dào trên sẽ

tỉnh là 725.687 ngƣời (1/4/2008), trong đó thành thị có 93.502 ngƣời chiếm tỉ lệ 12,9%, nông thôn có 631.985 ngƣời chiếm tỉ lệ 87,1%. Mật độ dân số là 124 ngƣời/1km2

.

2.2. Điều kiện tự nhiên và xã hội của huyện Yên Sơn.

2.2.1. Điều kiện tự nhiên. 2.2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình 2.2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Huyện yên Sơn là một huyện vùng núi của tỉnh Tuyên Quang, nằm bao quanh thị xã Tuyên Quang. Phía Nam giáp huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ), phía Tây giáp huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái), phía Đông giáp huyện Sơn Dƣơng (tỉnh Tuyên Quang) và huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Cạn), phía Bắc giáp huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang). Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện là 1.134,2568 km2 trong đó phần lớn là đất nông nghiệp (chiếm 90%).

Địa hình huyện khá phức tạp, chia thành 3 vùng rõ rệt, giữa các vùng bị chia cắt bởi các dãy núi cao và dòng sông Lô, do đó việc đi lại giao lƣu giữa các vùng gặp nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mƣa lũ. Vùng ATK và vùng thƣợng huyện là vùng đồi núi cao, điều kiện cuộc sống và giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, nơi vùng các đồng bào dân tộc ít ngƣời sinh sống, trình độ dân trí thấp.

2.2.1.2 Khí hậu, thuỷ văn

Huyện Yên Sơn nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng tháng khoảng 23 - 240C. Lƣợng mƣa hàng năm khoảng 1.418,7 mm, tƣơng đối cao so với các khu vực khác, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và phát triển rừng.

Bảng 2.1 : Khí hậu huyện Yên Sơn năm 2009 - 2010 Tháng Yếu tố khí tƣợng (năm 2009) Nhiệt độ không khí trung bình (0C) Độ ẩm không khí trung bình (%) Tổng lƣợng bốc hơi (mm) Tổng lƣợng Mƣa (mm) Tháng 1 15,2 77 54,9 4,9 Tháng 2 22,4 82 61,0 14,3 Tháng 3 21,0 82 58,8 24,7 Tháng 4 24,7 81 72,5 152,8 Tháng 5 26,8 81 83,9 310,1

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất, chất lượng và khả năng khai thác hai loài cỏ có nguồn gốc tự nhiên tại huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 44 - 115)