Kinh tế:

Một phần của tài liệu kế hoạch marketing công ty tnhh thành nhân quạt tana (Trang 26 - 31)

8 tháng đầu năm 2014, chỉ số phát triển công nghiệp TPHCM tăng 6,5% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 5,5%). Quy mô sản xuất công nghiệp tiếp tục được mở rộng, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp tiếp tục có bước chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp chế biến, chế tao, giảm dần tỷ trọng ngành công nghiệp khai khoáng. Bốn ngành công nghiệp trọng điểm (cơ khí chế tạo, điện tử, hóa chất – cao su – nhựa và chế biến tinh lương thực thực phẩm) tăng 7,5% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng chung của toàn ngành.

27/190

triển vọng thị trường sau một thời gian trì trệ trong sản xuất và kinh doanh. Đặc biệt với ngành quạt điện hiện nay đang bão hòa và tăng trưởng chậm.

Cùng với tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong 6 tháng đầu năm 2014 cũng chỉ tăng 1,38%. Hầu hết các mặt hàng đều có mức tăng khá thấp. Nguyên nhân của lạm phát thấp ngoài việc do giá cả hàng hóa thế giới khá ổn định và sức mua trong nền kinh tế sụt giảm. Đây là năm đầu tiên trong nhiều năm qua kinh tế Việt Nam không còn phải lo sợ trước vấn đề lạm phát.

Về tỷ giá cũng có dấu hiệu tích cực dù mới đây NHNN đã quyết định điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng tăng 1% lên mức 21.246 VND/USD. Tỷ giá của Việt Nam được nhiều chuyên gia dự báo sẽ tiếp tục ổn định do lượng dự trữ ngoại tệ hiện nay của Việt Nam đang rất lớn. Ngoài ra, Việt Nam vẫn có thể tiếp tục thặng dư cán cân thanh toán trong thời gian tới. Nhiều doanh nghiệp sản xuất quạt điện trong nước đang nhập khẩu nguyên liệu chủ yếu từ nước ngoài. Tỷ giá giữ ở mức ổn định giúp các doanh nghiệp kiểm soát chi phí đầu vào. .

Khó khăn trong hệ thống bán lẻ mặt hàng điện máy

Tình hình bán lẻ sản phẩm điện máy – điện lạnh tại hệ thống các siêu thị điện máy trong nước vài năm qua không mấy khởi sắc. Cụ thể vào năm 2013 mức tăng trưởng vẫn giảm khoảng 10% so với 2012. Việc mở thêm nhiều siêu thị điện máy không làm cho doanh số tăng mạnh mà ngược lại khiến chi phí tăng, lợi nhuận giảm. Hiện nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang có nhu cầu mua lại hệ thống phân phối bán lẻ tại Việt Nam. Đây là thời điểm có thể mua được với giá rẻ. Một số công ty Nhật Bản đang đàm phán với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam để mua cổ phần, trong đó có hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn Kim, Trần Anh, Pico…

Lộ trình WTO ảnh hưởng đến việc tiêu thụ quạt điện tại các kênh bán lẻ

Theo cam kết gia nhập WTO, đến tháng 1/2015, thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn. Theo các chuyên gia kinh tế, sắp tới, thị trường nước ta nói chung và thị trường bán lẻ nói riêng sẽ diễn ra các cuộc chiến khốc liệt. Với tiềm lực kinh tế lớn, các doanh nghiệp ngoại quốc rõ ràng sẽ chiếm ưu thế và thâu tóm thị trường. Điều này

28/190

Theo dự báo đến năm 2020, kênh bán lẻ hiện đại tại Việt Nam sẽ nâng tỷ lệ lên 45%. Với 90 triệu dân, mức tăng trưởng 23% ở thị trường bán lẻ, Việt Nam đang được xem là thị trường có rất nhiều tiềm năng để phát triển. Một loạt tên tuổi các doanh nghiệp bán lẻ đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ đang hướng tới thị trường Việt Nam như Aeon, Lotte, Wal-Mart hay Fairprice của Singapore. Trong lĩnh vực bán lẻ thì họ không chỉ mạnh về tiềm lực tài chính, thương hiệu, mà còn có mối quan hệ với các đối tác lớn. Khi họ đã vào Việt Nam sẽ là đối thủ đáng gờm của nhiều nhà bán lẻ trong và ngoài nước. Như vậy các doanh nghiệp sản xuất quạt điện cần thận trọng xem xét trong việc lựa chọn hệ thống kênh phân phối. Việc đẩy hàng vào các hệ thống này là cần thiết, vừa đỡ tốn chi phí lại giúp sản phẩm tiếp cận với đại đa số người tiêu dùng, nhưng sản phẩm sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm ngoại nhập khác có vị trí trưng bày tốt hơn.

Thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN: nhu cầu tiêu dùng thay dổi

Tháng 12/2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập sẽ tạo ra nhiều cơ hội đối với các doanh nghiệp. Theo đó khu vực Đông Nam Á sẽ đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu với tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Nielsen ước tính GDP của khu vực Đông Nam Á sẽ tăng gần 7% mỗi năm trong thập kỷ tới. Toàn khu vực có khoảng 600 triệu người, trong đó tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng và có đầy đủ các phương tiện tài chính để nâng tầm cuộc sống hàng ngày. Dân số thuộc tầng lớp trung lưu tại châu Á hiện đang chiếm khoảng 30 phần trăm toàn cầu, nhiều tổ chức dự đoán con số này sẽ tăng lên 50 phần trăm vào cuối thập kỷ, đại diện cho hơn 2 nghìn tỷ USD tiêu dùng tính riêng tại khu vực Đông Nam Á. Khi đó, yêu cầu và đỏi hỏi cao của người dân cũng cao hơn và sẽ mua sắm cao cấp hơn để thể hiện địa vị xã hội đang lên của mình.

