Mối quan hệ giữa các giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở trường cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm, Quảng Ninh (Trang 91 - 94)

8. Cấu trúc luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp đề xuất

Từ nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý công tác BDNVSP của giáo viên ở trường CĐNMHC - QN chúng tôi đã đề xuất 7 giải pháp tăng cường quản lý công tác BDNVSP cho giáo viên. Các giải pháp được đề xuất nói trên có quan hệ mật thiết biện chứng với nhau tạo thành một thể thống nhất để

đem lại hiệu quả cao trong hoạt động quản lý BDNVSP. Mỗi giải pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, do đó không có giải pháp nào là vạn năng. Giải pháp này là tiền đề, là cơ sở cho giải pháp kia. Các giải pháp bổ sung cho nhau và thúc đẩy nhau cùng thực hiện mục tiêu giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

Giải pháp 1: Mang tính quan trọng cao trong việc sắp xếp nhân sự của Nhà trường. Với vai trò là nền tảng là giải pháp 1 phát huy tác dụng và hiệu quả trong việc tuyển chọn, bố trí sắp xếp người đúng việc, đúng sở trường. Đồng thời tạo cơ hội cho tất cả giáo viên được đào tạo và bồi dưỡng để khắc phục những kiến thức cũ, lạc hậu, bổ sung, rèn luyện những kiến thức tay nghề mới. Nhược điểm của giải pháp này là đối với các trường dạy nghề việc tuyển dụng giáo viên vừa giỏi kiến thức chuyên môn vừa giỏi tay nghề là không phải việc dễ dàng. Bởi người giáo viên dạy nghề, nếu được tốt nghiệp từ các trường cao đẳng đại học thì thường có kiến thức chuyên môn tốt nhưng tay nghề còn hạn chế; còn nếu được tuyển chọ từ các doanh nghiệp thì tay nghề tốt nhưng nghiệp vụ sư phạm và những kiến thức chuyên môn về lý thuyết còn có những hạn chế nhất định. Do đó, việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm phải được tiến hành định kỳ và thường xuyên.

Giải pháp 2: Đây là giải pháp gắn liền với thực tế hoạt động giảng dạy và giáo dục cho học sinh học nghề. Để phát huy tác dụng và hiệu quả công tác BDNVSP thông qua hoạt động giảng dạy theo nội dung chương trình khung cao đẳng nghề, trung cấp nghề. Bởi nhiệm vụ trong tâm của các trường dạy nghề là gắn liền với việc truyền thụ kiến thức là việc rèn luyện tay nghề cho người học. Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học theo các mô đun nghề nhằm rèn luyện tay nghề và tác phong công nghiệp cho học sinh. Giải pháp này góp phần to lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy học hiện nay ở các trường cao đẳng nghề. Đồng thời khẳng định công tác BDNVSP cho giáo

viên đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, hạn chế của giải pháp này là sự mâu thuẫn giữa chất lượng với quy mô đào tạo trong hoàn cảnh nhà trường không được cấp kinh phí đào tạo.

Giải pháp 3: Là khâu không thể thiếu trong quá trình quản lý của hiệu trưởng. Bởi lẽ quản lý mà không kiểm tra, đánh giá thì coi như không có quản lý. Vậy nên đổi mới công tác kiểm tra đánh giá chất lượng BDNVSP của giáo viên được thực hiện tốt sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Hạn chế của giải pháp này là mang nặng tính chất kiểm tra hồ sơ (bởi thường kiểm tra trong và sau khi hoạt động được diễn ra). Việc kiểm tra, đánh giá nếu không chỉ ra được những ưu điểm cần phát huy, những hạn chế phải khắc phục thì sẽ dẫn tới sự chống đối, không hợp tác của người giáo viên (có thể họ sẽ chỉ làm đối phó khi có kiểm tra, đánh giá...)

Giải pháp 4: Là nội dung cần thiết trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Chịu sự tác động của các giải pháp 1, 2 và 3, giải pháp 5 sẽ phát huy hiệu quả quản lý của hiệu trưởng đối với việc sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị, vật tư... sao cho phù hợp để phát huy hết hiệu quả trong công tác BDNVSP. Tuy nhiên đối với trường dạy nghề như nhà trường hiện nay việc đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phải dựa trên kế hoạch hàng năm của nhà trường vì nguồn kinh phí không được đầu tư dàn trải. Trong khi đó, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cũng như công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất thường xuyên cải tiến, thay đổi nên việc nắm bắt công nghệ và mua sắm trang thiết bị trong nhà trường không thể bắt kịp với các doanh nghiệp.

Giải pháp 5: Có tác dụng phát huy hiệu quả cho các giải pháp khác. Bởi kinh tế sẽ góp phần kích thích người giáo viên liên tục cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và cũng phải chịu trách nhiệm với nhiệm vụ đó. Yếu tố tinh thần sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của người giáo viên, kích thích họ tìm tòi, sáng tạo, cải tiến khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, hạn chế của giải pháp

này là nếu người giáo viên quá coi trọng về vấn đề kinh tế thì sẽ dẫn tới tình trạng là nếu có tiền thì mới làm, không có tiền thì không làm. Đồng thời, trong việc chăm lo đời sống tinh thần của người lao động không phát huy hiệu quả thì có thể sẽ dẫn tới sự mất đoàn kết trong nội bộ.

Như vậy có thể thấy rằng để có sự chuyển biến hiệu quả trong quản lý công tác BDNVSP của giáo viên ở trường CĐNMHC - QN, lãnh đạo nhà trường cần hiểu rõ nội dung, cách thực hiện các giải pháp và phải thực hiện đồng bộ, hài hoà các giải pháp do tác giả đề xuất để cùng đạt đến mục đích BDNVSP cho giáo viên mà nhà trường đặt ra.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở trường cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm, Quảng Ninh (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)