Phân bố đồng cỏ trên thế giới

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất, chất lượng và khả năng khai thác hai loài cỏ có nguồn gốc tự nhiên tại huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 43 - 44)

2. Mục tiêu của đề tài

1.3.1. Phân bố đồng cỏ trên thế giới

Trên trái đất, ở những nơi có lƣợng mƣa từ 250 – 750 mm/năm sẽ không đủ cho rừng phát triển nhƣng lại quá nhiều với sa mạc. Với lƣợng mƣa đó, trên mặt đất chỉ có cỏ và cây bụi mọc, đó chính là đồng cỏ. Từ xa xƣa đã có nhiều khái niệm khác nhau về đồng cỏ nhƣ:

Các nhà khoa học Liên Xô cho rằng: Thuật ngữ đồng cỏ dùng để chỉ những vùng đất đai rộng lớn, có ít rừng và không thích hợp với trồng trọt, thực vật sinh trƣởng ở đây là cỏ.

Các nhà khoa học nƣớc Anh và Mỹ lại cho rằng: Đồng cỏ là những vùng đất đai rộng lớn không có rừng cây, không trồng các loại cây nông nghiệp và phần lớn là cỏ, thích hợp để kinh doanh ngành chăn nuôi.

Các nhà khoa học Đức và Pháp cho rằng: Đồng cỏ chỉ là những vùng đất khô hạn, không có những loại cây gỗ mọc, những vùng chƣa trồng trọt, trong đó điều kiện đất đai rất khác nhau, phần lớn là những bình nguyên khô hạn, không có giới hạn.

Ngƣời ta cho rằng đồng cỏ chỉ xuất hiện ở vùng xa xích đạo hoặc ở vùng nhiệt đới nhƣng có độ cao lớn hơn mực nƣớc biển, ở đó lƣợng mƣa

thấp. Trên trái đất những đồng cỏ tiêu biểu nằm ở phía Tây nƣớc Mỹ, Achentina, Australia và phần Nam Liên Xô cũ thuộc châu Âu, vùng nằm giữa xa mạc Xahara và vùmg rừng ẩm nhiệt đới ở lƣu vực sông Cônggô [16].

Ngày nay, do con ngƣời chặt phá rừng, đốt rừng làm nƣơng rẫy nên diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, diện tích đồng cỏ ngày càng đƣợc mở rộng ra trong nhiều vùng khí hậu khác nhau.

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất, chất lượng và khả năng khai thác hai loài cỏ có nguồn gốc tự nhiên tại huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)