KHÁI QUÁT VỀ BẢO MINH HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Công tác giám định và bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Bảo Minh Hà Nội (Trang 44 - 100)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty bảo hiểm Bảo Minh thành lập và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 28/11/1994, để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, Công ty đã thành lập ngay chi nhánh Bảo Minh Hà Nội vào ngày 6/6/1995 và sau này là Công ty Bảo Minh Hà Nội.

Ban đầu khi còn là chi nhánh Bảo Minh Hà Nội, Công ty có cơ cấu tổ chức rất đơn giản, gọn nhẹ gồm một Giám đốc, một Phó giám đốc với bảy phòng chức năng. Tuy cơ cấu nhỏ nhưng trong vòng 10 năm kể từ khi thành lập Công ty đã hoạt động hết sức có hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao.

Năm 2004 là năm đánh dấu một mốc quan trọng đối với Công ty bảo hiểm Bảo Minh khi trong “chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010” được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt theo Quyết định số 175/2003/QĐ – TTg ngày 29/8/2003, Chính phủ đã đặt mục tiêu “ Phát triển Bảo Minh thành công ty bảo hiểm cổ phần, vốn Nhà nước chi phối, chuyên kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và thực hiện các hoạt động khác như đầu tư vốn, dịch vụ tài chính, trong đó bảo hiểm là hoạt động kinh doanh chủ yếu”. Bảo Minh được Chính phủ lựa chọn là doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước đầu tiên làm ăn có hiệu quả để thực hiện cổ phần hoá là một vinh dự to lớn đối với Bảo Minh. Ngày 01/10/2004, sau khi tiến hành cổ phần hoá, Công ty bảo hiểm Bảo Minh chuyển đổi thành Tổng công ty cổ phần Bảo Minh, chi nhánh Bảo Minh Hà Nội

cũng chuyển đổi thành Công ty Bảo Minh Hà Nội, một công ty thành viên của Tổng công ty cổ phần Bảo Minh. Theo đó, Công ty Bảo Minh Hà Nội cũng thay đổi lại cơ cấu để phù hợp hơn với vai trò và nhiệm vụ mới.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy của Bảo Minh Hà Nội.

Trước đây cơ cấu tổ chức của bộ máy Bảo Minh Hà Nội rất đơn giản với số lượng các phòng ban và cán bộ công nhân viên không nhiều. Tuy nhiên, từ sau khi cổ phần hoá, để phù hợp với mô hình quản lý mới và mở rộng quy mô hoạt động, Bảo Minh Hà Nội có cơ cấu tổ chức bộ máy theo sơ đồ 2.1 sau:

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Bảo Minh Hà Nội giai đoạn 2003- 2007

Một dấu mốc rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến chiến lược và kết quả kinh trong các năm gần đây của Công ty đó là khi Công ty được cổ phần hoá vào cuối năm 2004, Bảo Minh Hà Nội bước vào một thời kỳ phát triển mới với những điều kiện mới của thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2005. Trong đó thị trường bảo hiểm có những nét đáng lưu ý sau: Thứ nhất, khung pháp lý về bảo hiểm ngày càng hoàn thiện và cơ chế thông thoáng hứa hẹn sự phát triển cho ngành bảo hiểm Việt Nam. Thứ hai, là có thêm sự góp mặt của một số CTBH phi nhân thọ như CTBH AAA chính thức đi vào hoạt động, Groupama được phép mở rộng phạm vi hoạt động trong lĩnh vực phi nhân thọ… Thứ ba, Chính phủ đã ban hành quy định việc thành lập tổ chức và hoạt động của tổ chức Bảo hiểm tương hỗ. Cuối cùng là sự kiện vụ tiêu cực của Pjico đã làm tổn hại uy tín của ngành bảo hiểm Việt Nam.

Sau đây là bảng số liệu tình hình về doanh thu của Công ty theo các nhóm nghiệp vụ của từ năm 2003 đến năm 2007:

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy doanh thu của Bảo Minh Hà Nội trong năm 2003 và 2004 có thể nói là rất cao, năm 2003 là 109.579 triệu đồng, năm 2004 là 114.993 triệu đồng. Trong hai năm này hai nghiệp vụ có doanh thu cao nhất là Tài sản kỹ thuật và Hàng không, cụ thể:

- Năm 2003 nghiệp vụ Tài sản - kỹ thuật có doanh thu 20.645 triệu đồng, chiếm 18,84% tổng doanh thu. Nghiệp vụ Hàng không có doanh thu 70.357 triệu đồng, chiếm 64,21% tổng doanh thu của Công ty. Như vậy hai nghiệp vụ này đã chiếm tới 73,05% tổng doanh thu từ tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm của Công ty.

