Quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở trường cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm, Quảng Ninh (Trang 29 - 106)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.3. Quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề

Cùng với sự quan tâm đến việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các cơ sở đào tạo nghề, Đảng và Nhà nước ta đã đưa quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề. Quy định này được Bộ LĐTB&XH ban hành theo thông tư số 30/2010 với các nội dung:

Tiêu chí 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống

1. Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị 2. Tiêu chuẩn 2: Đạo đức nghề nghiệp 3. Tiêu chuẩn 3: Lối sống, tác phong.

Tiêu chí 2: Năng lực chuyên môn

1. Tiêu chuẩn 1: Kiến thức chuyên môn 2. Tiêu chuẩn 2: Kỹ năng nghề

Tiêu chí 3: Năng lực sƣ phạm dạy nghề

1. Tiêu chuẩn 1: Trình độ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, thời gian tham gia giảng dạy

2. Tiêu chuẩn 2: Chuẩn bị hoạt động giảng dạy

3. Tiêu chuẩn 3: Thực hiện hoạt động giảng dạy

4. Tiêu chuẩn 4: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học

5. Tiêu chuẩn 5: Quản lý hồ sơ dạy học

6. Tiêu chuẩn 6: Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy

7. Tiêu chuẩn 7: Xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục 8. Tiêu chuẩn 8: Quản lý người học, xây dựng môi trường giáo dục, học tập 9. Tiêu chuẩn 9: Hoạt động xã hội

Tiêu chí 4: Năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học

1. Tiêu chuẩn 1: Trao đổi kinh nghiệm, học tập, bồi dưỡng, rèn luyện 2. Tiêu chuẩn 2: Nghiên cứu khoa học

1.5. Quản lý bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên trƣờng Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm - Quảng Ninh

1.5.1. Tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy nghề viên dạy nghề

Khi nước ta trở thành thành viên thứ 150 của nền kinh tế thế giới WTO thì vấn đề toàn cầu hóa đã trở thành thời cơ và thách thức của nền kinh tế đất nước. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước và thế giới, một vấn đề quan trọng được đặt ra cho giáo dục, đó chính là đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao. Điều này đòi hỏi nước nhà phải quan tâm nhiều hơn nữa đến vấn đề đào tạo nghề, phát triển quy mô, nâng cao chất lượng của dạy nghề. Bởi đào tạo nghề giữ vai trò quan trọng đặc biệt trong sự phát triển của đất nước, góp phần đưa nước nhà vượt qua những khó khăn hiện nay.

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ lao động trực tiếp, điều quan trọng nhất đó chính là người giáo viên. Đây chính là vấn đề đầu tiên, cốt yếu nhằm duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Đặc biệt đối với các trường dạy nghề, chất lượng của đội ngũ giáo viên sẽ trực tiếp quyết định và ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng giai cấp công nhân tương lai. Bởi vậy để phát triển giáo dục đào tạo, trong đó có đào tạo nghề, vấn đề then chốt là phải xem trọng công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, chuẩn về trình độ, đồng bộ về cơ cấu, giỏi về chuyên môn, tay nghề, tinh thông về nghiệp vụ, mẫu mực về nhân cách, tác phong công nghiệp. Điều này tùy thuộc rất nhiều vào công tác quản lý giáo dục, từ việc hoạch định chính sách, tạo ra cơ chế, qui trình quản lý cho đến việc giám sát, kiểm tra trong quá trình quản lý.

Hệ thống dạy nghề của nước ta trong những năm gần đây đã nhận được sự quan tâm của xã hội. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy, sự quan tâm của xã hội vẫn chưa xứng với tiềm năng phát triển vốn có của hệ thống dạy nghề. Trước

đây, dạy nghề ở Việt Nam mới chỉ dừng lại là “cầm tay chỉ việc”. Có những ngành nghề đặc thù mang tính chất gia truyền chỉ dừng lại hình thức “làm lâu học nhiều”. Từ năm 2008 cho đến nay, với chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta đã tạo cơ hội cho các trường nghề phát triển. Điều này cũng tạo cho xã hội có cách nhìn mới về hệ thống trường nghề.

