Ngành chăn nuôi bò ở Tuyên Quang

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất, chất lượng và khả năng khai thác hai loài cỏ có nguồn gốc tự nhiên tại huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 79 - 115)

2. Mục tiêu của đề tài

4.1.3.Ngành chăn nuôi bò ở Tuyên Quang

* Tuyên Quang là tỉnh có đàn bò sữa khá lớn với 6 trại nuôi tập trung từ 200-2.000 con. Từ năm 2002-2004 trại bò Phú Lâm đã nhập trên 1.000 con bò sữa của Úc, trại Tiền Phong cũng nhập 700 con, trại Hoàng Khai nuôi hơn 100 con... Bà Nguyễn Thị Định, giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, từ năm 2005 giá sữa rớt thê thảm, thiếu nguồn thức ăn cho bò nên các trại nuôi bò sữa khốn đốn. Vì vậy 3 trại tƣ nhân phải bán thanh lý toàn bộ số bò; trại Phú Lâm đã nhƣợng cả 1.200 con cho công ty Vinamilk. Mới đây,Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang tiếp tục chuyển nhƣợng trại bò Tiền Phong (thuộc công ty Chè Tân Trào) và nhà máy thức ăn gia súc (công ty Phát triển công nghiệp Tuyên Quang) cho công ty trách nhiệm hữu hạn Sữa cho Tƣơng Lai. Đây là một doanh nghiệp Úc, đƣợc tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tƣ với tổng vốn điều lệ 317 tỷ VND. Diện tích quy hoạch dự kiến khoảng 2.500 ha, thời hạn giao đất 50 năm với ngành nghề kinh doanh chăn nuôi, chế biến sữa bò, thức ăn chăn nuôi, đào tạo chuyển giao công nghệ cao vào sản

xuất.. Nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến, mỗi con bò sữa của Israel cho khai

bắt đầu từ công nghệ tƣới tiêu, chăm bón đồng cỏ, tạo nguồn thức ăn cho bò, đặc biệt là phối trộn thức ăn đúng khẩu phần kỹ thuật...

Công ty trách nhiệm hữu hạn Sữa cho Tƣơng Lai – doanh nghiệp tiếp nhận trên 400 con bò sữa của trại Tiền Phong, sẽ nâng tổng đàn lên khoảng 2.500 con vào năm 2010. Về lâu dài công ty sẽ xây dựng 3 trại nuôi khoảng 10.000 bò sữa. Sắp tới doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện giao cho mỗi hộ dân nuôi từ 5 - 10 con, cung cấp thức ăn cho bò và hƣớng dẫn họ phƣơng pháp thụ tinh nhân tạo. Còn nhà máy thức ăn chăn nuôi sẽ chỉ chế biến thức ăn trộn đậm đặc để nuôi bò.

Ngay tại chuồng nuôi, công ty này xây dựng bể chứa bioga lớn để làm các tổ hợp máy phát điện, đáp ứng sản xuất trong trại. Ông Brian Jones – tổng giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn Sữa cho Tƣơng Lai cho biết, công ty sẽ phát triển hệ thống khuyến nông, bằng cách cử chuyên gia Israel hƣớng dẫn công nhân kỹ thuật trồng cỏ giống ngoại nhập từ nhiều nƣớc, mỗi trại sẽ có một mô hình trình diễn cây, con đồng thời mở lớp đào tạo tập huấn định kỳ cho cán bộ.

