Đổi mới quản lý tuyển chọn, sử dụng giáo viên và cải tiến nộ

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở trường cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm, Quảng Ninh (Trang 77 - 81)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1.Đổi mới quản lý tuyển chọn, sử dụng giáo viên và cải tiến nộ

phương pháp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy nghề

3.2.1.1 Mục tiêu của giải pháp

Quản lý tuyển chọn, sử dụng giáo viên là việc làm quan trọng nhất trong việc sắp xếp, bố trí nhân sự theo trình độ và năng lực của mỗi người. Đổi mới nhận thức trong cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của công tác tuyển chọn, sử dụng và BDNVSP cho đội ngũ giáo viên với mục đích nâng cao chất lượng đào tạo, tăng thêm uy tín của nhà trường. Xây dựng cơ chế tuyển chọn, sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hợp lý đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển nhà trường vững mạnh toàn diện. Nâng cao năng lực, ý thức tự giác trong học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên, thúc đẩy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong công việc.

Giúp cho các nhà quản lý có được nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác quản lý mục tiêu chương trình, nội dung bồi dưỡng. Quản lý chỉ đạo các khoa và từng giáo viên thực hiện BDNVSP gắn liền với các tiêu chuẩn của giáo viên dạy nghề theo thông tư số 30/2010. Đồng thời người giáo viên BDNVSP theo nội dung chương trình giảng dạy gắn liền với chương trình khung, tiêu chuẩn kỹ năng nghề do Bộ LĐ TB&XH và Tập đoàn Vinacomin ban hành đối với các nghề đào tạo; chuẩn bị nội dung dạy học phù hợp với chương trình, đảm bảo thời gian theo quy định.

Nội dung đào tạo được đổi mới gắn liền với việc hình thành rèn luyện kỹ năng nghề cho hoạt động dạy và học sẽ thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào

tạo của chính nhà trường, khẳng định chất lượng của nhà trường theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng. Đồng thời, nhà trường góp phần nhỏ bé của mình trong sự phát triển của mạng lưới các trường dạy nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân cũng như góp phần vào sự phát triển của ngành giáo dục đào tạo. Đặc biệt với đầu ra của nhà trường là những người công nhân lành nghề sẽ góp phần thúc đẩy nhanh, mạnh, vững chắc nền kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh QN.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Căn cứ chiến lược phát triển toàn ngành, nhà trường tuyển chọn giáo viên mới, sử dụng và bồi dưỡng lực lượng hiện có.

- Đối với công tác tuyển chọn và sử dụng:

Phòng tổng hợp và phòng đào tạo là đơn vị tham mưu cho hiệu trưởng về công tác này. Trên cơ sở kế hoạch giờ giảng và yêu cầu giáo viên hiện có hàng năm của các khoa nghề, dựa vào yêu cầu sử dụng, rà soát toàn bộ đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên trong nhà trường. Từ đó xây dựng kế hoạch tuyển dụng, thành lập hội đồng tuyển dụng, thông báo nhu cầu tuyển dụng. Chỉ đạo các phòng, khoa tổ chức giám định giáo viên thử việc, báo cáo hội đồng.

Quản lý việc khảo sát đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên: từ quản lý hồ sơ cá nhân, đánh giá quá trình công tác thông qua kiểm tra hồ sơ chuyên môn, dự giờ, hội giảng, các hoạt động khác như công tác giáo viên chủ nhiệm, hoạt động phong trào...

Phân công nhiệm vụ cho các khoa đúng chuyên ngành, mã nghề. Bố trí giờ giảng cho giáo viên hợp lý phù hợp với trình độ được đào tạo phát huy tối đa sức mạnh của tập thể, cá nhân trong hoạt động dạy học.

- Đối với công tác đào tạo, BDNVSP cho giáo viên dựa trên các tiêu chí: Tiêu chí 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống

Tiêu chí 2: Năng lực chuyên môn

Tiêu chí 3: Năng lực sư phạm dạy nghề

Tiêu chí 4: Năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học

Nội dung đào tạo:

- Đào tạo nâng cao: Là đào tạo trình độ Đại học, thạc sỹ, tiến sỹ về chuyên môn và nghiệp vụ quản lý giáo dục. Đối tượng lựa chọn: chủ yếu là những giáo viên có năng lực, yêu nghề, đặc biệt là đội ngũ giáo viên trẻ.

- Đào tạo chuẩn hóa: Phấn đấu 100% giáo viên dạy nghề đến năm 2017 đạt chuẩn theo thông tư số 30/2010.

- Đào tạo lại: áp dụng cho những trường hợp do thay đổi cơ cấu ngành nghề đào tạo, thay đổi nhu cầu đào tạo của nhà trường do nguyên nhân khách quan và chủ quan mà có những giáo viên không có giờ giảng hoặc thường xuyên thiếu giờ giảng. Những giáo viên tay nghề còn hạn chế, yếu không đáp ứng đủ tiêu chuẩn kỹ năng nghề.