Đội ngũ giáo viên của các trường dạy nghề, nếu so với giáo viên ở các cấp học, bậc học khác thì giáo viên trường nghề còn cần phải BDNVSP nhiều hơn. Nếu như, giáo viên của các cấp học bậc học khác, chỉ cần BDNVSP đơn thuần như bồi dưỡng các kỹ năng giao tiếp, soạn giáo án... thì giáo viên dạy nghề, ngoài việc bồi dưỡng các kỹ năng đó còn phải bồi dưỡng thêm tay nghề của mình.

Giáo viên dạy nghề hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội. Một trong những nguyên nhân chính của vấn đề là chất lượng của giáo viên dạy nghề chưa tương xứng với sự phát triển của các ngành nghề. Trong thực tế có rất nhiều giáo viên dạy nghề, có kiến thức chuyên môn sâu, tay nghề giỏi nhưng những kĩ năng truyền thụ, kĩ năng giao tiếp, phương pháp giảng dạy, lí luận dạy học, lí luận giáo dục… còn gặp không ít khó khăn và bất cập. Trước thực trạng đó, Bộ LĐTB&XH đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học, trao đổi kinh nghiệm giữa các trường nghề trong cả nước nhằm BDNVSP cho đội ngũ giáo viên dạy nghề, giúp đội ngũ giáo viên dạy nghề càng hướng tới chuẩn hóa về trình độ, tay nghề, tác phong... để nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường dạy nghề.

1.5.2. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy nghề

Người giáo viên, giảng viên nói chung, người giáo viên dạy nghề nói riêng, là người cán bộ khoa học, nắm vững các phương pháp khoa học về giảng dạy và giáo dục, sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật trong giảng dạy, tham gia tích cực vào công tác nghiên cứu khoa học, làm mô hình, đồ dùng học tập.

Cùng với những phẩm chất chính trị, những phẩm chất năng lực có được của mỗi giáo viên. Năng lực sư phạm rất cần thiết đối với giáo viên dạy nghề. Điều này đòi hỏi mỗi người giáo viên dạy nghề ngoài tay nghề giỏi cần phải có các phẩm chất trí tuệ (tính thuyết phục, tính nghiêm túc và tính logic của ngôn ngữ); hiểu rõ tâm lý học của từng đối tượng học sinh; nắm vững các phương pháp khoa học về giảng dạy và giáo dục, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học nhằm đạt tới kết quả cao nhất ở người học.

Như vậy, năng lực sư phạm của mỗi người giáo viên dạy nghề liên quan chặt chẽ đến năng lực chuyên môn, bao gồm những kiến thức lý thuyết và tay nghề của người giáo viên dạy nghề. Chính vì vậy, công tác BDNVSP của giáo viên dạy nghề là một yêu cầu bắt buộc mang tính thường xuyên nhằm chuyển biến những kiến thức, tay nghề cho đối tượng mà mình muốn truyền đạt, đó là học sinh.

Yêu cầu cụ thể về năng lực chuyên môn và tay nghề mà người giáo viên dạy nghề cần có về trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn từng chức danh và nhiệm vụ giảng dạy; kiến thức, tay nghề theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề cần có của môn học, môđun; năng lực nghiên cứu khoa học, sáng tạo kỹ thuật, hệ thống hóa mô hình học cụ; sự kết hợp tốt giữa công tác giảng dạy và công tác giáo dục đối với học sinh học nghề.

Tóm lại, yêu cầu đối với mỗi người giáo viên dạy nghề là phải đạt được mục tiêu của dạy nghề. Đó là phải có đầy đủ ba thành tố: kiến thức, kỹ năng, thái độ. Kiến thức chuyên môn, tay nghề vững vàng là tiền đề đầu tiên để đảm bảo hiệu quả hoạt động của người giáo viên dạy nghề. Cùng với các kiến thức chuyên môn, tay nghề người giáo viên còn phải vận dụng được các kiến thức về môi trường nhà trường, địa phương, nhu cầu xã hội cùng với việc nắm bắt hiểu rõ động cơ thái độ của người học sinh.

