Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc ở Tuyên Quang

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất, chất lượng và khả năng khai thác hai loài cỏ có nguồn gốc tự nhiên tại huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 46 - 50)

2. Mục tiêu của đề tài

1.4. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc ở Tuyên Quang

Tỉnh Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía bắc, nền kinh tế mới đang phát triển, phần lớn ngƣời dân làm nghề nông nghiệp. Do địa hình của tỉnh chủ yếu là đồi núi nên rất thuận lợi cho ngành chăn nuôi gia súc. Số lƣợng gia súc ở Tuyên Quang gần đứng đầu cả nƣớc, thế nhƣng ở đây không hề có một đồng cỏ nào thực sự đúng nghĩa của nó và các công trình nghiên cứu về cây thức ăn gia súc ở đây còn rất ít.

Năm 2000, tiến sĩ Bùi Quang Tuấn thuộc trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã thực hiện đề tài: “khảo sát năng suất, chất lượng của cây thức ăn Trichentera gigantea trồng tại Tuyên Quang”.

Mai Hoàng Đạt, 2009, đã tiến hành đánh giá về thành phần loài, chất lƣợng của tập đoàn cây thức ăn gia súc huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang.

Hiện nay tỉnh Tuyên Quang đang tiến hành trồng thử nghiệm giống cỏ VA.06 tại một số địa điểm trong tỉnh. Mô hình trồng và thâm canh cỏ giống mới VA.06 đƣợc thực hiện trên diện tích 9 ha tại các xã Nhữ Hán, Mỹ Bằng, An Tƣờng, An Khang, Phú Lâm và Lƣỡng Vƣợng, với 20 hộ tham gia. Đây là

có một số đặc điểm vƣợt trội so với cỏ Voi là thân, lá mềm hơn nên tỷ lệ sử dụng đƣợc nhiều, hàm lƣợng chất dinh dƣỡng cao, khả năng phát triển nhanh, năng suất cao hơn cỏ Voi khoảng 50 tấn/ha/năm. Cỏ VA.06 là thức ăn tốt cho các loại gia súc ăn cỏ và cá... Có thể làm thức ăn tƣơi, thức ăn ủ chua mà không cần cho thêm thức ăn tinh vẫn bảo đảm vật nuôi phát triển bình thƣờng. Một năm thu hoạch từ 5 đến 6 lứa; năng suất năm đầu đạt 200 tấn/ha, từ năm thứ 2 đến năm thứ 6 có thể đạt trên 300 tấn/ha. Cỏ có khả năng lƣu gốc từ 6 đến 7 năm.

Hình 1.1: Cỏ VA.06 trồng tại xã Lưỡng Vượng (Yên Sơn).

Để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trâu, bò theo hƣớng sản xuất hàng hoá, bảo đảm về số lƣợng và chất lƣợng, từ vụ xuân năm 2009, đƣợc sự hỗ trợ kinh phí của Dự án RIDP, Trạm Khuyến nông huyện Nà Hang đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai mô hình trồng cỏ quy mô 3 ha với 30 hộ gia đình tham gia (gồm 2 ha cỏ VA06, 0,5 ha cỏ Voi, 0,5 ha cỏ Goatemala) tại 4 thôn của xã Đà Vị. Các hộ tham gia mô hình đƣợc hỗ trợ 80% số tiền mua cỏ giống và 60% số tiền mua phân vô cơ. Đồng thời, Trạm Trình diễn khuyến nông huyện còn mở rộng mô hình trồng cỏ VA06 tại 2 xã Lăng Can và Yên Hoa với diện tích 0,2 ha với 4 hộ tham gia. Ngoài ra, Trạm

Khuyến nông huyện tiếp tục phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai mô hình cải tạo đàn trâu tại xã Thanh Tƣơng kèm theo trồng 2,4 ha cỏ VA06 để chủ động nguồn thức ăn cho số trâu tham gia mô hình. Những mô hình trồng cỏ sẽ là những điểm tham quan học tập cho nông dân trong huyện, đồng thời để so sánh, đánh giá khả năng sinh trƣởng, năng suất và thích nghi của các giống cỏ tại Nà Hang, từ đó khuyến cáo cho nông dân lựa chọn giống cỏ phù hợp để trồng, mở rộng diện tích trồng cỏ ra nhiều xã trên địa bàn huyện, góp phần xoá bỏ tập quán chăn thả rông gia súc của ngƣời dân và nâng cao chất lƣợng đàn gia súc trên địa bàn huyện.

Để tuyên truyền mở rộng mô hình trồng cỏ ra nhiều địa phƣơng trong huyện, góp phần phát triển chăn nuôi đại gia súc một cách bền vững và hiệu quả, thời gian tới, Trạm Khuyến nông huyện tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai Đề án quy hoạch đồng cỏ phục vụ phát triển chăn nuôi đại gia súc của huyện (giai đoạn 2006 - 2010, định hƣớng đến năm 2020); đẩy mạnh hƣớng dẫn kỹ thuật trồng cỏ và nuôi nhốt trâu, bò cũng nhƣ thực hiện các biện pháp chống rét và công tác thú y trong chăn nuôi cho nông dân. Đồng thời, xây dựng các mô hình chế biến, bảo quản thức ăn thô xanh nhƣ phơi khô, ủ chua... tận dụng phế phụ phẩm của ngành trồng trọt để làm thức ăn dự trữ cho trâu, bò trong vụ đông; tham mƣu để các xã, các thôn bản xây dựng và thực hiện quy ƣớc cấm thả rông gia súc.

Hình 1.2: Cỏ VA06 đã phát triển ở nhiều nơi trong tỉnh

Nhận xét chung

Những nghiên cứu về cây thức ăn gia súc trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam đều có một lịch sử khá lâu dài. Với loại hình đồng cỏ tự nhiên thì xu thế chung là khám phá các điều kiện tự nhiên của mỗi vùng sinh thái, nghiên cứu đặc điểm sinh trƣởng, phát triển của các loài cỏ để có phƣơng pháp sử dụng hợp lý, lâu dài và hiệu quả với từng thảm cỏ. Với các loài cỏ trồng, các nhà khoa học đang cố gắng tìm ra các giống cỏ mới có năng suất và chất lƣợng tốt, thích hợp với từng vùng sinh thái, tạo ra khối lƣợng thức ăn lớn có chất lƣợng trên đơn vị diện tích. Do đó mà ngành chăn nuôi gia súc trên thế giới ngày càng phát triển và vẫn đảm bảo sự bền vững của môi trƣờng.

Chƣơng 2

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất, chất lượng và khả năng khai thác hai loài cỏ có nguồn gốc tự nhiên tại huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)