Chiều cao của thảm cỏ qua các lứa cắt

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất, chất lượng và khả năng khai thác hai loài cỏ có nguồn gốc tự nhiên tại huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 90 - 115)

2. Mục tiêu của đề tài

4.5.1. Chiều cao của thảm cỏ qua các lứa cắt

Thông thƣờng với các loài cỏ trồng thì lứa cắt đầu tiên sẽ đƣợc cắt sau khi trồng 70 ngày, vì vậy chúng tôi đã quyết định cắt lứa đầu với hai loài cỏ thí nghiệm là 74 ngày. Ở lứa cắt đầu tiên chiều cao của cỏ Lau đạt 90 cm,

tiêu chuẩn là chiều cao của thảm cỏ và thời gian sinh trƣởng của nó. kết quả thực nghiệm đƣợc trình bày trong bảng 4.5.

Bảng 4.5: Chiều cao của cỏ thí nghiệm (cm)

Ngày trồng Lứa cắt Chiều cao của cỏ (cm)

Cỏ Lau Cỏ Mật 7/9/2009 0 0 0 Ngày cắt 21/11/2009 1 90 35 02/01/2010 2 100 38 12/3/2010 3 98 39 22/5/2010 4 120 42 20/7/2010 5 135 47 Trung bình 108,6 40,2

Qua số liệu từ bảng 4.5 cho thấy: Chiều cao của cả hai loài cỏ thí nghiệm ở lứa cắt đầu tiên đều thấp hơn các lứa cắt sau. Nguyên nhân là do: Hai loài cỏ mới đƣợc trồng. Mặt khác, giai đoạn này là đầu mùa đông, nhiệt độ không khí hạ thấp đã ảnh hƣởng nhiều đến sự sinh trƣởng của hai loài cỏ nhất là ở giai đoạn đoạn đầu khi chúng mới đƣợc trồng. Mặc dù thƣờng xuyên đƣợc tƣới nƣớc, đảm bảo độ ẩm, nhƣng nhiệt độ thấp đã cản trở sự ra rễ, ánh sáng yếu ảnh hƣởng đến khả năng quang hợp để tổng hợp các chất, dẫn đến sự sinh trƣởng chậm của hai loài cỏ. Do đó chiều cao của hai loài cỏ ở lứa cắt đầu không cao.

Ở lứa cắt thứ hai chiều cao của hai loài cỏ đều tăng so với lứa cắt thứ nhất do chúng có sẵn nguồn dinh dƣỡng của gốc cắt. Nhƣng do nhiệt độ ở tháng 12/2009 và tháng 1/2010 ở Tuyên quang rất thấp nên chiều cao của hai loài cỏ không tăng nhiều, sự sinh trƣởng của chúng bị hạn chế nhiều.

Trong lứa cắt thứ ba chiều cao của cỏ Lau nhỏ hơn ở lứa cắt thứ hai, chiều cao của cỏ Mật tƣơng đƣơng lứa cắt thứ hai. Thu đƣợc kết quả này là do ở giai đoạn này ở Tuyên Quang xuất hiện những đợt rét đậm kéo dài và kèm theo có sƣơng muối vào ban đêm. Qua kết qua này cho thấy, hai loài cỏ thí nghiệm chịu đƣợc điều kiện thời tiết giá lạnh nhất là sƣơng muối. Trong khi đó đã có nhiều loài cỏ đã bị héo do thời tiết quá lạnh. Tính chịu đựng với sƣơng giá của cây cỏ Mật tốt hơn cây cỏ Lau. Nguyên nhân có thể là do cây cỏ Mật thấp, chúng mọc gần mặt đất nơi có nhiệt độ luôn cao hơn ở phía trên. Ngoài ra do đặc tính của cây cỏ Mật là thân bò, chúng mọc đan xen vào nhau tạo nên một vi khí hậu nhỏ do đó mà chịu đƣợc giá lạnh tốt. Còn cây cỏ Lau, do đặc điểm là thân đứng, cao, chúng mọc thành bụi, giữa các bụi có những khoảng trống nhỏ. Do đó không khí lạnh có thể len lỏi vào chúng ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng của cỏ Lau.

