Sự tăng trưởng về doanh số và lợi nhuận

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng hoạt động kho hàng dược phẩm tại công ty Diethelm Việt Nam (Trang 70 - 72)

Thành tựu

Sự tăng trưởng về doanh số và lợi nhuận ngành hàng dược phẩm do Diethelm kinh doanh thể hiện thành công của hoạt động quản trị chuỗi cung ứng kho hàng dược phẩm. (Tham khảo bảng 2.2)

Ngành hàng dược phẩm chiếm tỷ trọng 35 – 45% doanh số cũng như lợi nhuận của Công ty TNHH Diethelm Việt nam, trong đó sự tăng trưởng ổn định qua các năm thể hiện sự ổn định của hoạt động kinh doanh dược phẩm tương ứng với mục tiêu kế hoạch đề ra.

Bảng 2.9: Kết quả kinh doanh hàng dược phẩm năm 2006 – 2008

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

1. Tổng doanh thu (tỷ đồng)

- Dược phẩm

- Chiếm tỷ lệ tổng doanh thu

523187 187 36% 875 386 44% 1.095 496 45% 2. Tổng Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng)

- Dược phẩm

- Chiếm tỷ lệ tổng doanh thu

7528 28 37% 102 40,8 40% 128 57,5 45% 3. So chỉ tiêu kế hoạch - Về doanh số dược phẩm - Về lợi nhuận dược phẩm

97% 105% 90% 99% 92% 115%

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Diethelm Việt Nam)

Diethelm có thể giao một loạt rất nhiều hàng hóa, sản phẩm ở với thời gian ngắn nhất có thể. Điều này có được là do 2 yếu tố chính sau đây:

- Các trung tâm phân phối dược phẩm tự động hóa cao, góp phần quan trọng vào việc giảm chi phí và thời gian giao hàng.

- Hệ thống tồn kho được máy tính hóa giúp tăng tốc độ kiểm tra, phân loại dược phẩm cũng như việc ghi lại các giao dịch phát sinh.

Hạn chế và nguyên nhân

Mặc dù vậy, việc tăng trưởng doanh số và lợi nhuận trong ngành hàng dược phẩm của Công ty Diethelm Việt Nam có một đặc điểm nổi bật là chỉ tập trung vào những nhóm hàng, mã hàng truyền thống. Điều này một mặt đem lại sự an toàn và ổn định trong kinh doanh ngắn hạn nhưng mặt khác tạo nên sức ỳ lớn và nguy cơ rủi ro mất thị trường nếu nhà cung cấp thay đổi đối tác phân phối và Diethelm không còn sức mạnh của nhà phân phối độc quyền.

Quan hệ với nhà cung cấp là các hãng dược phẩm nước ngoài phải thông qua DKSH đã làm giảm tích linh hoạt trong việc thích ứng với nhu cầu thị trường của Diethelm Việt nam, đặc biệt trong lĩnh vực giá cả. Thông thường giá phân phối/nhập khẩu bởi Diethelm Việt Nam là giá do DKSH Thụy Sỹ đàm phán thương lượng với nhà cung cấp và ấn định cho thị trường khu vực.

Mặt khác sự mất ổn định về giá của một hoặc một số mặt hàng nào đó thực chất không phụ thuộc vào chính Diethelm như các nhà phân tích thị trường dược phẩm vẫn nhận định mà phụ thuộc vào sự biến động trên thị trường thế giới.

Khi thị trường dược phẩm có nhiều biến động do tình hình kinh tế, xã hội (dịch bệnh, chính sách y tế, chính sách thuế quan...), bản thân Diethlem đã nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu thị trường, kết hợp với những lợi thế cạnh tranh là nhà phân phối độc quyền cho nhiều Hãng thuốc lớn trên thế giới đã chủ động xây dựng chiến lược quản trị chuỗi cung ứng của mình nhằm đáp ứng mục tiêu phân phối dựa trên cơ sở “kéo” (chủ động đầu cơ theo dự báo nhu cầu khách hàng), tạo ra thị trường của riêng mình, thao túng thị trường dược phẩm về số lượng hàng cung ứng, giá phân phối thậm chí là cả giá bán lẻ.

Một điểm hạn chế khác là mặc dù lợi nhuận của công ty là rất cao nhưng điều này không xuất phát từ việc kiểm soát chi phí, tối ưu hóa các

nguồn lực mà xuất phát từ đặc điểm thị trường dược phẩm Việt Nam với sức mạnh thao túng thị trường của nhà phân phối lớn. Chính vì thế, lợi ích của công ty có thể chính là phần chi phí mà khách hàng phải trả cao hơn và làm giảm lợi ích tổng thể của xã hội.

Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng doanh số, thị phần của Diethelm nhưng không xuất phát từ một chuỗi cung ứng được quản lý hiệu quả mà do những nhân tố bên trong và bên ngoài tác động đến như: chính sách pháp luật, đặc điểm thị trường, sức mạnh của nhà phân phối độc quyền...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng hoạt động kho hàng dược phẩm tại công ty Diethelm Việt Nam (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w