* Hiện nay, Tuyên Quang đã tập trung vào việc xây dựng các chính sách thông thoáng thu hút các nhà đầu tƣ liên doanh, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho ngƣời chăn nuôi. Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay cho chƣơng trình nuôi bò trong nông hộ. Huy động các tổ chức đoàn thể đứng ra tín chấp cho ngƣời chăn nuôi vay vốn với lãi suất ƣu đãi. Đồng thời, tỉnh xây dựng các chính sách ƣu đãi về đất nhƣ cấp đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất ổn định lâu dài đối với những hộ có nhu cầu phát triển trang trại chăn nuôi, xây dựng các cơ sở chế biến, trồng cây làm thức ăn cho đàn gia súc. Tỉnh xây dựng các trạm truyền tinh nhân tạo để phục vụ phối giống cho đàn bò nói riêng và đàn gia súc nói chung ở từng khu vực. Nhờ vậy, đàn bò ở một số địa phƣơng đã tăng mạnh, điển hình là huyện Sơn Dƣơng có đàn bò nhiều nhất tỉnh lên tới gần 23.000 con. Ở huyện Yên Sơn, địa phƣơng đang có bƣớc chuyển đổi mạnh mẽ từ chăn nuôi gia súc từ tự phát sang hƣớng sản xuất hàng hóa đƣa ra thị trƣờng tiêu thụ. Đàn bò trên địa bàn Yên Sơn tăng mạnh cả về số lƣợng (13.000 con), chất lƣợng và hình thành những khu vực, vùng chăn nuôi

quy mô lớn đã tạo đà cho Yên Sơn chuyển đổi theo hƣớng này. Ở các địa phƣơng khác, thời gian gần đây ngƣời dân đã bắt đầu trồng thêm cỏ voi, cỏ ghinê, ngô... và chú trọng đến việc tuyển chọn giống, lai tạo giống để nâng cao hiệu quả

trong chăn nuôi bò. Hình 4.3: Đàn bò ở huyện Yên Sơn

4.1.4. Tuyên Quang xây dựng thương hiệu trâu Tuyên Quang

Tuyên Quang là tỉnh miền núi, đƣợc nhiều ngƣời biết đến với các sản phẩm nhƣ cam sành Hàm Yên, vịt Minh Hƣơng, nƣớc khoáng Mỹ Lâm, chè,

tài nguyên rừng, khoáng sản..., trong đó con trâu Tuyên Quang đã từng đƣợc nhắc đến nhƣ biểu tƣợng của giống trâu tốt của cả nƣớc.

Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, hiện nay, toàn tỉnh có 135.000 con trâu, đƣợc phân bố chủ yếu ở các huyện Chiêm Hóa, Hàm Yên, Na Hang, Sơn Dƣơng. Trong 10 năm qua, tốc độ tăng đàn trâu không cao, hằng năm, chỉ tăng khoảng gần 2%. Nguyên nhân do: Diện tích đồng cỏ phục vụ chăn nuôi trâu đã giảm nhiều; nhiều nơi đã xây dựng hƣơng ƣớc, quy ƣớc bảo vệ sản xuất, vì vậy nuôi trâu không đƣợc thả rông nhƣ những năm trƣớc đây nữa, dẫn đến nhiều hộ tự giảm số lƣợng để dễ chăm sóc. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp do số dân tăng, do bị thu hồi để xây dựng các công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhiều nơi đã chuyển sang làm đất sản xuất bằng máy nông nghiệp, từ đó nhu cầu sử dụng trâu làm sức kéo cũng giảm.

Ngoài ra, do giá trâu thịt ngày càng tăng, nhu cầu sử dụng thịt trâu ở nhiều nơi, nhất là các thành phố lớn tăng cao làm cho một lƣợng lớn trâu đƣợc bán đi phục vụ thực phẩm cho ngƣời tiêu dùng. Cùng với nguyên nhân trên thì việc chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, chƣa có giải pháp kỹ thuật tác động đồng bộ để phát triển đàn trâu cũng là nguyên nhân làm cho số lƣợng đàn trâu không tăng nhiều. Nếu xét về chất lƣợng, mà cụ thể là thể vóc đàn trâu Tuyên Quang, sẽ thấy đƣợc sự giảm sút nghiêm trọng.