Trong lứa cắt thứ 4 và thứ 5 chiều cao của cỏ tăng nhiều so với các lứa cắt trƣớc và cao nhất là ở lứa cắt thứ 5 (ở cỏ Lau là 135cm và cỏ Mật là 47cm). Sở dĩ chiều cao của cỏ trong lứa cắt thứ 4 và thứ 5 tăng nhanh là do thời gian này bắt đầu mùa hè, lƣợng mƣa nhiều, độ ẩm lớn, nhiệt độ cao, lƣợng ánh sáng trong ngày nhiều nên rất thuận lợi cho cỏ sinh trƣởng, phát triển.

Từ kết quả thực nghiệm cho thấy cỏ Lau có chiều cao dao động từ 90 – 135cm, chiều cao trung bình là 108,6cm. Cỏ Mật có chiều cao từ 35 – 47cm, chiều cao trung bình là 40,2cm. Xu thế chung của hai loài cỏ này là tăng dần chiều cao theo thời gian. Nhƣ vậy chiều cao thu hái của hai loài cỏ này có thể chấp nhận là 40cm ở cỏ Mật và 108cm ở cỏ Lau. Số lứa cắt của hai loài cỏ này là 5 - 6 lứa/năm, thời gian cắt lứa đầu là 70 ngày , thời gian cắt các lứa sau trung bình khoảng 60 ngày. Trong hai tiêu chuẩn để xác định lứa cắt, theo chúng tôi nên dùng tiêu chuẩn chiều cao làm gốc, tiêu chuẩn thời gian là để tham khảo. Vì nếu đất tốt, chăm sóc tốt hơn thì thời gian có thể rút

0 20 40 60 80 100 120 140 Chiều cao (cm)

Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5

Lứa cắt

Chiều cao của hai loài cỏ qua các lứa cắt

Cỏ Lau Cỏ Mật

Biểu đồ1: Chiều cao của hai loài cỏ qua các lứa cắt 4.5.2. Năng suất của cỏ thí nghiệm

Chúng tôi đã tiến hành theo dõi năng suất của cỏ ở từng lứa cắt bằng cách cắt toàn bộ ô thí nghiệm, trên cơ sở đó tính ra năng suất trung bình của một lứa cắt. Chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 7 năm 2010, kết quả của từng lứa cắt đƣợc thể hiện ở bảng 4.6 và biểu đồ 2

Bảng 4.6: Năng suất của hai loài cỏ thí nghiệm ở các lứa cắt.

Lứa cắt Ngày cắt Năng suất tƣơi (kg/m2)

Ngày trồng 7/9/2009 Cỏ Lau Cỏ Mật 1 21/11/2009 4,87 2,71 2 02/01/2010 5,01 2,83 3 12/3/2010 5,2 2,97 4 22/5/2010 5,31 3,23 5 20/7/2010 5,20 3,07 Trung bình 5,118 2,962

Qua bảng số liệu trên cho thấy, nhìn chung năng suất của hai loài cỏ đều tăng dần qua các lứa cắt. Ở lứa cắt đầu tiên, năng suất của hai loài cỏ là thấp nhất (cỏ Lau là 4,87 g/m2, cỏ Mật là 2,71 kg/m2) so với các lứa cắt sau. Nguyên nhân là do cỏ mới đƣợc trồng và thời điểm này bắt đầu vào mùa đông, đặc điểm sinh trƣởng của cỏ Hoà thảo là ngừng sinh trƣởng hay tàn lụi trong mùa đông.

Năng suất ở các lứa cắt sau đều tăng và đạt năng suất cao nhất là vào lứa cắt thứ thứ tƣ (cỏ Lau là 5,31 kg/m2

và cỏ Mật là 3,23 kg/m2). Sở dĩ năng suất ở lứa cắt này đạt cao nhất là do thời điểm của lứa cắt này vào đầu mùa hè, nhiệt độ không khí tăng, mƣa nhiều do đó cỏ sinh trƣởng rất nhanh. Nhƣng sang lứa cắt thứ 5 thì năng suất của hai loài cỏ hơi giảm. Mặc dù thời gian này đã vào mùa hè, mƣa rất nhiều, nhƣng do trong tháng 6 và đầu tháng 7 ở Tuyên Quang đã có những đợt nắng gay gắt kéo dài. Hầu hết các loài cỏ cây ở đây đã bị héo trong những ngày này. Hai loài cỏ thí nghiệm không bị héo nhƣng do ánh nắng mạnh chiếu vào đã đốt nóng chúng làm ảnh hƣởng đến quá trình quang hợp. Do đó mà tốc độ sinh trƣởng của chúng giảm so với giai đoạn trƣớc. Mặt khác, theo Hoàng Chung (2004), khi nghiên cứu về sự biến động sinh khối của các thảm cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam cho biết quá trình tích luỹ hai phần trên và dƣới mặt đất xảy ra xen kẽ dƣới trƣớc trên sau và trong một năm khoảng 2 – 3 lần tuỳ từng loài. Số liệu của chúng tôi giảm trong tháng 7 rất có thể vào chu kỳ 2 của quá trình tích luỹ phần dƣới đất. Ngoài ra nó cũng đúng với nhận định của ông là trong điều kiện khắc nghiệt thì thực vật sẽ tăng cƣờng tích luỹ phần dƣới đất.

