Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất, chất lượng và khả năng khai thác hai loài cỏ có nguồn gốc tự nhiên tại huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 56 - 59)

2. Mục tiêu của đề tài

2.2.1.3. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất: Huyện Yên Sơn có diện tích lớn nhất tỉnh Tuyên Quang. Do huyện chủ yếu phát triển kinh tế nông nghiệp nên phần lớn diện tích đất của huyện đƣợc dùng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Các số liệu đƣợc thể hiện qua bảng 2.2.

Bảng 2.2: Diện tích huyện Yên Sơn năm 2005

STT Hạng mục Diện tích (ha) % so tổng số

Tổng diện tích tự nhiên 120.949,01 100,00

1 Đất nông nghiệp 108.972,63 90,13

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 20.660,84 17,08 - Đất trồng cây hàng năm 12.393,85 10,25 Trong đó: + Đất trồng lúa 6.558,43 5,45 + Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 222,67 0,18 + Đất trồng cây hàng năm 5.582,75 4,62

+ Đất trồng cây lâu năm 8.266,99 6,48

1.2 Đất lâm nghiệp 87.764,31 72,59

- Đất rừng sản xuất 29.403,48 24,31

- Đất rừng phòng hộ 57.748,63 47,75

1.4 Đất nông nghiệp khác 41,24 0,03 2. Nhóm đất phi nông nghiệp 10.325,75 8,54 2.1 Đất ở nông thôn 1.486,02 1,23 2.2 Đất chuyên dùng 5.203,84 4,3

- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

65,64 0,05

- Đất an ninh quốc phòng 2.525,97 2,11 - Đất sản xuất kinh doanh

phi nông nghiệp

313,25 0,26

- Đất có mục đích công cộng

2.278,98 1,88

2.3 Đất tôn giáo tín ngƣỡng 10,67 0,01

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 201,52 0,17 2.5 Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng 3.423,7 2,83 3 Nhóm đất chƣa sử dụng 1.650,63 1,36 - Đất bằng chƣa sử dụng 393,70 0,33 - Đất đồi chƣa sử dụng 254,29 0,21 - Đất đá không có rừng cây 99,64 0,83

(Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường Yên Sơn)

Qua bảng 2.2 cho thấy: Diện tích đất nông nghiệp của huyện là 108.927,63 ha, trong đó diện tích đất phục vụ cho chăn nuôi chiếm diện tích còn rất nhỏ 0,18%, do đó chƣa thể đảm bảo cho sự phát triển của ngành chăn nuôi gia súc trong huyện. Diện tích đất phi nông nghiệp đặc biệt là đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp còn quá thấp (0,26%) chƣa đảm bảo yêu cầu cho sản xuất quy mô lớn. Do đó, sự phát triển của công nghiệp, dịch vụ chƣa đi sâu vào các lĩnh vực chế biến hoặc dịch vụ có chất lƣợng cao nhƣ: Siêu thị,

trung tâm thƣơng mại...Bên cạnh đó một phần đất của huyện vẫn bị bỏ hoang chƣa đƣợc sử dụng đến (1,36%).

* Tài nguyên nước

+ Nƣớc mặt: Tài nguyên nƣớc của huyện khá phong phú, đƣợc cung cấp bởi lƣu vực của sông Gâm, sông Lô, các con suối và các ao, hồ có trên địa bàn huyện. Do nguồn nƣớc mặt phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống sông, suối nên có sự phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm và chất lƣợng nƣớc cũng thay đổi theo mùa. Vào những tháng đầu mùa mƣa, chất lƣợng nƣớc mặt không ổn định, độ đục lớn và có nhiều chất hữu cơ do quá trình rửa trôi các chất trên bề mặt lƣu vực, gây một số khó khăn cho sinh hoạt. Về mùa đông thƣờng thiếu nƣớc, vì vậy khó mở rộng diện tích gieo trồng cây vụ đông nhƣ trồng rau, ngô, đậu tƣơng.. Về mùa mƣa, với địa hình cao, dốc, thảm thực vật rừng bị tàn phá nên nƣớc tập trung vào các sông suối với một lƣu tốc dòng chảy lớn gây lũ quét đột ngột và ngập lụt tại một số nơi.

+ Nƣớc ngầm: Nguồn nƣớc ngầm dồi dào và chất lƣợng tốt đủ tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt. Tuy nhiên, nƣớc ngầm phân bố không đồng đều theo cấu thành địa chất, nên khó khăn cho khai thác, sử dụng trong sinh hoạt của nhân dân.

* Tài nguyên rừng

Diện tích đất rừng của huyện Yên Sơn chiếm hơn 72,59% diện tích đất

nông nghiệp, với nguồn lợi từ rừng vô cùng phong phú. Đặc điểm này tạo cho huyện Yên Sơn những thuận lợi cơ bản cho phát triển công nghiệp khai thác, chế biến lâm sản. Diện tích rừng có 87.764,31 ha, thích hợp cho công nghiệp chế biến các sản phẩm lâm nghiệp đồng thời giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trƣơng. Diện tích rừng đủ lớn đảm bảo cho huyện Yên Sơn sự phát triển bền vững.

chƣa đƣợc điều tra cụ thể, bao gồm quặng sắt, đất sét...có chất lƣợng tốt phục vụ cho công nghiệp. Phần lớn tài nguyên khoáng sản này có giá trị cao phân bố tại các địa điểm thuận lợi cho khai thác. Tuy nhiên, do phân bố rải rác và trữ lƣợng không lớn nên khó khăn cho phát triển quy mô lớn. Trữ lƣợng tài nguyên khoáng sản hiện tại đảm bảo cho huyện Yên Sơn có nguồn lực phát triển mạnh trong một thời gian. Do đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhất là cơ cấu nông nghiệp là điều kiện quyết định sự phát triển kinh tế của huyện.

* Tài nguyên du lịch

Yên Sơn có nhiều địa danh lịch sử nổi tiếng nhƣ: Khu hoạt động của cách mạng Lào tại thôn Đá Bàn xã Mỹ Bằng; Khu căn cứ cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp tại xã Kim Quan, bến Bình Ca...Các địa điểm nƣớc khoáng nóng ở Mỹ Lâm có chất lƣợng tốt, phục vụ cho việc chữa bệnh, nghỉ ngơi giải trí và chế biến nƣớc giải khát.

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất, chất lượng và khả năng khai thác hai loài cỏ có nguồn gốc tự nhiên tại huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)