Vào những năm 70 của thế kỷ trƣớc, trọng lƣợng trâu đực Tuyên Quang trung bình là 457 kg/con, của trâu cái trung bình là 394 kg/con, tất nhiên con to trọng lƣợng có thể tới 800 - 900 kg. Nhƣng đến nay, trọng lƣợng trâu đực trung bình chỉ còn 371 kg/con, trâu cái trung bình chỉ còn 354 kg/con. Tỷ lệ đẻ của trâu cái sinh sản chỉ đạt 36%/năm. Ðàn trâu trong tỉnh chủ yếu là trâu đực gié, không đủ tiêu chuẩn đực giống; còn trâu cái bé nhỏ, còi cọc; tỷ lệ cận huyết, đồng huyết xảy ra phổ biến đối với đàn trâu ở các

Xác định đƣợc giá trị của con trâu Tuyên Quang, Nghị quyết Ðại hội lần thứ 14 Ðảng bộ tỉnh (nhiệm kỳ 2005 - 2010) đã chỉ rõ: Tiếp tục thực hiện chƣơng trình chọn lọc, nhân thuần giống trâu tốt địa phƣơng tại Chiêm Hóa, Na Hang, Hàm Yên; bố trí hợp lý nơi chăn thả, kết hợp trồng cây thức ăn thô xanh để phát triển đàn trâu theo hƣớng kiêm dụng. Có cơ chế hỗ trợ tổ chức, cá nhân chăn nuôi trâu đực giống tốt để bảo tồn nguồn gien. Xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu trâu Chiêm Hóa.

Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, hiện nay Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo xây dựng đề án chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, trong đó đã xác định tập trung phát triển trâu tại Chiêm Hóa, Hàm Yên, Na Hang.

Ðể gìn giữ số trâu đực giống tốt, phục vụ công tác nhân giống, đến năm 2007 Dự án Ða dạng hóa thu nhập nông thôn tỉnh (RIDP) đã hỗ trợ 100% kinh phí để mua 70 con trâu đực giống tốt, có thể trọng 450 kg trở lên để giao cho hộ gia đình thuộc xã Dự án RIDP chăm sóc, phục vụ nhân giống tại địa phƣơng. Theo kế hoạch sau năm 2008, Dự án RIDP vẫn tiếp tục hỗ trợ 100% kinh phí để mua thêm 200 con trâu đực giống, đủ tiêu chuẩn phục vụ phát triển đàn trâu.

Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh đang triển khai đề tài cải tạo giống đàn trâu ngố tại xã Hòa Phú, huyện Chiêm Hóa. Ðến nay, đã hỗ trợ kinh phí để mua 23 trâu đực giống và 98 trâu cái đủ tiêu chuẩn phục vụ cải tạo đàn trâu. Mặc dù, đề tài mới triển khai đƣợc gần bốn năm, nhƣng đã thu nhiều kết quả đáng khích lệ.

4.2. Tình hình chăn nuôi của huyện Yên Sơn

4.2.1. Số lượng đàn gia súc của huyện Yên Sơn đầu năm 2010

Trong những năm qua do thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật về giống, thức ăn, thú y, sinh sản...vào trong chăn nuôi; khuyến khích ngành chăn nuôi trong huyện phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hoá. Vì vậy mà đàn gia súc của huyện luôn ổn định và phát triển. Do làm tốt công tác thú y nên trong thời gian qua ở huyện không có dịch bệnh bùng phát. Đến đầu năm 2010, huyện Yên Sơn có số lƣợng đàn gia súc tƣơng đối lớn. Tổng đàn trâu của huyện là 29.254 con, đàn bò là 13.262 con, đàn lợn là 103.467 con.

Những kết quả mà huyện Yên Sơn đạt đƣợc trong ngành chăn nuôi gia súc đã khẳng định vai trò và sự nỗ lực về nhiều mặt của nhân dân huyện Yên Sơn. Sự phát triển của ngành chăn nuôi trong huyện Yên Sơn đƣợc thể hiện rõ qua bảng số liệu dƣới đây:

Bảng 4.1: Số lƣợng gia súc của huyện Yên Sơn năm 2010

TT Tên xã Đàn trâu (con) Đàn bò (con) Đàn lợn (con) Tổng 29.254 13.262 103.467 1 Đội Bình 1.060 962 2.659 2 Nhữ Khê 653 818 2.387 3 Nhữ Hán 945 312 5.416 4 Mỹ Bằng 1.392 982 7.242 5 Phú Lâm 1.228 962 4.682 6 Hoàng Khai 498 139 3.671 7 Kim Phú 884 315 6.427 8 Trung Môn 543 73 3.059 9 Chân Sơn 962 231 2.176 10 Lang Quán 993 268 4.588

