Năng suất của hai loài cỏ trong điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất, chất lượng và khả năng khai thác hai loài cỏ có nguồn gốc tự nhiên tại huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 87 - 88)

2. Mục tiêu của đề tài

4.4.1. Năng suất của hai loài cỏ trong điều kiện tự nhiên

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu năng suất chất xanh của hai loài cỏ này qua một số lần cắt.

Năng suất của tất cả các loài cây phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh nhƣ: Lƣợng mƣa, nhiệt độ, độ ẩm...vv. Vào mùa mƣa, nhiệt độ cao, độ ẩm lớn nên rất thuận lợi cho các loài cây sinh trƣởng, phát triển cho năng suất chất xanh thu đƣợc cao hơn mùa khô. Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong bảng 4.2.

Trong hai loài cỏ chúng tôi tiến hành nghiên cứu thì cây cỏ Lau có năng suất cao hơn so với cây cỏ Mật gấp 1,5 lần. Năng suất của cỏ Lau trung bình năm là 3,175 kg/m2, năng suất cỏ Mật trung bình trong năm là 1,999 kg/m2. Nhƣng năng suất của cỏ Lau không ổn định, chịu ảnh hƣởng nhiều của thời tiết. Trong mùa đông, năng suất của cỏ Lau giảm nhiều. Năng suất tối đa của cỏ Lau đạt đƣợc là 3,60 kg/m2

vào đợt cắt tháng 10 năm 2009 và năng suất tối thiểu thu đƣợc vào đầu tháng 1 năm 2010 là 2,65 kg/m2. Vào thời điểm này thời tiết ở Tuyên Quang khá lạnh, không có mƣa do đó đã làm ảnh hƣởng rất nhiều đến sự sinh trƣởng của cây cỏ Lau. Ngƣợc lại, mặc dù cây cỏ Mật có năng suất thấp hơn cây cỏ Lau nhƣng năng suất của chúng khá ổn định trong năm. Năng suất tối đa của cỏ Mật thu đƣợc là 2,19 kg/m2

vào đợt cắt đầu tháng 8 năm 2010. Sở dĩ năng suất của cỏ Mật đạt tối đa vào thời gian này là do lúc này thời tiết ở Tuyên Quang có mƣa nhiều nên độ ẩm của đất và không khí khá lớn, mặt khác nhiệt độ không khí không cao lắm, không còn nắng gay gắt nhƣ trong tháng 6. Trong tháng 6 và đầu tháng 7 ở đây có lƣợng mƣa lớn nhƣng năng suất cỏ Mật không đạt tối đa là do thời điểm này ở Tuyên Quang có những đợt nóng kéo dài nhiệt độ không khí có khi lên tới 390C, đã có những cây cỏ Mật bị héo do không chịu đƣợc nóng. Năng suất

của cỏ Mật thấp nhất là 1,87 kg/m2

vào đợt cắt đầu tháng 1 năm 2010. Tháng 12 năm 2009 nhiệt độ không khí ở Tuyên Quang là 190C, lƣợng mƣa thấp nhất so với tất cả các tháng trong năm (13mm) do đó đã làm ảnh hƣởng rất nhiều đến tốc độ sinh trƣởng của cây cỏ Mật.

Qua kết quả nghiên cứu năng suất của hai loài cỏ này ngoài tự nhiên cho thấy: Trong hai loài cỏ thì cây cỏ Lau có khả năng chịu đƣợc nhiệt độ cao hơn và chịu đƣợc khô hạn tốt hơn cây cỏ Mật. Ngƣợc lại, cây cỏ Mật lại có khả năng chịu đƣợc lạnh tốt hơn cây cỏ Lau.

Nhƣ vậy trong cùng một vùng khí hậu và đất đai nhƣng do các loài cỏ có đặc điểm sinh lý, sinh thái khác nhau nên cho năng suất chất xanh khác nhau.

Bảng 4.2 : Năng suất chất xanh của hai loài cỏ ngoài tự nhiên qua các lần cắt

Lần cắt Ngày cắt Năng suất tƣơi (kg/m

2 ) Cỏ Lau Cỏ Mật 1 24/9/2009 3,57 1,92 2 18/10/2009 3,60 1,97 3 29/11/2009 3,43 1,95 4 05/12/2009 2,71 1,91 5 02/01/2010 2,65 1,87 6 07/02/2010 2,83 1,92 7 07/3/2010 2,78 1,95 8 03/4/2010 3,12 1,98 9 02/5/2010 3,41 2,11 10 05/6/2010 3,55 2,18 11 07/07/2010 3,05 2,04 12 10/08/2010 3,40 2,19 Trung bình 3,175 1,999

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất, chất lượng và khả năng khai thác hai loài cỏ có nguồn gốc tự nhiên tại huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)