So sánh năng suất trung bình của hai giống cỏ cho thấy: Năng suất của cỏ Lau dao động từ 4,87 kg/m2 đến 5,31 kg/m2, năng suất trung bình của một lứa cắt là 5,118kg/m2. Năng suất của cỏ Mật thấp hơn cỏ Lau, năng suất của chúng dao động từ 2,71 kg/m2 đến 3,23 kg/m2, năng suất trung bình là 2,962

kg/m2. Năng suất trung bình của mỗi lứa cắt của cỏ Lau cao gấp 1,7 lần cỏ Mật.

Nếu lấy năng suất của các lứa cắt này làm giá trị trung bình về năng suất của hai loài cỏ trong năm thì trong một năm trên 1 ha đất trồng với số lứa cắt là 5 thì có thể thu đƣợc 256 tấn cỏ Lau, với cỏ Mật có thể cho 6 lứa cắt trong một năm thì cho năng suất là 177,7 tấn. Năng suất này là cao so với một số loài cỏ khác. Với điều kiện mùa đông khắc nghiệt mà hai loài cỏ này vẫn sinh trƣởng tốt, đây có thể là nguồn thức ăn xanh chính cho các loài gia súc nhai lại trong mùa đông, khi các loài cỏ trồng khác ngừng sinh trƣởng.

Năng suất của hai loài cỏ thí nghiệm nếu đem so sánh với cỏ Voi ta sẽ thấy năng suất của chúng không kém cỏ Voi. Kết quả so sánh đƣợc thể hiện ở bảng 4.7:

Bảng 4.7: So sánh năng suất của cỏ Mật, cỏ Lau và cỏ Voi

Tên cỏ Năng suất tƣơi (Tấn/ha/năm) Năng suất chất khô (tấn/ha/năm)

Cỏ Mật 177,7 27,85

Cỏ Lau 256 48,59

Cỏ Voi 100-300 18,3-54,9

(Ghi chú: Năng suất tƣơi của cỏ Voi đƣợc xác định theo filipe, 1965. Năng suất chất khô đƣợc xác định theo FAO- thức ăn gia súc nhiệt đới - 1993. Độ tuổi của ba loài cỏ đều là 56 ngày tuổi).

Qua bảng trên ta thấy, năng suất trung bình trên ha/năm của cỏ Lau cao hơn cỏ Mật cả về năng suất tƣơi và năng suất chất khô. Do cỏ Lau có dạng thân đứng, ở 56 ngày tuổi thì chiều cao trung bình của cỏ Lau là 122 cm, chiều cao của cỏ Mật là 43,5 cm. Năng suất của cỏ Lau tƣơng đƣơng cỏ Voi cả về năng suất tƣơi và khô.

Để xác định tỷ lệ phần thân và lá của cỏ Lau, chúng tôi tiến hành cắt toàn bộ cỏ trong các ô thí nghiệm, xác định năng suất của của chúng và xác định khối lƣợng của từng phần thân (gồm cả bẹ lá) và lá. Từ đó tính ra tỷ lệ trung bình của mỗi lứa cắt và tỷ lệ chung của chúng. Kết quả thực nghiệm đƣợc thể hiện ở bảng 4.8:

Bảng 4.8: Tỷ lệ phần thân và lá của cỏ Lau thí nghiệm

Tên mẫu Tỷ lệ phần thân/lá

Cỏ Lau Lứa 1 (kg) Lứa 2 (kg) Lứa 3 (kg) Lứa 4 (kg) Lứa 5 (kg) Trung bình (%) 2,1/2,77 2,31/2,7 2,33/2,87 2,32/2,99 2,30/2,9 79,9

Qua kết quả bảng trên cho thấy: Ở cây cỏ Lau phần thân chiếm tỷ lệ 40,08% và phần lá là 59,92%, khối lƣợng phần thân bằng 4/5 khối lƣợng lá. Đặc điểm của những loại cỏ thân đứng là có phần thân cứng do đó gia súc không thích ăn. Khối lƣợng phần thân sẽ tăng dần theo thời gian, do đó cần xác định thời gian cắt cho mỗi lứa cho phù hợp để tăng khả năng sử dụng của gia súc, nhƣng không ảnh hƣởng đến năng suất.