Nội dung bồi dƣỡng:

- Bồi dưỡng về phẩm chất chính trị cho người giáo viên dạy nghề:

Bồi dưỡng phẩm chất của người công dân: có lập trường, tư tưởng vững vàng, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Bồi dưỡng phẩm chất nhà giáo: Yêu nghề, có tâm huyết với nghề, đoàn kết, quý trọng yêu thương đồng nghiệp, yêu thương học sinh; lối sống giản dị, trong sáng, lành mạnh...

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm: Để hình thành và phát triển năng lực sư phạm, người giáo viên phải nắm được hệ thống tri thức, kỹ năng sư phạm và phải rèn luyện tay nghề cũng như đạo đức, tác phong của người thầy giáo. Muốn vậy, người giáo viên phải tham gia tích cực vào các hoạt động chuyên môn thông qua hoạt động giảng dạy, dự giờ, giảng thử, giảng mẫu,

hội thảo, trao đổi rút kinh nghiêm, tăng cường sinh hoạt chuyên môn... Đây là những hoạt động đóng góp tích cực vào việc nâng cao năng lực sư phạm của giáo viên.

Sau khi điều tra thực trạng, nắm đựơc nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của người giáo viên trong nhà trường, chúng ta tiến hành xây dựng chương trình dựa trên chương trình khung và tiêu chuẩn của giáo viên dạy nghề của Bộ LĐTB&XH và đặc điểm đặc thù của nhà trường để xây dựng chương trình bồi dưỡng cho phù hợp.

Phổ biến đến cán bộ và giáo viên về chuẩn giáo viên dạy nghề theo thông tư số 30/2010 cũng như chương trình khung, tiêu chuẩn kỹ năng nghề đối với các ngành nghề và hệ đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề.

Xây dựng kế hoạch chọn cử giáo viên đi học tập, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao trình độ như học cao học, nghiên cứu sinh, học công nghệ mới...

Tổ chức chỉ đạo hằng năm công tác báo cáo sáng kiến cải tiến đồ dùng, mô hình thiết bị dạy học.

Liên kết với các doanh nghiệp gửi giáo viên đến thực tập tay nghề đối với những ngành học có thực hành nghề.

Tổ chức giao lưu học hỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, công tác giáo viên chủ nhiệm... cho giáo viên giữa các trường trong tập đoàn.

Có kế hoạch nâng cấp thư viện, xây dựng thư viện điện tử, đầu tư thêm đầu sách, giáo trình tạo điều kiện cho việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên cũng như học tập của học sinh.

Tổ chức BDNVSP cho giáo viên thường xuyên thông qua việc học tập quy chế đào tạo, quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy, các văn bản, quy định về công tác quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học, cải tiến kỹ thuật.

Quản lý chặt chẽ, thường xuyên nội dung dạy học ở các khâu soạn bài, chuẩn bị bài giảng, tổ chức thực hiện bài dạy của giáo viên theo đúng mục tiêu bài học, ca học yêu cầu.

Quan tâm chỉ đạo công tác hoàn thiện và bổ sung giáo trình, tài liệu phục vụ cho dạy học theo mục tiêu chương trình khung.

Thường xuyên theo dõi việc thực hiện mục tiêu chương trình, nội dung dạy học bằng cách cập nhật, ghi chép lại các vấn đề cần thiết để kịp thời thông báo tại các cuộc họp giao ban nhằm điều chỉnh quá trình thực hiện, đảm bảo đúng, đủ, có chất lượng.

Có cơ chế động viên khuyến khích đối với cán bộ quản lý và lực lượng giáo viên “đầu đàn” trong công tác đào tạo bồi dưỡng đồng nghiệp.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

Có kế hoạch định hướng cho công tác tuyển chọn, sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Nhà quản lý và người giáo viên phải nắm vững tiêu chuẩn của người giáo viên dạy nghề. Nhà quản lý phải quan tâm đến việc BDNVSP cho giáo viên. Người giáo viên phải nhận thức đúng đắn vai trò quan trọng của việc BDNVSP trong hoạt động đào tạo nghề. Nhà quản lý và người giáo viên phải biết được những nội dung nào yếu, hạn chế để lập kế hoạch bồi dưỡng.

Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữ chuyên môn, công đoàn, đoàn thanh niên để tổ chức nhiều hình thức bồi dưỡng. Giáo viên phải nhiệt tình hưởng ứng với công tác BDNVSP.

Triển khai thực hiện kế hoạch theo đúng quy định quản lý: Lập kế hoạch - tổ chức - chỉ đạo - kiểm tra - đánh giá.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở trường cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm, Quảng Ninh (Trang 77 - 81)