12 Tứ Quận 989 967 4.595 13 Chiêu Yên 1.123 19 3.918 14 Phúc Ninh 1.218 162 3.936 15 Lực Hành 752 9 4.313 16 Quý Quân 587 17 1.326 17 Trung Trực 782 87 1.582 18 Kiến Thiết 1.203 132 2.171 19 Xuân Vân 1.795 193 7.159 20 Tân Long 1.154 823 4.321 21 Tân Tiến 1.072 495 2.480 22 Thái Bình 912 492 3.002 23 Tiến Bộ 1.172 392 4.110 24 Phú Thịnh 513 298 1.436 25 Đạo Viện 745 252 1.702 26 Công Đa 1.012 275 2.137 27 Trung Sơn 823 481 1.822 28 Kim Quan 945 564 2.024 29 Hùng Lợi 1.372 1.342 2.535 30 Trung Minh 930 441 1.202

Nguồn: Theo số liệu của phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Sơn

(Ghi chú: Tổng đàn bò toàn huyện 14.460 con. Trong đó bò trong dân 13.262 con; bò sữa 1.198 con)

Qua bảng trên cho thấy: Số lƣợng đàn gia súc của huyện Yên Sơn là rất lớn nhƣng không phân bố đồng đều trong các xã. Những xã có số lƣợng trâu bò lớn nhất là: Xã Đội Bình, Mỹ Bằng, Phú Lâm, Hùng Lợi. Một số xã mới chỉ phát triển đàn trâu nhƣ: Xã Chiêu Yên, Phúc Ninh, Xuân Vân, Kiến Thiết, Tân Long, Tiến Bộ. Số lƣợng đàn bò của huyện còn ít và đang tập trung phát triển

4.3. Đặc điểm sinh thái, sinh học của hai loài cỏ thí nghiệm

4.3.1. Đặc điểm sinh thái, sinh học của loài cỏ Lau (Saccharum arundinaceum) arundinaceum)

Cỏ Lau là loài cỏ sống lâu năm, có thân rễ ngắn mọc đứng, tạo thành khóm to. Thân cao từ 2 - 7m, xốp ở gốc, thân thẳng đứng, nhẵn, các đốt tròn, bóng. Lá phẳng, cứng, dai, hình ngọn giáo dài, nhọn đầu, gốc hẹp, nhẵn dài 1 - 2m; gân dày, bóng, màu trắng; bẹ lá tròn, dai, rất nhẵn, họng không có tai, lƣỡi bẹ ngắn, mềm, có lông mày.

Cụm hoa là chuỳ kép, thẳng, thuôn, có lông, màu xám nhạt, dài 0,3 - 1m, cuống chung lớn, nhẵn, các nhánh xếp vòng, hình sợi, có đốt, dễ gãy. Bông chét màu lục nhạt, hay hơi tím, màu vàng nhạt hay hơi tím ở đỉnh, hình dải có mũi nhọn, gốc bông chét có lông ngắn. Mày hình ngọn giáo, mỏng nhọn mép có lông mi. Nhị có bao phấn dài 2mm. Bầu có đầu nhuỵ màu nâu nhạt, dài gấp đôi vòi.

Loài cỏ cổ nhiệt đới gặp ở khắp nơi trong nƣớc ta.

Cây cỏ Lau mọc phổ biến ở vùng đồi núi cao, khô, nhiều nắng, trên các vùng nhiều cỏ và cây bụi.

Cây cũng mọc tốt ở nơi ẩm dọc các rạch. Cây cỏ Lau ra hoa từ tháng 6 – 12 hàng năm.

4.3.2. Đặc điểm sinh thái, sinh học của cỏ Mật (Coelorachis striata).

Cỏ Mật là loài ƣa ẩm, sống nhiều năm, thƣờng mọc ở bờ mƣơng hay bờ đƣờng có thân rễ dài mọc bò tập trung thành đám. Thân lá mềm và thơm gia súc thích ăn, cỏ có chiều cao tối đa là 1m. Lá có nhiều phiến hẹp, dài 15 – 30cm, rộng 10 – 13mm , mép lá phiến mỏng. Cụm hoa nhiều nhánh mọc ở nách lá dài 9 – 10cm. Hoa màu xanh hơi trắng, không có cuống, hoa dài khoảng 4mm. Mày hoa có cánh ở phần trên. Cỏ Mật tái sinh nhanh, có thể

Cỏ Mật ra hoa từ tháng 6 – 10 hàng năm.