0 1 2 3 4 5 6 Năng suất (kg/m2) Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5 Lứa cắt

Năng suất của cỏ thí nghiệm

cỏ Lau Cỏ Mật

Biểu đồ 2: năng suất của hai loài cỏ thí nghiệm 4.5.3. Chất lƣợng của hai loài cỏ trong điều kiện thí nghiệm

Để đánh giá chất lƣợng của hai loài cỏ trong điều kiện thí nghiệm ở tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi đã phân tích thành phần hoá học của nó. Kết quả phân tích đƣợc trình bày trong bảng 4.8:

Bảng 4.8: Chất lượng của hai loài cỏ thí nghiệm

Tên mẫu VCK (%) % chất khô

Protein (%) Đƣờng TS (%) Lipit (%) Xơ TS (%)

Cỏ Lau 18,98 2,16 0,34 0,43 7,23

Cỏ Mật 15,67 2,21 0,57 0,30 4,33

Qua số liệu trong bảng 4.8 cho thấy: Cả hai loài cỏ đều có lƣợng vật chất khô tƣơng đối cao. Lƣợng vật chất khô của cỏ Lau cao hơn cỏ Mật. Do cỏ Mật mềm chứa hàm lƣợng nƣớc cao hơn cỏ Lau nên lƣợng vật chất khô cỏ Mật thấp hơn cỏ Lau. Đây là hai loài cỏ tự nhiên nên hàm lƣợng protein của hai loài cỏ rất cao. Hàm lƣợng protein của cỏ Mật cao hơn cỏ Lau nhƣng không lớn.

Một trong những tiêu chí để đánh giá chất lƣợng của cỏ là dựa vào tỷ lệ vật chất khô và protein. Tất cả các chất dinh dƣỡng trong cỏ đều quan trọng với sự sinh trƣởng và phát triển của gia súc nhƣng quan trọng hơn cả là hàm lƣợng protein trong cỏ. Qua bảng 4.8 cho thấy, cỏ Mật là loài cỏ tốt nhất với gia súc nhai lại, các nhà chăn nuôi nên quan tâm nhiều hơn nữa.

Hàm lƣợng đƣờng của cỏ Mật cao hơn cỏ Lau. Tất cả các loài gia súc đều rất thích ăn cỏ Mật là do cỏ Mật mềm, có vị thơm và đặc biệt là có vị ngọt do có hàm lƣợng đƣờng cao. Cỏ Lau thuộc chi mía nên cũng có chứa đƣờng, nhƣng phần lớn lƣợng đƣờng nằm trong thân cây ở các đốt. Mặt khác ở cây cỏ Lau 56 ngày tuổi mới bắt đầu hình thành đốt thân nên hàm lƣợng

đƣờng trong thân không nhiều. Do đó ở cùng độ tuổi là 56 ngày thì hàm lƣợng đƣờng của cỏ Lau thấp hơn cỏ Mật. Hàm lƣợng đƣờng ở cỏ Lau tăng dần theo thời gian.

Hàm lƣợng lipit của hai loài cỏ khá cao so với các loài cỏ khác. Lƣợng lipit của cỏ Lau cao hơn cỏ Mật một lƣợng nhỏ. Lƣợng xơ tổng số của cỏ Lau cao gấp 1,67 lần cỏ Mật. Do có hàm lƣợng xơ cao, lá lại cứng và sắc nên một số loại gia súc không thích sử dụng loài cỏ này dù hàm lƣợng dinh dƣỡng của cỏ Lau tƣơng đƣơng cỏ Mật.