- Năm 2004 nghiệp vụ Tài sản - kỹ thuật có doanh thu 18.116 triệu đồng, chiếm 15,75% tổng doanh thu. Nghiệp vụ bảo hiểm Hàng không có doanh thu 75.128 triệu đồng.

Riêng nghiệp vụ xe cơ giới chỉ chiếm 7- 8% do lượng xe cơ giới tham gia bảo hiểm vật chất còn ít nên doanh thu chỉ đạt 8.048 triệu đồng chiếm 7,34% năm 2003 và 9.097 triệu đồng chiếm 7,91% tổng doanh thu. Với doanh thu như vậy mà doanh thu của nghiệp vụ Tài sản - kỹ thuật và nghiệp vụ bảo hiểm Hàng không lại rất lớn nên doanh thu của nghiệp vụ Bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn.

Từ năm 2005 nghiệp vụ Hàng không được tách về Tổng Công ty nên doanh thu của Công ty giảm xuống nhanh chóng, năm 2005 là 58.349 triệu đồng. Chính vì thế mà vị thế của tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm còn lại đều được nâng lên, thể hiện qua tỷ trọng của nó trong tổng doanh thu. Năm 2005 nghiệp vụ Tài sản - kỹ thuật có doanh thu 23.550 triệu đồng, chiếm 40,36 % . Đây là doanh thu có tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu của Công ty. Nghiệp vụ Hàng hải có doanh thu cũng tăng thêm gần 4.500 triệu đồng, chiếm 20,73% trên tổng doanh thu. Đặc biệt là Bảo hiểm thân tàu và P&I và bảo hiểm vận chuyển nội địa. Năm

này cũng là năm Công ty thực hiện chiến lược mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm cho nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, số xe taxi tham gia bảo hiểm trong năm này lên tới 1000 xe, khiến doanh thu của nghiệp vụ tăng vọt, tăng thêm hơn 7000 triệu đồng lên 16.195 triệu đồng. Nghiệp vụ bảo hiểm Con người cũng chiếm 11,15% doanh thu.

Năm 2006 tổng doanh thu của Công ty là 58.582 triệu đồng, tăng không nhiều so với năm 2005 là do Phòng Hàng hải và Phòng Phi hàng hải tách ra thành lập Bảo Minh Thăng Long vào tháng 6-2006 nên Công ty đã phải thành lập mới hoàn toàn hai phòng này. Cũng vì vậy mà nghiệp vụ Hàng hải doanh thu đã bị giảm còn 5.756 triệu đồng.

Doanh thu nghiệp vụ bản hiểm Hàng hải giảm còn do số lượng tàu mua và đóng mới theo các chương trình đầu tư lớn của Nhà Nước cho các tổng công ty lớn đã không thực hiện như kế hoạch mà vẫn còn trong giai đoạn triển khai và triển khai rất dàn mỏng. Số lượng đóng mới các tàu nhỏ do các Công ty TNHH đầu tư đóng mới, các chủ tàu đều phải vay vốn hoặc thuê mua qua ngân hàng. Việc khai thác qua các tổ chức tín dụng gặp khó khăn. Ảnh hưởng của việc giải quyết tổn thất một số vụ tai nạn dẫn đến khả năng phát triển một số tàu đóng mới bị đình lại và từ chối. Do phòng vẫn chưa có sự nỗ lực đầu tư, quan tâm thích đáng vào việc mở rộng quan hệ, tìm kiếm những khách hàng nhập khẩu mới.

Riêng nghiệp vụ Xe cơ giới doanh thu vẫn tăng lên 20.011 triệu đồng mặc dù phòng phi Hàng hải, một phòng khai thác được số lượng lớn khách hàng tham gia bảo hiểm xe cơ giới khá lớn đã chuyển đi.

Năm 2007 cả bốn nghiệp vụ chính đều đi vào ổn định và doanh thu đều tăng. Nghiệp vụ xe cơ giới tăng cao nhất thêm gần 8000 triệu đồng đạt 27.936 triệu đồng chiếm 37,18%, lớn hơn cả nghiệp vụ Tài sản - kỹ thuật. Nhưng nghiệp

vụ Tài sản - kỹ thuật doanh thu năm 2007 vẫn tăng lên so với năm 2006. Kết quả này có được là do ngay từ đầu công ty đã đặt ra mục tiêu đẩy mạnh phát triển nghiệp vụ bảo hiểm Hoả hoạn, mở rộng đối tượng khách hàng và mở rộng địa bàn. Do đó, công ty đã tổ chức tập huấn, đào tạo và phân cấp khai thác cho tất cả các phòng khai thác nên đã phát triển được khách hàng. Khai thác qua các tổ chức tài chính, ngân hàng, duy trì và mở mới một số dịch vụ qua các Công ty môi giới chuyên nghiệp..

