Thực trạng các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở trường cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm, Quảng Ninh (Trang 54 - 106)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.2.Thực trạng các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ

phạm của giáo viên ở trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm

Để có cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý công tác BDNVSP của giáo viên ở trường CĐNMHC - QN. Chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát thực trạng các biện pháp quản lý công tác BDNVSP trong nhà trường với nhóm khách thể gồm 110 người; bao gồm cán bộ ở các phòng, ban, khoa nghề và giáo viên trong toàn trường. Nội dung điều tra khảo sát tập trung vào đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp quản lý công tác BDNVSP của Hiệu trưởng nhà trường. Tính điểm trung bình (X ) của các bảng số với các mức độ thực hiện: “Đã làm tốt” 3 điểm; “trung bình” 2 điểm; “chưa tốt” 1 điểm. Tính thứ bậc của các biện pháp.

2.2.2.1. Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch đào tạo

Xây dựng kế hoạch đào tạo là một quá trình từ dự thảo tới ban hành, thực hiện, theo dõi việc thực hiện. Căn cứ vào kế hoạch đào tạo, tiến độ đào tạo của các lớp trong học kỳ, sự phân công giảng dạy các môn học, mô đun của các khoa nghề, giáo viên xây dựng kế hoạch công tác cho mình. Tuy nhiên, với việc tuyển sinh thường xuyên của nhà trường (mỗi tháng nhập học 1 lần) nên kế hoạch giờ giảng của giáo viên và các khoa nghề thường xuyên biến động. Mặc dù các khoa nghề lập kế hoạch trên cơ sở kế hoạch tuyển sinh dự kiến, trong quá trình thực hiện kế hoạch vẫn không tránh khỏi những trường hợp khoa hoặc giáo viên phải có sự tự điều chỉnh.

Kết quả khảo sát như sau:

Bảng số 8. Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch giảng dạy

STT

Mức độ thực hiện

Nội dung quản lý

Đã làm tốt Trung bình Chƣa tốt Điểm TB Thứ bậc SL % SL % SL % 1. Thu thập và phân tích

thông tin tuyển sinh 61 55,4 43 39,1 6 5,5 2,5 5

2.

Dự thảo kế hoạch giảng dạy tổng thể khoá học, năm học, học kì và gửi đến các khoa

73 66,4 36 32,7 1 0,9 2,65 3

3. Lập kế hoạch chi tiết từ

khoá học đến tuần học 79 71,8 29 26,4 2 1,8 2,7 2 4. Ban hành kế hoạch tới

các khoa, giáo viên 88 80 22 20 0 0 2,8 1 5.

Tổ chức giám sát việc thực hiện kế hoạch để kịp thời điều chỉnh cho hợp lí

62 56,4 44 40 4 3,6 2,53 4

Với kết quả trên chúng ta thấy rằng việc xây dựng kế hoạch giảng dạy của nhà trường được tiến hành với 5 bước. Trong đó quản lý ban hành kế hoạch tới các khoa, giáo viên và niêm yết công khai tại khoa nghề, ký túc xá được đánh giá ở mức độ thực hiện tốt nhất với điểm trung bình X =2,8 xếp bậc 1/5. Mức độ thực hiện đã làm tốt cao thứ hai là quản lý lập kế hoạch chi tiết từ khoá học đến tuần học xếp bậc 2/5, tuy nhiên vẫn có hai ý kiến cho rằng công việc này được thực hiện tốt.

Dự thảo kế hoạch tổng thể và gửi đến các khoa lấy ý kiến được đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên cao thứ ba trong các nội dung điều tra. Có 56,4% số người được khảo sát cho rằng việc tổ chức giám sát thực hiện kế hoạch để kịp thời điều chỉnh cho hợp lí được đánh giá đã làm tốt xếp bậc 4/5.

Vấn đề thu nhập và phân tích thông tin tuyển sinh được đánh giá là ở mức độ đã làm tốt thấp nhất. Điều này cho thấy rằng công tác thu nhập và phân tích thông tin tuyển sinh còn có nhiều lí do dẫn đến việc đóng góp cho xây dựng kế hoạch giảng dạy còn hạn chế. Nhiều năm gần đây công tác tuyển sinh của trường có những biến động, thêm vào đó nhà trường còn thực hiện đào tạo tại chỗ cho một số đơn vị sản xuất nên không thể tránh khỏi phải điều chỉnh giáo viên trong việc thực hiện kế hoạch.

