Nguyên tắc tính hiệu quả

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở trường cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm, Quảng Ninh (Trang 76 - 106)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.5. Nguyên tắc tính hiệu quả

Trong qua trình tổ chức BDNVSP cho đội ngũ giáo viên, nhà quản lí phải đảm bảo tính hiệu quả, có nghĩa quản lí bằng hệ thống văn bản pháp quy cụ thể: các giải pháp phải thể hiện rõ và cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước, phù hợp với quy chế của Bộ, ngành quản lý. Tức là phải dựa trên cơ sở pháp lý hiện tại của Nhà nước, đó là căn cứ vào Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề, điều lệ nhà trường, thông tư của Bộ, quy chế của Tập đoàn về việc chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy nghề; văn bản quy định về hướng dẫn rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, quy chế về thực hành, kiến tập, thực tập...

Quản lí BDNVSP thông qua chương trình đào tạo như: Nội dung chương trình, mục tiêu, mục đích và những nội dung liên quan như: Dự giờ, kiến tập, hội giảng, thăm quan...

Quản lí bằng kế hoạch và điều hành bằng kế hoạch: Nhà quản lí phải biết căn cứ vào nhiệm vụ năm học, chỉ tiêu tuyển dụng giáo viên hàng năm của trường (thay thế những người chuyển đổi công tác, về hưu nghỉ chế độ...) để có kế hoạch tuyển dụng bổ sung cho kịp thời chủ động. Căn cứ vào mục tiêu và chương trình đào tạo, đối tượng tuyển sinh, tình hình giảng viên, cơ sở vật chất... để ngay từ đầu năm học phải xây dựng được kế hoạch tổng thể cho cả năm học, từng khoá học: năm thứ nhất, thứ hai... và từng kỳ học cho cụ thể, chi tiết.

Đặc biệt nhà quản lí phải điều hành, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá kịp thời theo đúng tiến độ, đúng quy trình có hiệu quả giúp cho đội ngũ giáo viên dạy nghề, phát huy được tính tích cực, năng động sáng tạo. Mỗi cán bộ giáo viên

trong nhà trường phải coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng đặc biệt không kém hoạt động chuyên môn và không thể thiếu đối với người giáo viên khi thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục.

3.2. Các giải pháp quản lý bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên ở trƣờng Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm - Quảng Ninh

3.2.1. Đổi mới quản lý tuyển chọn, sử dụng giáo viên và cải tiến nội dung, phương pháp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy nghề phương pháp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy nghề

3.2.1.1 Mục tiêu của giải pháp

Quản lý tuyển chọn, sử dụng giáo viên là việc làm quan trọng nhất trong việc sắp xếp, bố trí nhân sự theo trình độ và năng lực của mỗi người. Đổi mới nhận thức trong cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của công tác tuyển chọn, sử dụng và BDNVSP cho đội ngũ giáo viên với mục đích nâng cao chất lượng đào tạo, tăng thêm uy tín của nhà trường. Xây dựng cơ chế tuyển chọn, sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hợp lý đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển nhà trường vững mạnh toàn diện. Nâng cao năng lực, ý thức tự giác trong học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên, thúc đẩy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong công việc.

Giúp cho các nhà quản lý có được nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác quản lý mục tiêu chương trình, nội dung bồi dưỡng. Quản lý chỉ đạo các khoa và từng giáo viên thực hiện BDNVSP gắn liền với các tiêu chuẩn của giáo viên dạy nghề theo thông tư số 30/2010. Đồng thời người giáo viên BDNVSP theo nội dung chương trình giảng dạy gắn liền với chương trình khung, tiêu chuẩn kỹ năng nghề do Bộ LĐ TB&XH và Tập đoàn Vinacomin ban hành đối với các nghề đào tạo; chuẩn bị nội dung dạy học phù hợp với chương trình, đảm bảo thời gian theo quy định.