4.4. Năng suất và chất lƣợng của hai loài cỏ trong diều kiện tự nhiên.

4.4.1. Năng suất của hai loài cỏ trong điều kiện tự nhiên.

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu năng suất chất xanh của hai loài cỏ này qua một số lần cắt.

Năng suất của tất cả các loài cây phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh nhƣ: Lƣợng mƣa, nhiệt độ, độ ẩm...vv. Vào mùa mƣa, nhiệt độ cao, độ ẩm lớn nên rất thuận lợi cho các loài cây sinh trƣởng, phát triển cho năng suất chất xanh thu đƣợc cao hơn mùa khô. Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong bảng 4.2.

Trong hai loài cỏ chúng tôi tiến hành nghiên cứu thì cây cỏ Lau có năng suất cao hơn so với cây cỏ Mật gấp 1,5 lần. Năng suất của cỏ Lau trung bình năm là 3,175 kg/m2, năng suất cỏ Mật trung bình trong năm là 1,999 kg/m2. Nhƣng năng suất của cỏ Lau không ổn định, chịu ảnh hƣởng nhiều của thời tiết. Trong mùa đông, năng suất của cỏ Lau giảm nhiều. Năng suất tối đa của cỏ Lau đạt đƣợc là 3,60 kg/m2

vào đợt cắt tháng 10 năm 2009 và năng suất tối thiểu thu đƣợc vào đầu tháng 1 năm 2010 là 2,65 kg/m2. Vào thời điểm này thời tiết ở Tuyên Quang khá lạnh, không có mƣa do đó đã làm ảnh hƣởng rất nhiều đến sự sinh trƣởng của cây cỏ Lau. Ngƣợc lại, mặc dù cây cỏ Mật có năng suất thấp hơn cây cỏ Lau nhƣng năng suất của chúng khá ổn định trong năm. Năng suất tối đa của cỏ Mật thu đƣợc là 2,19 kg/m2

vào đợt cắt đầu tháng 8 năm 2010. Sở dĩ năng suất của cỏ Mật đạt tối đa vào thời gian này là do lúc này thời tiết ở Tuyên Quang có mƣa nhiều nên độ ẩm của đất và không khí khá lớn, mặt khác nhiệt độ không khí không cao lắm, không còn nắng gay gắt nhƣ trong tháng 6. Trong tháng 6 và đầu tháng 7 ở đây có lƣợng mƣa lớn nhƣng năng suất cỏ Mật không đạt tối đa là do thời điểm này ở Tuyên Quang có những đợt nóng kéo dài nhiệt độ không khí có khi lên tới 390C, đã có những cây cỏ Mật bị héo do không chịu đƣợc nóng. Năng suất

của cỏ Mật thấp nhất là 1,87 kg/m2

vào đợt cắt đầu tháng 1 năm 2010. Tháng 12 năm 2009 nhiệt độ không khí ở Tuyên Quang là 190C, lƣợng mƣa thấp nhất so với tất cả các tháng trong năm (13mm) do đó đã làm ảnh hƣởng rất nhiều đến tốc độ sinh trƣởng của cây cỏ Mật.

Qua kết quả nghiên cứu năng suất của hai loài cỏ này ngoài tự nhiên cho thấy: Trong hai loài cỏ thì cây cỏ Lau có khả năng chịu đƣợc nhiệt độ cao hơn và chịu đƣợc khô hạn tốt hơn cây cỏ Mật. Ngƣợc lại, cây cỏ Mật lại có khả năng chịu đƣợc lạnh tốt hơn cây cỏ Lau.

Nhƣ vậy trong cùng một vùng khí hậu và đất đai nhƣng do các loài cỏ có

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất, chất lượng và khả năng khai thác hai loài cỏ có nguồn gốc tự nhiên tại huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 79 - 115)