Theo kết quả đánh giá thì việc ban hành kế hoạch tới các khoa, giáo viên và có niêm yết để học sinh được biết và lập kế hoạch chi tiết từ khoá học đến tuần học được nhiều ý kiến đánh giá có mức độ thực hiện đã làm tốt cao. Có thể thấy hai nội dung này ảnh hưởng rất lớn tới việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của giáo viên và học sinh toàn trường do đó cán bộ quản lý cần có sự quan tâm sát sao để quá trình thực hiện sẽ hạn chế đến mức thấp nhất việc phải điều chỉnh kế hoạch.

Nội dung được đánh giá với mức độ thực hiện X =2,53 xếp bậc 4/5 trong 5 nội dung chúng tôi đưa ra khảo sát là tổ chức giám sát thực hiện kế hoạch để kịp thời điều chỉnh cho hợp lý. Thực tế hiện nay của nhà trường là giờ giảng của giáo viên phụ thuộc vào việc mở lớp của tuyển sinh. Cho nên có những tháng giáo viên có nhiều giờ và cũng có những tháng giáo viên thiếu giờ giảng (đặc biệt các giáo viên giảng dạy ở các khoa Đại cương). Điều này ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và tâm lý của giáo viên.

Từ phân tích kết quả trên có thể khái quát lại là thực trạng công tác quản lý việc xây dựng kế hoạch giảng dạy nhất là khi nhà trường được nâng cấp luôn có sự quan tâm đầu tư chỉ đạo từ ban giám hiệu tới lãnh đạo phân hiệu và các khoa. Song, do không thể phân tích hết tình hình thực tế tuyển sinh, lực lượng giáo viên còn biến động (giáo viên được cử đi học trong và ngoài nước, đi thực tế ở các mỏ), việc nắm bắt kế hoạch của một số ít giáo viên còn chưa cụ thể, chưa thấy được tầm quan trọng của công tác xây dựng kế hoạch dẫn đến việc lập kế hoạch cá nhân cũng còn chưa tốt. Vậy nên dù đã có sự chỉ đạo và

tiến hành lập kế hoạch giảng dạy theo một quy trình khoa học chặt chẽ nhưng vẫn không tránh khỏi phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện kế hoạch. Nếu những hạn chế như đã phân tích ở trên được khắc phục chắc chắn việc xây dựng kế hoạch giảng dạy trong nhà trường sẽ tốt hơn.

2.2.2.2. Thực trạng quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên

Chúng ta đều biết hồ sơ chuyên môn của giáo viên là công cụ phương tiện quan trọng giúp cho giáo viên thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ của người thầy trong giờ lên lớp. Hồ sơ chuyên môn của giáo viên bao gồm: lịch giảng dạy, giáo án, sổ tay giáo viên, sổ lên lớp. Việc quản lý tốt nội dung này giúp cho nhà trường quản lý nắm bắt được tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của giáo viên một cách cụ thể. Từ đó có những đánh giá chỉ đạo hiệu quả với công tác giảng dạy.

Đánh giá thực trạng vấn đề này chúng tôi đã tiến hành khảo sát và có được kết quả sau:

Bảng số 9. Thực trạng quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên

STT

Mức độ thực hiện Nội dung quản lý

Đã làm tốt Trung bình Chƣa tốt Điểm trung bình Thứ bậc 1 Có qui định về số lượng, chất lượng hồ sơ CM và tổ chức kiểm tra theo định kì.

