8. Cấu trúc luận văn
1.5.2. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên
Người giáo viên, giảng viên nói chung, người giáo viên dạy nghề nói riêng, là người cán bộ khoa học, nắm vững các phương pháp khoa học về giảng dạy và giáo dục, sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật trong giảng dạy, tham gia tích cực vào công tác nghiên cứu khoa học, làm mô hình, đồ dùng học tập.
Cùng với những phẩm chất chính trị, những phẩm chất năng lực có được của mỗi giáo viên. Năng lực sư phạm rất cần thiết đối với giáo viên dạy nghề. Điều này đòi hỏi mỗi người giáo viên dạy nghề ngoài tay nghề giỏi cần phải có các phẩm chất trí tuệ (tính thuyết phục, tính nghiêm túc và tính logic của ngôn ngữ); hiểu rõ tâm lý học của từng đối tượng học sinh; nắm vững các phương pháp khoa học về giảng dạy và giáo dục, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học nhằm đạt tới kết quả cao nhất ở người học.
Như vậy, năng lực sư phạm của mỗi người giáo viên dạy nghề liên quan chặt chẽ đến năng lực chuyên môn, bao gồm những kiến thức lý thuyết và tay nghề của người giáo viên dạy nghề. Chính vì vậy, công tác BDNVSP của giáo viên dạy nghề là một yêu cầu bắt buộc mang tính thường xuyên nhằm chuyển biến những kiến thức, tay nghề cho đối tượng mà mình muốn truyền đạt, đó là học sinh.
Yêu cầu cụ thể về năng lực chuyên môn và tay nghề mà người giáo viên dạy nghề cần có về trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn từng chức danh và nhiệm vụ giảng dạy; kiến thức, tay nghề theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề cần có của môn học, môđun; năng lực nghiên cứu khoa học, sáng tạo kỹ thuật, hệ thống hóa mô hình học cụ; sự kết hợp tốt giữa công tác giảng dạy và công tác giáo dục đối với học sinh học nghề.
Tóm lại, yêu cầu đối với mỗi người giáo viên dạy nghề là phải đạt được mục tiêu của dạy nghề. Đó là phải có đầy đủ ba thành tố: kiến thức, kỹ năng, thái độ. Kiến thức chuyên môn, tay nghề vững vàng là tiền đề đầu tiên để đảm bảo hiệu quả hoạt động của người giáo viên dạy nghề. Cùng với các kiến thức chuyên môn, tay nghề người giáo viên còn phải vận dụng được các kiến thức về môi trường nhà trường, địa phương, nhu cầu xã hội cùng với việc nắm bắt hiểu rõ động cơ thái độ của người học sinh.
Kiến thức, tay nghề là cơ sở cho năng lực hoạt động của người giáo viên dạy nghề. Nhưng bản thân kiến thức, tay nghề không thể mang lại kết quả mong muốn nếu người giáo viên dạy nghề không nắm được các kỹ năng cần thiết. Thông qua kiến thức, kỹ năng, thái độ mới biến thành kết quả hoạt động. Kỹ năng cơ bản nhất của người giáo viên là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sử dụng thiết bị máy móc và kỹ năng cập nhật kiến thức mới. Các kỹ năng này không phải tự nhiên có được mà phải được trau dồi qua hoạt động thực tiễn, tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu. Kết quả hoạt động của giáo viên không chỉ phụ thuộc vào kiến thức, kỹ năng mà còn phụ thuộc vào thái độ, với sự tận tụy của người giáo viên.
Trên thực tế hiện nay, nhiệm vụ của người giáo viên dạy nghề luôn luôn vận động biến đổi. Điều này tùy thuộc vào sự vận động và phát triển của kinh tế xã hội, từng giai đoạn phát triển nghề nghiệp và sự biến đổi của các kiến thức, kỹ năng nghề. Người giáo viên phải không ngừng trau dồi kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ đa dạng của mình. Để làm được điều đó, nhiệm vụ cần thiết là phải BDNVSP cho giáo viên dạy nghề.