Quy trình bồi thường

Một phần của tài liệu Công tác giám định và bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Bảo Minh Hà Nội (Trang 36 - 39)

Để có thể xác định được số tiền bồi thường cho chủ xe thì DNBH phải tính toán theo các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ yêu cầu bồi thường: Hồ sơ bồi thường bao gồm các giấy tờ sau: - Giấy yêu cầu bảo hiểm

- Bản sao các giấy tờ:

+ Giấy đăng ký xe và giấy phép lái xe

+ Giấy đăng ký an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường

+ Giấy đăng ký kinh doanh đối với các xe kinh doanh chở hành khách và chở hàng hóa.

- Kết luận điều tra tai nạn của công an - Quyết định của tòa án (nếu có) - Giấy tờ liên quan đến người thứ ba - Giấy tờ chứng minh thiệt hại vật chất xe

+ Biên bản giám định thiệt hại

+ Hóa đơn, chứng từ liên quan đến việc sửa chữa phương tiện

Bước 2:

Cơ sở để tính toán số tiền bồi thướng căn cứ vào:

- Thiệt hại thực tế và chi phí sữa chữa hợp lý mà các bên đã thỏa thuận trong khi giám định chi tiết để thống nhất điều kiện sửa chữa cho xe bị tai nạn.

- Chi phí khác được chấp nhận bồi thường để hạn chế tổn thất hoặc để kéo xe từ nơi bị nạn về nơi sửa chữa.

- Cách thức tham gia bảo hiểm - Các khoản thu từ người thứ 3

Bước 3: Trình tự và cách tính số tiền bồi thường

- Xác định giá trị thiệt hại thực tết thuộc trách nhiệm của hợp đồng bảo hiểm. = + - Thiệt hại thực tế thuộc trách nhiệm bảo hiểm Chi phí được chấp nhận bồi thường Chi phí không thuộc trách nhiệm bảo hiểm Chi phí sửa chữa đã thống nhất

- Tính toán số tiền bồi thường:

* Trường hợp xe tham gia bảo hiểm bằng hoặc dưới giá trị: STBH Số tiền bồi thường = Giá trị thiệt hại thực tế *

GTBH * Trường hợp xe tham gia bảo hiểm trên giá trị:

Để tránh việc “lợi dụng” bảo hiểm CTBH chỉ chấp nhận STBH nhỏ hơn hoặc bằng GTBH. Nếu người tham gia bảo hiểm cố tình tham gia với STBH lớn hơn GTBH nhằm trục lợi bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm sẽ không còn hiệu lực. Tuy nhiên, nếu là vô tình tham gia bảo hiểm trên giá trị thì CTBH sẽ vẫn bồi thường nhưng STBH chỉ bằng thiệt hại thực tế của xe và luôn nhỏ hơn hoặc bằng GTBH trừ trường hợp chủ xe tham gia điều kiện bảo hiểm mới thay cũ.

* Trường hợp tổn thất bộ phận:

Các CTBH thường giới hạn mức bồi thường đối với tổn thất bộ phận bằng tỉ lệ giá trị tổng thành xe đã được quy định trước. Và khi thay thế bộ phận mới thì chỉ được bồi thường giá trị đã được tính khấu hao hoặc chỉ được tính giá trị tương đương với giá trị ngay trước khi tai nạn.

Bước 4: Tiến hành bồi thường Các cách thức bồi thường:

- Bồi thường trên cơ sở chi phí thiệt hại: Đây là phương án được các công ty áp dụng phổ biến nhất, cũng là cách khắc phục kinh tế nhất và sát với thiệt hại thực tế nhất.

- Chủ xe tự đi sửa chữa: Áp dụng với những thiệt hại nhỏ và nguyên nhân đơn giản. Để quản lý các CTBH sẽ kiểm soát giá bằng cách yêu cầu chủ xe phải báo giá hoặc có thỏa thuận với công ty trước khi sửa chữa.

Một phần của tài liệu Công tác giám định và bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Bảo Minh Hà Nội (Trang 36 - 39)