68 61,8 42 38,2 0 0 2,62 1

2 Kiểm tra xác xuất hồ sơ CM

của giáo viên các khoa. 50 45,4 65 59,1 5 4,5 2,59 2

3

Đánh giá nhận xét cụ thể và yêu cầu điều chỉnh sau khi kiểm tra

61 55,5 46 41,8 3 2,7 2,5 3

4

Kết quả kiểm tra được sử dụng để đánh giá xếp loại giáo viên

Nhìn một cách khái quát chung, chúng ta thấy thực trạng các biện pháp quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên được đánh giá là khá tốt. Trong đó nội dung qui định về số lượng, chất lượng hồ sơ chuyên môn và tổ chức kiểm tra theo định kì được đánh giá tốt nhất xếp bậc 1/4 và ý kiến đánh giá chưa tốt là không có. Xếp bậc 2/5 là việc kiểm tra xác suất hồ sơ chuyên môn của giáo viên các khoa. Nếu so sánh điểm trung bình của hai nội dung trên thì độ chênh lệch không quá cao nhưng riêng ở nội dung thứ hai có tới 5 ý kiến khảo sát đánh giá mức độ thực hiện chưa tốt. Nội dung 3 qua khảo sát cho thấy mới chỉ dừng lại ở mức độ chỉ đạo chung các khoa chứ chưa phải là những yêu cầu cụ thể, còn nội dung 4 trong đánh giá xếp loại giáo viên cũng đã có sử dụng kết quả của việc kiểm tra hồ sơ chuyên môn song cũng chưa phải là tiêu chí lớn. Chính bởi vậy mà qua khảo sát nội dung này xếp bậc 4/4 trong các nội dung điều tra.

Tuy nhiên không thể chỉ nhìn nhận từ kết quả khảo sát mà có thể yên tâm rằng đó là một công tác đã được làm tốt. Bởi lẽ khi chuyển đổi từ đào tạo công nhân lành nghề sang đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề sẽ có một số công việc của giáo viên cần có sự thay đổi như nội dung bài giảng giáo án, phương pháp giảng dạy, để phù hợp với nội dung chương trình, mục tiêu đào tạo. Vậy nên hiệu trưởng vẫn cần có sự quản lý chỉ đạo tốt công tác này để nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên cũng như chất lượng đào tạo của nhà trường.

2.2.2.3. Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học

Để có sự đồng bộ với chương trình, với hình thức đào tạo thì phương pháp dạy học cũng có sự đổi mới. Hơn thế nữa trong giáo dục đào tạo hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp với trình độ, khả năng nhận thức của người học đang là vấn đề được quan tâm rất nhiều của các nhà trường cũng như của các nhà quản lý.

Chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát thực trạng các biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường và có được kết quả như sau:

Bảng số 10. Thực trạng đổi mới phƣơng pháp dạy học

S T T

Mức độ thực hiện

Nội dung quản lý

Đã làm tốt Trung bình Chƣa tốt Điểm TB Thứ bậc SL % SL % SL % 1 Có kế hoạch đổi mới

phương pháp dạy học 20 18,2 77 70 13 11,8 2,06 3 2 Chọn cử giáo viên điển

hình giảng mẫu ở mỗi khoa 16 14,4 75 68,2 17 15,4 1,95 5

3

Triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học từ các tổ môn và các khoa và trong toàn trường

31 28,2 70 63,6 9 8,2 2,2 1

4

Động viên khuyến khích những giáo viên tích cực tham gia đổi mới

25 22,7 63 57,3 22 20 2 4

5

Đầu tư phương tịên dạy học phục vụ cho đổi mới phương pháp

30 27,3 69 62,7 11 10 2,17 2

Dựa vào kết quả của bảng khảo sát chúng ta thấy rằng thực trạng công tác quản lý đổi mới phương pháp dạy học của hiệu trưởng chủ yếu dừng lại ở mức độ trung bình. Cụ thể với từng nội dung điều tra thì nội dung 3 có điểm trung bình X =2,2 xếp bậc 1/5 số ý kiến cho là chưa tốt cũng ít nhất so với 4 nội dung còn lại. Xếp bậc 2/5 là vấn đề đầu tư phương tiện dạy học phục vụ cho đổi mới PP. Có kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học xếp bậc 3/5,

X =2,06, và 13 ý kiến cho là nội dung này thực hiện chưa tốt. Trong khi tiến hành điều tra chúng tôi đã tiến hành trò chuyện với những cán bộ, giáo viên và được biết kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học là chủ trương của lãnh đạo Nhà trường nhằm nâng cao chất lượng. Việc triển khai thực hiện được làm ở các bộ môn, các khoa để phù hợp với chương trình chi tiết.