Nội dung đào tạo được đổi mới gắn liền với việc hình thành rèn luyện kỹ năng nghề cho hoạt động dạy và học sẽ thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào

tạo của chính nhà trường, khẳng định chất lượng của nhà trường theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng. Đồng thời, nhà trường góp phần nhỏ bé của mình trong sự phát triển của mạng lưới các trường dạy nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân cũng như góp phần vào sự phát triển của ngành giáo dục đào tạo. Đặc biệt với đầu ra của nhà trường là những người công nhân lành nghề sẽ góp phần thúc đẩy nhanh, mạnh, vững chắc nền kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh QN.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Căn cứ chiến lược phát triển toàn ngành, nhà trường tuyển chọn giáo viên mới, sử dụng và bồi dưỡng lực lượng hiện có.

- Đối với công tác tuyển chọn và sử dụng:

Phòng tổng hợp và phòng đào tạo là đơn vị tham mưu cho hiệu trưởng về công tác này. Trên cơ sở kế hoạch giờ giảng và yêu cầu giáo viên hiện có hàng năm của các khoa nghề, dựa vào yêu cầu sử dụng, rà soát toàn bộ đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên trong nhà trường. Từ đó xây dựng kế hoạch tuyển dụng, thành lập hội đồng tuyển dụng, thông báo nhu cầu tuyển dụng. Chỉ đạo các phòng, khoa tổ chức giám định giáo viên thử việc, báo cáo hội đồng.

Quản lý việc khảo sát đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên: từ quản lý hồ sơ cá nhân, đánh giá quá trình công tác thông qua kiểm tra hồ sơ chuyên môn, dự giờ, hội giảng, các hoạt động khác như công tác giáo viên chủ nhiệm, hoạt động phong trào...

Phân công nhiệm vụ cho các khoa đúng chuyên ngành, mã nghề. Bố trí giờ giảng cho giáo viên hợp lý phù hợp với trình độ được đào tạo phát huy tối đa sức mạnh của tập thể, cá nhân trong hoạt động dạy học.

- Đối với công tác đào tạo, BDNVSP cho giáo viên dựa trên các tiêu chí: Tiêu chí 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống

Tiêu chí 2: Năng lực chuyên môn

Tiêu chí 3: Năng lực sư phạm dạy nghề

Tiêu chí 4: Năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học

Nội dung đào tạo:

- Đào tạo nâng cao: Là đào tạo trình độ Đại học, thạc sỹ, tiến sỹ về chuyên môn và nghiệp vụ quản lý giáo dục. Đối tượng lựa chọn: chủ yếu là những giáo viên có năng lực, yêu nghề, đặc biệt là đội ngũ giáo viên trẻ.

- Đào tạo chuẩn hóa: Phấn đấu 100% giáo viên dạy nghề đến năm 2017 đạt chuẩn theo thông tư số 30/2010.

- Đào tạo lại: áp dụng cho những trường hợp do thay đổi cơ cấu ngành nghề đào tạo, thay đổi nhu cầu đào tạo của nhà trường do nguyên nhân khách quan và chủ quan mà có những giáo viên không có giờ giảng hoặc thường xuyên thiếu giờ giảng. Những giáo viên tay nghề còn hạn chế, yếu không đáp ứng đủ tiêu chuẩn kỹ năng nghề.

Nội dung bồi dƣỡng:

- Bồi dưỡng về phẩm chất chính trị cho người giáo viên dạy nghề:

Bồi dưỡng phẩm chất của người công dân: có lập trường, tư tưởng vững vàng, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Bồi dưỡng phẩm chất nhà giáo: Yêu nghề, có tâm huyết với nghề, đoàn kết, quý trọng yêu thương đồng nghiệp, yêu thương học sinh; lối sống giản dị, trong sáng, lành mạnh...

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm: Để hình thành và phát triển năng lực sư phạm, người giáo viên phải nắm được hệ thống tri thức, kỹ năng sư phạm và phải rèn luyện tay nghề cũng như đạo đức, tác phong của người thầy giáo. Muốn vậy, người giáo viên phải tham gia tích cực vào các hoạt động chuyên môn thông qua hoạt động giảng dạy, dự giờ, giảng thử, giảng mẫu,

hội thảo, trao đổi rút kinh nghiêm, tăng cường sinh hoạt chuyên môn... Đây là những hoạt động đóng góp tích cực vào việc nâng cao năng lực sư phạm của giáo viên.