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 (%)

VCK Protein Đƣờng TS Lipit Xơ TS

Hàm lƣợng dinh dƣỡng của hai loài cỏ

Cỏ Lau Cỏ Mật

Biểu đồ 3: Hàm lƣợng dinh dƣỡng của hai loài cỏ

Nếu so sánh thành phần dinh dƣỡng của cỏ Lau, cỏ Mật và cỏ Voi ta sẽ thấy giá trị năng lƣợng của cỏ Lau còn cao hơn cỏ Voi. Kết quả so sánh đƣợc

Bảng 4.9: Số đơn vị thức ăn trong 100 kg cỏ tươi của 3 loài cỏ

Tên cỏ Tên vật chất dinh dƣỡng

Số lƣợng/100kg

(kg) Số ĐV tinh bột

Cỏ Mật Protein tiêu hoá 2,21 2,09

Lipit tiêu hoá 0,3 0,57

Xơ tiêu hoá 4,33 4,42

Gluxit tiêu hoá 0,57 0,57

Tổng số 7,65

Cỏ Lau Protein tiêu hoá 2,16 2,05

Lipit tiêu hoá 0,43 0,82

Xơ tiêu hoá 7,23 7,36

Gluxit tiêu hoá 0,34 0,34

Tổng số 10,57

Cỏ Voi Protein tiêu hoá 1,5921 1,52

Lipit tiêu hoá 0,6039 1,15

Xơ tiêu hoá 6,0024 6,12

Gluxit tiêu hoá 0,3 0,3

Tổng số 9,09

Qua bảng 4.9 cho thấy, trong 100 kg cỏ tƣơi thì cỏ Lau cho số đơn vị thức ăn cao nhất (10,57 ĐVTA), cỏ Voi đƣợc ngƣời dân Việt Nam trồng rất nhiều nhƣng số ĐVTA lại kém hơn một loài cỏ tự nhiên của Việt Nam. Cỏ Mật tuy có hàm lƣợng protein cao nhất nhƣng lại cho số ĐVTA thấp nhất trong 3 loài cỏ trên vì hàm lƣợng nƣớc hơi cao, phần trăm xơ thấp. Loài cỏ Lau của chúng ta cần đƣợc nghiên cứu nhiều hơn nữa để có thể nội hoá một giống cỏ trong nƣớc mà nhiều ngƣời biết đến xong không phải ai cũng biết đến hiệu quả kinh tế của loài cỏ này. Để làm sáng tỏ hơn hiệu quả kinh tế của từng loài cỏ trên, chúng tôi sơ bộ tính số đơn vị thức ăn từng loài trong 1

ha/năm. Với cỏ Mật sẽ là 177,7 tấn và số đơn vị thức ăn là 177.700 x 7,65/100 = 13,594 tấn tinh bột ngô. Cỏ Lau là 256.000 x 10,57/100 = 27,059 tấn tinh bột ngô. Nhƣ vậy hiệu quả kinh tế của loài cỏ Lau và cỏ Voi là gần tƣơng đƣơng nhau (với điều kiện cỏ Voi đạt 300 tấn/ha/năm), còn cỏ Mật chỉ đạt 50% so với hai loài cỏ trên.

4.6. Thành phần dinh dƣỡng của đất

4.6.1. Thành phần dinh dưỡng của đất tự nhiên

Hai mẫu đất đƣợc chúng tôi lấy tại xã Tiến Bộ tại nơi đã lấy mẫu cỏ. Mẫu đất cỏ Lau đƣợc lấy tại ven đƣờng quốc lộ 2. Mẫu đất cỏ Mật đƣợc lấy tại ven bờ ao. Cả hai mẫu đất đƣợc đem đi phân tích tại Viện Khoa học sự sống – Đại học Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong bảng 4.10.

Bảng 4.10: Thành phần dinh dƣỡng của đất tự nhiên nơi cỏ Lau, cỏ Mật sinh trƣởng.

Tên mẫu pH OM(%) Nitơ TS

(%) P2O5 (%) Kali TS (%) Đất cỏ Mật tự nhiên 6,24 0,41 0,02 0,04 0,62 Đất cỏ Lau tự nhiên 3,8 1,44 0,09 0,08 0,93

Qua kết quả phân tích mẫu đất cho thấy: Môi trƣờng đất của hai loài cỏ này khác nhau, hàm lƣợng dinh dƣỡng ít. Mẫu đất nơi cỏ Lau mọc có pH=3,8,

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất, chất lượng và khả năng khai thác hai loài cỏ có nguồn gốc tự nhiên tại huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 90 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)