Xếp bậc 4/5 và 5/5 là nội dung 2 và 4, chọn cử giáo viên điển hình giảng mẫu ở mỗi khoa và động viên khuyến khích giáo viên tích cực. Riêng ở nội dung 4 lại có tới 20% ý kiến cho rằng thực hiện chưa tốt. Thực tế qua tìm hiểu thấy rằng các ý kiến đều tập trung vào đổi mới từ khi đào tạo ở trình độ cao đẳng nghề mà thời gian thực hiện chưa dài nên chưa có các hội nghị tổng kết đánh giá riêng về công tác này và vì vậy việc động viên, khuyến khích giáo viên tích cực còn hạn chế.

Do đó để việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường được tốt đòi hỏi hiệu trưởng cần có những biện pháp tăng cường quản lý chỉ đạo công tác này. Đặc biệt đối với những biện pháp qua khảo sát còn hạn chế cần được giám sát chỉ đạo chặt chẽ hơn nữa đảm bảo đổi mới đúng hướng, có chất lượng đồng thời không lãng phí.

2.2.2.4. Thực trạng quản lý sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Đội ngũ giáo viên trong đó có cán bộ quản lý là lực lượng nòng cốt trong các nhà trường. Họ chính là những người thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng nên chất lượng và hiệu quả giáo dục. Việc quản lý, sử dụng và bồi dưỡng giáo viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý của nhà trường.

Để đánh giá thực trạng công tác này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát nhóm khách thể và thu được kết quả như sau:

Bảng số 11. Thực trạng quản lý sử dụng và bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên

STT

Mức độ thực hiện

Nội dung quản lý

Đã làm tốt Trung bình Chƣa làm tốt Điểm TB Thứ bậc SL % SL % SL % 1. Có kế hoạch sử dụng và bồi

dưỡng giáo viên 30 27,2 51 46,4 29 26,4 2,0 4

2.

Phân công giảng dạy hợp lí, phù hợp với chuyên môn, tay nghề của giáo viên

45 40,9 52 47,3 13 11,8 2,3 2

3. Tạo điều kiện cho giáo viên

học tập nâng cao trình độ 51 46,4 53 48,1 6 5,5 2,4 1

4.

Chọn cử giáo viên tham gia học tập, tu nghiệp trong nước và nước ngoài

31 28,2 62 56,4 17 15,4 2,1 3

5. Thực hiện công tác bồi dưỡng

thưòng xuyên tại chỗ. 15 13,6 60 54,6 35 31,8 1,8 6 6. Quan tâm đến việc phát

triển sự nghiệp giáo viên 29 26,4 50 45,4 31 28,2 1,98 5 Từ kết quả khảo sát, căn cứ vào điểm trung bình cho thấy quản lý tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn được đánh giá ở mức độ khá tốt với X =2,4 xếp bậc 1/6. Nội dung 2 phân công giảng dạy phù hợp với điểm trung bình X=2,3 xếp bậc 2/6. Tuy nhiên ở nội dung này lại có số người đánh giá ở mức độ chưa tốt là 13 trong khi đó với nội dung 3 thì chỉ là 6 người. Riêng nội dung thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên tại chỗ có thể coi là còn yếu.

Như vậy trong công tác quản lý sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của nhà trường đã có những biện pháp hợp lí tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên an tâm, yêu nghề, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của ngành than. Bên cạnh đó vẫn còn có những biện pháp chưa được quan tâm đầu tư thích đáng, có thể kể đến như việc bồi dưỡng thường xuyên tại chỗ, đặc biệt là bồi dưỡng tay nghề còn yếu kém trong khi nhu cầu hiện tại đang đòi hỏi rất cao về năng lực thực hành nghề của giáo viên. Kế hoạch sử dụng và bồi dưỡng giáo viên cũng như sự nghiệp phát triển giáo viên cũng và được hiệu trưởng quan tâm và tạo điều kiện cho giáo viên nhưng lại có không ít giáo viên sau khi đã được đào tạo bồi dưỡng cơ bản hoặc đạt chuẩn lại chuyển đi nơi khác với nhiều lí do. Điều này cho thấy cần có những quy chế khuyến khích động viên những giáo viên tham gia học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ, đồng thời là quy chế thoả thuận cống hiến đối với cơ quan sau khi tốt nghiệp các khoá học đó.

2.2.2.5. Thực trạng quản lý chỉ đạo sử dụng đồ dùng, thiết bị, vật tư phục vụ cho dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở trường cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm, Quảng Ninh (Trang 54 - 106)