Kiến thức, tay nghề là cơ sở cho năng lực hoạt động của người giáo viên dạy nghề. Nhưng bản thân kiến thức, tay nghề không thể mang lại kết quả mong muốn nếu người giáo viên dạy nghề không nắm được các kỹ năng cần thiết. Thông qua kiến thức, kỹ năng, thái độ mới biến thành kết quả hoạt động. Kỹ năng cơ bản nhất của người giáo viên là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sử dụng thiết bị máy móc và kỹ năng cập nhật kiến thức mới. Các kỹ năng này không phải tự nhiên có được mà phải được trau dồi qua hoạt động thực tiễn, tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu. Kết quả hoạt động của giáo viên không chỉ phụ thuộc vào kiến thức, kỹ năng mà còn phụ thuộc vào thái độ, với sự tận tụy của người giáo viên.

Trên thực tế hiện nay, nhiệm vụ của người giáo viên dạy nghề luôn luôn vận động biến đổi. Điều này tùy thuộc vào sự vận động và phát triển của kinh tế xã hội, từng giai đoạn phát triển nghề nghiệp và sự biến đổi của các kiến thức, kỹ năng nghề. Người giáo viên phải không ngừng trau dồi kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ đa dạng của mình. Để làm được điều đó, nhiệm vụ cần thiết là phải BDNVSP cho giáo viên dạy nghề.

1.5.3. Quản lý nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy nghề

1.5.3.1 Mục tiêu bồi dưỡng

+ Về kiến thức: Người được bồi dưỡng có được những hệ thống kiến thức về Tâm lý học sư phạm, giao tiếp sư phạm; Lý luận và phương pháp sư phạm dạy nghề, Xây dựng và phát triển chương trình đào tạo; Kiểm tra và đánh giá trong hoạt động dạy nghề; Ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học; Lôgic học; Quản lý giáo dục trong dạy nghề... để vận dụng vào thực tế dạy học ở trường nghề.

+ Về kĩ năng: Hệ thống kĩ năng nghiệp vụ sư phạm để áp dụng tốt vào giảng dạy ở trường dạy nghề.

+ Về thái độ: Rèn luyện ý thức nghề nghiệp và tác phong sư phạm của giáo viên dạy nghề.

1.5.3.2. Các nội dung của chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cần bồi dưỡng cho giáo viên dạy nghề

+ Khối kiến thức: bắt buộc

Tâm lý học sư phạm, tâm lý học lứa tuổi Giao tiếp sư phạm

Lý luận và phương pháp sư phạm dạy nghề

Xây dựng và phát triển chương trình đào tạo trung cấp nghề, cao đẳng nghề. Kiểm tra và đánh giá trong trường dạy nghề

+ Khối kiến thức tự chọn:

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Nghiên cứu khoa học giáo dục

Lôgic học

Quản lý giáo dục trong dạy nghề

Ngoài những nội dung nêu trên, đối với các trường dạy nghề, người giáo viên dạy nghề còn phải rèn luyện thêm về thực tập sản xuất, thực tập sư phạm, rèn luyện tay nghề để phù hợp với thực tế hoạt động nghề nghiệp.

1.5.3.3. Yêu cầu tổ chức hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

Khảo sát tình hình thực tế ở nhà trường để nắm được số lượng giáo viên đang trực tiếp giảng dạy chưa qua đào tạo BDNVSP để có kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên. Đặc biệt căn cứ vào tiêu chuẩn của giáo viên dạy nghề để sàng lọc, sắp xếp đội ngũ giáo viên để bồi dưỡng những nội dung còn thiếu, yếu để phù hợp với tiêu chuẩn mới.

Để tổ chức tốt công tác BDNVSP cần thực hiện những nhiệm vụ tiếp theo như:

Dự trù kinh phí đào tạo, BDNVSP cho giáo viên theo kế hoạch bồi dưỡng định kỳ, bồi dưỡng thường xuyên…

Tổ chức bồi dưỡng theo từng lớp để tiến hành bồi dưỡng những nội dung chương trình nghiệp vụ sư phạm như trong khung chương trình theo yêu cầu của từng trường.

Tổ chức kiểm tra đánh giá với các hình thức kiểm tra thi viết, trả lời câu hỏi trắc nghiệm, làm bài tập hoặc làm tiểu luận... để đánh giá mức độ nhận thức, tiếp thu kiến thức của từng học viên, vận dụng vào một buổi lên lớp lý thuyết, thực hành, tích hợp.

