Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở trường cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm, Quảng Ninh (Trang 89 - 91)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5.Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ giáo viên

3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp

Nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho giáo viên trong nhà trường giúp họ yên tâm công tác, toàn tâm toàn ý với công việc, quan tâm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân và đồng nghiệp, khơi dậy khả năng sáng tạo.

Vận dụng một số khía cạnh đặc trưng của phương pháp kinh tế xã hội trong quản lý giáo dục để kích thích mọi tiềm năng của đội ngũ giáo viên tham gia hoạt động dạy học.

Tạo dựng phong trào thi đua lành mạnh trong đội ngũ giáo viên nhà trường, đảm bảo và nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học.

3.2.5.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Xây dựng qui chế trả lương cho giáo viên theo tiêu chuẩn doanh nghiệp đặc biệt trong tập đoàn. Trả lương cho giáo viên dựa trên cơ sở chất lượng công việc, nội dung công việc, có tính đến thâm niên công tác và đặc thù nghề nghiệp của ngành than. Trả lương cho giáo viên với nguyên tắc thanh toán lương thực tế trên cơ sở hiệu quả của hoạt động giảng dạy, chất lượng sản phẩm của đầu ra là kết quả học tập của người học. Khuyến khích giáo viên quan tâm đầu tư đến những hoạt động nhằm phục vụ và nâng cao chất lượng giờ giảng như áp dụng các phương pháp dạy học mới, làm mô hình, đồ dùng học tập, sáng kiến cải tiến kỹ thuật... Cách trả lương này hoàn toàn khác với những trường phổ thông hay cao đẳng chuyên nghiệp. Bởi vì nhà trường hoạt động theo luật

doanh nghiệp, không được cấp kinh phí hoạt động mà phải tự hạch toán qua đào tạo và sản xuất theo nguyên tắc lấy thu bù chi.

Cùng với việc tạm ứng lương hàng tháng, cuối năm quyết toán lương trong toàn trường. Cơ sở quyết toán lương là dựa trên các tiêu chí đặt ra theo kế hoạch đầu năm, trên cơ sở những hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng tay nghề, nghiệp vụ... của giáo viên. Ngoài nguồn thu nhập lương ra, nhân dịp các ngày lễ trong năm, nhà trường còn có cơ chế trả thưởng trong lương nhằm động viên, khuyến khích tập thể giáo viên, cán bộ công nhân viên nhà trường đoàn kết, nỗ lực phấn đấu xây dựng thương hiệu của nhà trường trong thời kỳ cạnh tranh hiện nay. Bệnh cạnh đó, nhà trường còn có chế độ khen thưởng đột xuất, định kỳ cho những cá nhân, tập thể có những đóng góp quan trọng, hoàn thàh xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Sử dụng các biện pháp kinh tế kích thích tinh thần làm việc của giáo viên đòi hỏi hiệu trưởng cần quản lý chỉ đạo tốt các công việc sau đây:

Một là, có phương thức trả lương áp dụng riêng cho đội ngũ giáo viên trong qui chế chung của nhà trường.

Hai là, căn cứ yêu cầu về chất lượng dạy học và nghiên cứu thực trạng học sinh, phân công nhiệm vụ cho các khoa theo học kỳ, năm học để các khoa chủ động phân công giao nhiệm vụ cụ thể cho từng giáo viên. Đặc biệt có chế độ khuyến khích và bắt buộc đối với giáo viên trong quá trình bồi dưỡng và tự BDNVSP.

Ba là, quản lý quá trình thực hiện của giáo viên theo qui chế của nhà trường, khuyến khích tính sáng tạo, năng động của họ trong giảng dạy và giáo dục.

Bốn là, cùng với nghiệm thu đánh giá khối lượng, chất lượng giờ giảng là nghiệm thu chất lượng của việc bồi dưỡng và tự BDNVSP của giáo viên hàng tháng để làm cơ sở thanh toán lương, thưởng cho tháng đó.

Năm là, tổ chức kiểm điểm đánh giá BDNVSP của các khoa vào dịp 6 tháng đầu năm và cả năm để làm cơ sở thưởng cho các tập thể khoa và cá

nhân giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm cho những năm sau.

Sáu là, tổ chức chọn giáo viên đi thăm quan, nghỉ mát, trao đổi học hỏi kinh nghiệm ở trong nước và ngoài nước. Đảm bảo chăm lo sức khỏe, đời sống tinh thần của giáo viên, cán bộ công nhân viên trong nhà trường

Ngoài ra các hoạt động của giáo viên phục vụ cho BDNVSP cũng cần có sự hỗ trợ về kinh phí để thực hiện không nhất thiết là thi đua mới có thưởng. Ví dụ: như bảo dưỡng thiết bị, đồ dùng dạy học, phòng thí nghiệm, phòng học ngoại ngữ, vi tính... có như vậy giáo viên mới dành nhiều thời gian và nhiệt tình với những công việc đó.

3.2.5.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp

Cần có sự chỉ đạo quan tâm thống nhất từ Đảng ủy, Ban giám hiệu, các phòng, ban, khoa, bộ môn đến công đoàn, đoàn thanh niên, nữ công nhà trường.

Tận dụng triệt để sự quan tâm giúp đỡ của tập đoàn đến vấn đề chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ giáo viên.

Kế hoạch BDNVSP được nhà trường xây dựng, khoa nghề tổ chức, phổ biến cho giáo viên thực hiện. Qui chế rõ ràng, cụ thể, có yêu cầu những nội dung đạt được sau quá trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

Giáo viên chuyên tâm với công việc biết tự khẳng định mình và có nguyện vọng cầu tiến.

Thực hiện thu chi tài chính công khai, nguồn tài chính xứng đáng với công sức lao động, đầu tư của các khoa nghề và của giáo viên.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở trường cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm, Quảng Ninh (Trang 89 - 91)