Không chỉ có tầng lớp trung lưu, số lượng người tiêu dùng giàu có cũng đang tăng nhanh ở nhiều nước. Họ có thu nhập cao hơn và chi tiêu nhiều hơn cho du lịch, nhà hàng sang trọng, xe và bất động sản. Ước tính, chi tiêu toàn cầu cho các mặt hàng xa xỉ sẽ tăng 20 phần trăm từ nay đến năm 2020, đạt khoảng 1,2 nghìn tỉ đô la Mỹ và chủ

29/190

theo tiêu dùng tăng 5%, thêm khoảng 100 tỉ USD tiêu dùng mỗi năm. Doanh nghiệp Việt có thể mở rộng sang sản xuất và xuất khẩu các loại quạt điện với chất lượng cao, kiểu dáng cầu kỳ như quạt trần đèn trang trí, các loại quạt có có nhiều tính năng, quạt tích hợp hiện đại hơn.

Cùng với tiêu dùng, làn sóng đầu tư vào hạ tầng cơ sở cũng sẽ đi lên mạnh mẽ để cung cấp nền tảng ổn định cho các hoạt động kinh doanh. Ngân Hàng Phát Triển Châu Á ước tính cho đến năm 2020, các nước trong khu vực Đông Nam Á cần hơn 500 triệu đô la Mỹ để nâng cấp nhiều loại cơ sở hạ tầng khác nhau. Với những thay đổi mới nhất trong toàn khu vực Đông Nam Á, các doanh nghiệp giờ đây có thể hoạt động trong và xuyên suốt nhiều nước thành viên theo nhiều hình thức khác nhau, mở ra nhiều lựa chọn và cơ hội mới. Các cơ sở sản xuất kinh doanh giờ đây có thể đầu tư nhiều vào hệ thống máy móc vận hành và chế tạo để đạt năng suất cao hơn, với nhiều sản phẩm cái tiến sáng tạo và tiện ích hơn.

Nhưng cơ hội luôn đi cùng với thách thức. Đối với những doanh nghiệp đang kinh doanh trong khu vực, mức độ cạnh tranh sẽ tăng lên khi các công ty lớn trên thế giới tập trung về khu vực Đông Nam Á để mở rộng thị trường. Và khi các rào cản kinh doanh được loại bỏ thì sẽ xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh mới với cường độ dày đặc. Ngay tại thị trường Việt Nam đã có dấu hiệu của sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp ngoại.

Cụ thể thị trường điện máy, điện lạnh Việt Nam sẽ khởi sắc vào đầu năm 2014, vì vậy nhiều doanh nghiệp nước ngoài không muốn bỏ lỡ cơ hội này. Thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam vẫn được cho là hấp dẫn với doanh số lên tới cả trăm tỷ USD/năm và số lượng lớn người tiêu dùng trẻ được cho là khách hàng tiềm năng đối với các sản phẩm điện máy. Tuy nhiên khi các nhà đầu tư nước ngoài muốn mua tới 51% để trở thành cổ đông chi phối thì rất có thể một cuộc thâu tóm lớn sẽ diễn ra và nhiều thương hiệu tên tuổi được doanh nghiệp Việt Nam dày công gầy dựng rất có thể sẽ lại rơi vào tay người nước ngoài trong thời gian không xa.

30/190

là không tránh khỏi. Và lao động Việt Nam tại các doanh nghiệp bao gồm lao động cấp cao và lao động có kỹ năng sẽ rất thua thiệt do năng suất thấp, kỷ luật yếu và khả năng ngoại ngữ kém. Lúc này các doanh nghiệp sẽ đứng trước thách thức tuyển dụng: nếu chọn lựa lao động trong nước sẽ tốn chi phí đào tạo lại, thuê mướn lao động nước ngoài thì phí y tế, bảo hiểm, trợ cấp xã hội sẽ cao.

5 năm trở lại đây, tỷ lệ lao động làm việc tại ASEAN ngày càng tăng, chiếm 26% tổng lao động Việt Nam di cư (2012), phần lớn là lao động có trình độ kỹ năng thấp và trung bình, làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng và chế tạo.

Cắt giảm chợ - ảnh hưởng đến kênh phân phối

Tại TPHCM, theo quy hoạch phát triển chợ, siêu thị giai đoạn 2009 – 2015 do Sở Công Thương xây dựng, số chợ sẽ giảm xuống còn 235 vào năm 2015. Theo sở này, TPHCM chủ trương không phát triển thêm chợ và tập trung những chương trình hỗ trợ chợ truyền thống phát triển, bằng cách tăng cường kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy tại chợ, tập huấn cho tiểu thương nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ bán hàng.

Trong chương trình hành động phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, Thành phố sẽ mở thêm 43 siêu thị và 92 trung tâm thương mại. Với xu hướng phát triển này chắc chắn các chợ truyền thống sẽ bị ảnh hưởng, thu hẹp về mặt quy mô lẫn số lượng. Sản phẩm quạt điện hiện nay vẫn được bày bán nhiều tại các chợ truyền thống. Việc cắt giảm số chợ sẽ ảnh hưởng đến phân phối quạt điện đến tay người tiêu dùng tại một số khu vực, không những thế còn ảnh hưởng trực tiếp đến lượng tiêu thụ quạt điện vì các tiểu thương tại các sạp trong chợ cũng là người tiêu dùng sản phẩm quạt điện.

31/190

Văn hóa – xã hội

Một phần của tài liệu kế hoạch marketing công ty tnhh thành nhân quạt tana (Trang 26 - 31)