Sau khi điều tra thực trạng, nắm đựơc nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của người giáo viên trong nhà trường, chúng ta tiến hành xây dựng chương trình dựa trên chương trình khung và tiêu chuẩn của giáo viên dạy nghề của Bộ LĐTB&XH và đặc điểm đặc thù của nhà trường để xây dựng chương trình bồi dưỡng cho phù hợp.

Phổ biến đến cán bộ và giáo viên về chuẩn giáo viên dạy nghề theo thông tư số 30/2010 cũng như chương trình khung, tiêu chuẩn kỹ năng nghề đối với các ngành nghề và hệ đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề.

Xây dựng kế hoạch chọn cử giáo viên đi học tập, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao trình độ như học cao học, nghiên cứu sinh, học công nghệ mới...

Tổ chức chỉ đạo hằng năm công tác báo cáo sáng kiến cải tiến đồ dùng, mô hình thiết bị dạy học.

Liên kết với các doanh nghiệp gửi giáo viên đến thực tập tay nghề đối với những ngành học có thực hành nghề.

Tổ chức giao lưu học hỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, công tác giáo viên chủ nhiệm... cho giáo viên giữa các trường trong tập đoàn.

Có kế hoạch nâng cấp thư viện, xây dựng thư viện điện tử, đầu tư thêm đầu sách, giáo trình tạo điều kiện cho việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên cũng như học tập của học sinh.

Tổ chức BDNVSP cho giáo viên thường xuyên thông qua việc học tập quy chế đào tạo, quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy, các văn bản, quy định về công tác quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học, cải tiến kỹ thuật.

Quản lý chặt chẽ, thường xuyên nội dung dạy học ở các khâu soạn bài, chuẩn bị bài giảng, tổ chức thực hiện bài dạy của giáo viên theo đúng mục tiêu bài học, ca học yêu cầu.

Quan tâm chỉ đạo công tác hoàn thiện và bổ sung giáo trình, tài liệu phục vụ cho dạy học theo mục tiêu chương trình khung.

Thường xuyên theo dõi việc thực hiện mục tiêu chương trình, nội dung dạy học bằng cách cập nhật, ghi chép lại các vấn đề cần thiết để kịp thời thông báo tại các cuộc họp giao ban nhằm điều chỉnh quá trình thực hiện, đảm bảo đúng, đủ, có chất lượng.

Có cơ chế động viên khuyến khích đối với cán bộ quản lý và lực lượng giáo viên “đầu đàn” trong công tác đào tạo bồi dưỡng đồng nghiệp.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

Có kế hoạch định hướng cho công tác tuyển chọn, sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Nhà quản lý và người giáo viên phải nắm vững tiêu chuẩn của người giáo viên dạy nghề. Nhà quản lý phải quan tâm đến việc BDNVSP cho giáo viên. Người giáo viên phải nhận thức đúng đắn vai trò quan trọng của việc BDNVSP trong hoạt động đào tạo nghề. Nhà quản lý và người giáo viên phải biết được những nội dung nào yếu, hạn chế để lập kế hoạch bồi dưỡng.

Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữ chuyên môn, công đoàn, đoàn thanh niên để tổ chức nhiều hình thức bồi dưỡng. Giáo viên phải nhiệt tình hưởng ứng với công tác BDNVSP.

Triển khai thực hiện kế hoạch theo đúng quy định quản lý: Lập kế hoạch - tổ chức - chỉ đạo - kiểm tra - đánh giá.

3.2.2. Quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường hơn nữa hình thành kỹ năng thực hành nghề cho học sinh nữa hình thành kỹ năng thực hành nghề cho học sinh

Như chúng ta được biết, công tác BDNVSP cho giáo viên cần được căn cứ vào hoạt động giảng dạy và giáo dục. Thông qua các hoạt động này nhà quản

lý và người giáo viên nắm bắt được những điểm yếu, hạn chế của người giáo viên để từ đó đưa ra những nội dung cần bồi dưỡng.