Nhìn chung, doanh thu năm 2007 tăng trưởng chưa cao do các nguyên nhân sau: Các dự án có vốn ngân sách được giải ngân rất chậm, nhiều dự án đầu tư của các tổng công ty lớn vào lĩnh vực hạ tầng, các dự án thuỷ điện, nhiệt điện chưa thu xếp được vốn nên tiến độ triển khai đình trệ. Mặt khác, các dịch vụ lớn các chủ đầu tư phần lớn đều tổ chức đấu thầu nên Bảo Minh có điều kiện tham gia nhưng khả năng thắng thầu cũng rất khó khăn.

Đối với nhóm nghiệp vụ bảo hiểm Con người, doanh thu các năm đều thấp. Nguyên nhân do các phòng khai thác vẫn chưa tập trung vào phát triển nghiệp vụ này do năng suất và hiệu quả thấp và áp lực kinh doanh đòi hỏi các phòng phải tập trung vào các nghiệp vụ có doanh thu tăng trưởng nhanh. Kênh phân phối qua đại lý chưa nhiều và hiệu quả khai thác thấp. Đến năm 2007 doanh thu đạt 8.242 triệu đồng chiếm 11,26% tổng doanh thu cả năm. Doanh thu nghiệp vụ này tăng chủ yếu là do Bảo hiểm học sinh có sự tăng trưởng, lực lượng khai thác đã được bổ sung, địa bàn cũng phát triển thêm, Công ty cũng đã tập trung mở rộng quan hệ với các Phòng Giáo dục.

Bảo Minh Hà Nội cũng đã có kế hoạch tuyển thêm cán bộ nhân viên từ 80 người lên 100 người bổ sung lực lượng cho tất cả các khâu công việc. Đồng thời, tuyển dụng thêm 97 đại lý gồm tổng đại lý, đại lý chuyên nghiệp và bán chuyên

nghiệp. Kế hoạch đào tạo cho tất cả các đại lý này và đào tạo cho 7 giảng viên và 37 cán bộ quản lý cho các phòng ban. Cơ sở vật chất cũng được quan tâm trang bị thêm với tổng giá trị 131 triệu đồng gồm máy ảnh kỹ thuật số, máy fax, máy lạnh…

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI THƯỜNG BẢOHIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI BẢO MINH HÀ NỘI HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI BẢO MINH HÀ NỘI

2.2.1. Vai trò của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Bảo Minh HàNội Nội

Bảo Minh Hà Nội nằm trên địa bàn thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa, xã hội, chính trị của cả nước, có mật độ dân cư đông, đời sống vật chất cũng như tinh thần khá cao. Chính vì vậy số lượng xe cơ giới lưu thông trên địa bàn là rất lớn và ngày càng gia tăng nhanh chóng. Do đó, ngay từ khi mới thành lập, Bảo Minh Hà Nội đã nắm bắt được xu hướng và xác định đây là nghiệp vụ quan trọng và cần được quan tâm thích đáng và phải triển khai ngay. Cho đến nay thì nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới đã triển khai được gần 13 năm. Hàng năm nghiệp vụ này luôn mang lại doanh thu lớn cho Công ty và chiếm khoảng 75% doanh thu nghiệp vụ Bảo hiểm xe cơ giới. Bảo hiểm xe cơ giới tại Bảo Minh Hà Nội hiện tại có ba loại: Bảo hiểm xe hai bánh, bảo hiểm trách nhiệm và bảo hiểm vật chất xe cơ giới. Bảo hiểm xe hai bánh tại Bảo Minh Hà Nội chưa được triển khai rộng rãi trên địa bàn nên kết quả kinh doanh thấp, hệ thống đại lý bán Bảo hiểm xe máy chưa nhiều. Đối với loại bảo hiểm trách nhiệm, ngoài bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba và đối với hành khách, Công ty còn triển khai loại bảo hiểm trách nhiệm tự nguyện của chủ xe đối với các đối tượng này

khi các chủ phương tiện muốn tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự lớn hơn mức quy định của Bộ Tài Chính. Ngoài ra còn loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hoá; tai nạn lái, phụ xe và người ngồi trên xe. Đối với loại hình bảo hiểm vật chất xe cơ giới, chủ phương tiện khi tham gia bảo hiểm sẽ được công ty bồi thường thiệt hại nếu xe bị tổn thất vật chất do các rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm gây nên.

