Chất lƣợng của hai loài cỏ trong điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất, chất lượng và khả năng khai thác hai loài cỏ có nguồn gốc tự nhiên tại huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 88 - 90)

2. Mục tiêu của đề tài

4.4.2.Chất lƣợng của hai loài cỏ trong điều kiện tự nhiên

Để đánh giá chất lƣợng của hai loài cỏ trong điều kiện ngoài tự nhiên ở tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi đã phân tích thành phần hoá học của nó. Kết quả phân tích đƣợc trình bày trong bảng 4.3.

Qua số liệu trong bảng 4.3 cho thấy: Cả hai loài cỏ đều có lƣợng vật chất khô tƣơng đối cao và gần tƣơng đƣơng nhau (cỏ Mật là 16,28% và cỏ Lau là 17,36%). Hàm lƣợng protein của cỏ Mật cao gấp 1,83 lần cỏ Lau. Hàm lƣợng đƣờng và lipit của cỏ Mật đều cao hơn cỏ Lau. Lƣợng xơ tổng số của cỏ Lau cao gần gấp đôi cỏ Mật (cỏ Lau là 7,08% và cỏ Mật là 4,48%). Nếu tính ra đơn vị thức ăn thì 1 kg cỏ Lau tƣơi cho 239,3 Kcal ME, còn 1 kg cỏ Mật cho 223,5 Kcal ME. Nhƣ vậy ngoài thiên nhiên giá trị dinh dƣỡng của cỏ Mật hơi thấp hơn cỏ Lau.

Bảng 4.3: Hàm lượng các chất dinh dưỡng của hai loài cỏ ngoài tự nhiên (% sovới khối lượng tươi ban đầu).

Tên mẫu Hàm lƣợng nƣớc (%) Vật chất khô(%) Protein (%) Đƣờng tổng số (%) Lipit (%) Xơ tổng số (%) Cỏ Mật tự nhiên 83,72 16,28 2,49 0,36 0,38 4,48 Cỏ Lau tự nhiên 82,64 17,36 1,36 0,13 0,28 7,08

Bảng 4.4: so sánh thành phần dinh dưỡng của một số loài cỏ (trong 1 kg)

Tên mẫu Năng lƣợng

(Kcal) Đơn vị thức ăn Protein tiêu hoá (gam) Cỏ Mật tự nhiên 223,5 0,08 24,9 Cỏ Lau tự nhiên 239,3 0,09 13,6 Cỏ Voi 313 0,13 11 Keo dậu 600 0,24 51 Cỏ Stylo 666 0,26 26 Cỏ Ghinê 381 0,15 11 Cỏ Pangola 523 0,21 11

Qua kết quả phân tích ở bảng 4.4. cho thấy: Giá trị năng lƣợng và số đơn vị thức ăn của hai loài cỏ ngoài tự nhiên thấp hơn các loài cỏ trồng. Cao nhất ở đây là cỏ Stylo (666 Kcal) tiếp theo là Keo dậu (600 Kcal). Trong nhóm Hoà thảo cao nhất là cỏ Pangola (523 cal), thấp nhất là cỏ Mật (223,5 Kcal). Hàm lƣợng protein tiêu hoá của hai loài cỏ nghiên cứu cao hơn một số loài cỏ trồng. Giá trị năng lƣợng, số đơn vị thức ăn và hàm lƣợng protein tiêu hoá của cây Keo dậu và cỏ Stylo rất cao nhƣng hiện nay ở nƣớc ta năng suất của hai loài cây này còn thấp. Các nhà khoa học vẫn chƣa tìm ra đƣợc biện pháp nhằm năng cao năng suất của hai loài cây trồng này. Hai loài cây này rất có giá trị trong ngành chăn nuôi.

* Thực trạng khai thác loài cỏ Mật và cỏ Lau ngoài tự nhiên:

Hiện nay hai loài cỏ này mới chỉ đƣợc khai thác ở mức thấp. Nguyên nhân là do sự phân bố không tập trung của chúng. Cỏ Mật do có thân dài và mềm nên không chịu đƣợc sự dẫm đạp của gia súc. Ở những bãi cỏ thƣờng xuyên chăn thả gia súc, cây cỏ Mật không mọc đƣợc. Loài cỏ này có thể phân bố ở nhiều nơi nhƣng thƣờng mọc nhiều và phát triển tốt nhất ở các dải đất ẩm ven sông, suối, bờ mƣơng, nơi gia súc ít dẫm đạp lên. Cây cỏ Lau thƣờng mọc thành bụi cao nên gia súc khó với tới để ăn. Mặt khác, lá cỏ Lau khi già thì cứng và sắc nên gia súc cũng không thích ăn. Trong thời gian gần đây đã có địa phƣơng trồng thử nghiệm loài cỏ Mật và cũng thu đƣợc kết quả tốt.

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất, chất lượng và khả năng khai thác hai loài cỏ có nguồn gốc tự nhiên tại huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 88 - 90)