Tổ chức thảo luận về tầm quan trọng của việc công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên dạy nghề thông qua hoạt động của tổ bộ môn, khoa nghề.

Kết luận chƣơng 1

Qua nghiên cứu lý luận, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1.1. Giáo viên là nhân tố quan trọng giữ vai trò then chốt trong việc bảo đảm chất lượng đào tạo của nguồn nhân lực. Giáo viên thực hiện nhiệm vụ đào tạo giáo dục cho người học tuân theo chương trình đào tạo để đạt mục tiêu về ngành học cấp học đã được đặt ra.

1.2 BDNVSP cho giáo viên, đặc biệt cho đội ngũ giáo viên dạy nghề là một nhiệm vụ quan trọng vừa mang tính cấp thiết, vừa mang tính chiến lược lâu dài. Việc nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề BDNVSP cho giáo viên dạy nghề sẽ là cơ sở vững chắc và là định hướng cho việc định ra các chiến lược, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề trong nhà trường.

1.3 Việc hệ thống hóa các cơ sở lý luận về quản lý, về BDNVSP cho giáo viên nhằm khẳng định vai trò, tầm quan trọng của hoạt động này, làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý công tác BDNVSP cho giáo viên trường CĐNMHC - QN trong giai đoạn 2012 - 2017 ở các chương tiếp theo của luận văn.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƢỠNG NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM CHO GIÁO VIÊN Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ MỎ

HỒNG CẨM - QUẢNG NINH

2.1. Khái quát về trƣờng Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm - Quảng Ninh

2.1.1. Sơ lược về lịch sử phát triển của trường

Trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm - Quảng Ninh có trụ sở chính tại phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Được thành lập theo quyết định số 1012/QĐ-BLĐTBXH ngày 02 tháng 8 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nâng cấp từ trường đào tạo nghề mỏ Hồng Cẩm (năm 2006). Tiền thân của Trường dựa trên sự sáp nhập 07 trường bao gồm các Trường: Trường Lái xe Mỏ (năm 1960); Trường Bồi dưỡng cán bộ tại chức Công ty Than Hồng gai; Trường Kỹ thuật Nấu ăn; Trường Công nhân kỹ thuật Mỏ; Trường Công nhân kỹ thuật Xây dựng Mỏ; Trường Đào tạo Nghề Mỏ; Trường Đào tạo Nghề Mỏ Hòn Gai. Tính đến ngày 20/11/2011 Nhà trường đã trải qua 51 năm xây dựng và phát triển.

Trong sự nghiệp đổi mới, phục vụ cho nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nhà trường đã phấn đấu không ngừng để đa dạng hoá và mở rộng quy mô đào tạo. Mặt khác, Nhà trường đã từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, do vậy trường đã trở thành cơ sở đào tạo tin cậy được các doanh nghiệp, nhà máy, các cơ sở sản xuất trên toàn quốc, đặc biệt là các doanh nghiệp của tập đoàn Vinacomin và của tỉnh QN ngày càng tin tưởng.

Trong những năm qua Nhà trường đã tập trung đầu tư về cơ sở vật chất tương đối hiện đại và đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu đào tạo với chất lượng cao, đồng thời để đáp ứng được yêu cầu đào tạo ngày càng phát triển. Nhà trường đã tập trung đầu tư xây dựng đội ngũ giáo viên tốt cả về số lượng và chất lượng.

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của trường

2.1.2.1. Chức năng - nhiệm vụ của Nhà trường

CĐNMHC - QN là đơn vị sự nghiệp có thu, thuộc tập đoàn Vinacomin, chịu sự chỉ đạo về ngành dọc của Bộ LĐTB&XH, Tổng cục dạy nghề. Trường có chức năng - nhiệm vụ, cụ thể như sau:

- Đào tạo nghề ở 3 cấp trình độ (Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề) của các ngành nghề: khoan, xúc, gạt, ô tô, sàng tuyển, bốc rót, xây dựng, cơ khí, điện, nhiệt điện, vận tải: đường sắt, đường thủy; sản xuất vật

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở trường cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm, Quảng Ninh (Trang 29 - 106)