Trong tình hình Bảo hiểm xe hai bánh chưa được triển khai rộng rãi trên địa bàn, kết quả kinh doanh thường thấp hệ thống địa lý bán bảo hiểm xe máy chưa nhiều. Bảo hiểm tự nguyện thì có những đơn bảo hiểm phí chỉ có 200.000 đồng – 300.000 đồng. Trong khi đó năm 2007 trung bình mỗi một đơn bảo hiểm xe cơ giới phí bảo hiểm từ 3- 4 triệu đồng. Như vậy, tại Bảo Minh Hà Nội, doanh thu của Bảo hiểm vật chất xe cơ giới chiếm phần lớn doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới.

2.2.2. Kết quả khai thác Bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Bảo Minh Hà Nội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Bảo Minh Hà Nội được thể hiện qua bảng 2.2.

Bảng 2.2. Tình hình khai thác Bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Bảo Minh Hà Nội giai đoạn 2003 -2007

Năm Doanh thu phí kê hoạch (triệu đồng) Doanh thu phí thực hiện (triệu đồng) Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%) Tốc độ tăng liên hoàn (%) 2003 4 5.634 140,85 - 2004 5 6.368 127,36 113,02% 2005 8 11.337 141,71 178,03% 2006 12 14.008 116,73 123,56% 2007 18 20.952 116,40 149,57%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Bảo Minh Hà Nội)

Nhìn vào bảng cho thấy tất cả các năm doanh thu phí của nghiệp vụ đều đạt kế hoạch đề ra. Có được kết quả trên cũng là ngay từ đầu do công ty đã rất quyết tâm, coi nghiệp vụ Xe cơ giới là một trong những nghiệp vụ chủ lực hàng đầu và đầu tư nhiều nguồn lực cho nghiệp vụ này.

Đồng thời nhìn vào bảng cũng cho thấy doanh thu năm sau cao hơn năm trước trong tất cả các năm thể hiện ở tốc độ tăng liên hoàn của doanh thu, riêng có hai năm doanh thu tăng đột biến là năm 2005 và 2007. Cụ thể:

+ Năm 2005 đạt doanh thu 11.337 triệu đồng bằng 178,03% doanh thu 2004. Năm 2003 và 2004, khách hàng của Bảo Minh Hà Nội chủ yếu là các Bộ, ban ngành như Bộ Quốc Phòng, Bộ Tài Chính, kho bạc toàn hệ thống... Các đối tượng này hàng năm đem lại khoảng 40% doanh thu cho Bảo Minh Hà Nội. Như vậy, trong hai năm này 2003 và 2004 do Bảo Minh Hà Nội thực hiện chính sách lựa chọn khách hàng và chủ yếu là khách hàng truyền thống, cố định nên doanh thu không biến động nhiều. Đến năm 2005, Công ty được yêu cầu chuyển nghiệp

vụ Bảo hiểm Hàng không về Tổng công ty nên để tăng doanh thu trong điều kiện thị trường cạnh tranh gay gắt Công ty đã mở rộng đối tượng bảo hiểm xe kinh doanh và trong năm này đã có gần 1000 xe taxi tham gia bảo hiểm tại Bảo Minh Hà Nội làm doanh thu tăng đột biến, mặc dù công ty đã phải giảm phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới do sự cạnh tranh giảm phí trên thị trường, hợp đồng với Bộ Công An không tái tục được và một số tổng đại lý khai thác chủ yếu xe ở các tỉnh ngoài địa bàn thu hẹp lại. Một nguyên nhân nữa làm tăng doanh thu năm 2005 là công ty đã nắm bắt được nhu cầu sửa xe trong hãng của khách hàng và thêm điều kiện bảo hiểm mở rộng BS02- sửa chữa trong hãng. Chính điều này đã thu hút một lượng lớn khách hàng tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Bảo Minh Hà Nội.

Năm 2005, tuy còn nhiều khó khăn và bất lợi như trên nhưng doanh thu nghiệp vụ vẫn tăng trưởng rất cao. Điều đó cho thấy xu hướng tăng trưởng xe cơ giới có chiều hướng tốt cho các năm 2006, năm 2007 và các năm tiếp theo.

+ Năm 2007, tốc độ tăng trưởng 149,57% doanh thu tăng gần 7 tỷ so với năm 2006. Sự tăng đột biến doanh thu nghiệp vụ này trong năm 2007 đầu tiên

Một phần của tài liệu Công tác giám định và bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Bảo Minh Hà Nội (Trang 44 - 100)