3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp

Đối với các trường dạy nghề, ngoài việc truyền thụ những kiến thức lý thuyết cho học sinh, người giáo viên phải hướng dẫn, uốn nắn, rèn luyện tay nghề cho học sinh theo mỗi ngành nghề. Trên cơ sở những phương pháp dạy học truyền thống, kết hợp với năng lực cơ sở vật chất hiện có của nhà trường. Tăng cường đổi mới theo hướng phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu đối với những phương pháp đã có, cải tiến phương pháp cho phù hợp.

Tạo điều kiện cho giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, tay nghề trong thực tế để kịp thời áp dụng vào giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Đồng thời tạo cho giáo viên có những nhận thức mới về sự cần thiết phải thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân.

Tạo không khí thi đua sôi nổi, thiết thực trong việc đối mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm thông qua việc hình thành, rèn luyện kỹ năng nghề cho học sinh.

Tạo cho giáo viên sự say mê đối với nghề nghiệp, tích cực khai thác sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới nâng cao năng lực tay nghề đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề.

Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong việc học lý thuyết cũng như học thực hành. Thông qua những kiến thức lý thuyết và thực hành thường xuyên thúc đẩy quá trình nhận thức và phát triển khả năng tư duy sáng tạo đối với nghề nghiệp cho học sinh.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Tổ chức cho giáo viên học tập, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, trao đổi để nâng cao nhận thức về phương pháp giảng dạy. Khuyến khích và bắt buộc giáo viên áp dụng những phương pháp dạy học tích cực, phương pháp dạy thực hành nghề, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học. Xây dựng kế hoạch tăng cường quản lý đổi mới BDNVSP cho giáo viên thông qua các hoạt động liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học:

- Sinh hoạt tổ chuyên môn, họp khoa, họp hội đồng sư phạm nhà trường. - Dự giờ hàng tháng, hội giảng định kỳ, thi tay nghề giáo viên giỏi.

- Sáng kiến, cải tiến mô hình, đồ dùng dạy học. Cung cấp các tài liệu hướng dẫn về đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên. Đồng thời đề ra những quy định đối với từng ngành nghề, từng môn học trong việc sử dụng phương tiện đồ dùng phục vụ bài dạy, đặc biệt là các mô đun thực hành nghề.

Hỗ trợ kinh phí cho tập thể, cá nhân trong tổ chức cải tiến, làm mới mô hình, thiết bị dạy học.

Chỉ đạo kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất tại các địa điểm thực hành tay nghề ở xưởng và khu vực lò giả, sân bãi tập thực hành.

Đưa nội dung đổi mới phương pháp dạy học, rèn luyện kỹ năng thực hành nghề có hiệu quả vào đánh giá xếp loại hàng năm cho tập thể khoa và giáo viên.

3.2.2.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp

Ban giám hiệu nhà trường với sự chỉ đạo giám sát chặt chẽ. Mỗi cá nhân giáo viên nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân.

Trách nhiệm của trưởng, phó khoa, trưởng bộ môn cùng sự kết hợp của công đoàn, đoàn thanh niên, các phòng ban chức năng trong nhà trường.

Quan tâm đầu tư của tập đoàn với việc tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng phục vụ cho BDNVSP của giáo viên, nâng cao năng lực thực hành nghề.

Định kỳ hàng quý, hàng năm giáo viên được học tập nâng cao kỹ năng thực hành nghề trong điều kiện thực tế.

Kinh phí tổ chức hội thảo, tổng kết, khen thưởng đối với công tác này.

3.2.3. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo

3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

Kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng dạy và học của mỗi nhà trường. Việc kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo hiện nay vẫn được hiểu theo chiều hướng đánh giá kết quả của người học. Trên cơ sở đó, đánh giá năng lực dạy học của người giáo viên. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo nhằm nâng cao hơn nữa chất

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở trường cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm, Quảng Ninh (Trang 76 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)