Quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở trường cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm, Quảng Ninh (Trang 81 - 84)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường

nữa hình thành kỹ năng thực hành nghề cho học sinh

Như chúng ta được biết, công tác BDNVSP cho giáo viên cần được căn cứ vào hoạt động giảng dạy và giáo dục. Thông qua các hoạt động này nhà quản

lý và người giáo viên nắm bắt được những điểm yếu, hạn chế của người giáo viên để từ đó đưa ra những nội dung cần bồi dưỡng.

3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp

Đối với các trường dạy nghề, ngoài việc truyền thụ những kiến thức lý thuyết cho học sinh, người giáo viên phải hướng dẫn, uốn nắn, rèn luyện tay nghề cho học sinh theo mỗi ngành nghề. Trên cơ sở những phương pháp dạy học truyền thống, kết hợp với năng lực cơ sở vật chất hiện có của nhà trường. Tăng cường đổi mới theo hướng phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu đối với những phương pháp đã có, cải tiến phương pháp cho phù hợp.

Tạo điều kiện cho giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, tay nghề trong thực tế để kịp thời áp dụng vào giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Đồng thời tạo cho giáo viên có những nhận thức mới về sự cần thiết phải thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân.

Tạo không khí thi đua sôi nổi, thiết thực trong việc đối mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm thông qua việc hình thành, rèn luyện kỹ năng nghề cho học sinh.

Tạo cho giáo viên sự say mê đối với nghề nghiệp, tích cực khai thác sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới nâng cao năng lực tay nghề đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề.

Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong việc học lý thuyết cũng như học thực hành. Thông qua những kiến thức lý thuyết và thực hành thường xuyên thúc đẩy quá trình nhận thức và phát triển khả năng tư duy sáng tạo đối với nghề nghiệp cho học sinh.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Tổ chức cho giáo viên học tập, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, trao đổi để nâng cao nhận thức về phương pháp giảng dạy. Khuyến khích và bắt buộc giáo viên áp dụng những phương pháp dạy học tích cực, phương pháp dạy thực hành nghề, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học. Xây dựng kế hoạch tăng cường quản lý đổi mới BDNVSP cho giáo viên thông qua các hoạt động liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học:

- Sinh hoạt tổ chuyên môn, họp khoa, họp hội đồng sư phạm nhà trường. - Dự giờ hàng tháng, hội giảng định kỳ, thi tay nghề giáo viên giỏi.

- Sáng kiến, cải tiến mô hình, đồ dùng dạy học. Cung cấp các tài liệu hướng dẫn về đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên. Đồng thời đề ra những quy định đối với từng ngành nghề, từng môn học trong việc sử dụng phương tiện đồ dùng phục vụ bài dạy, đặc biệt là các mô đun thực hành nghề.

Hỗ trợ kinh phí cho tập thể, cá nhân trong tổ chức cải tiến, làm mới mô hình, thiết bị dạy học.

Chỉ đạo kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất tại các địa điểm thực hành tay nghề ở xưởng và khu vực lò giả, sân bãi tập thực hành.

Đưa nội dung đổi mới phương pháp dạy học, rèn luyện kỹ năng thực hành nghề có hiệu quả vào đánh giá xếp loại hàng năm cho tập thể khoa và giáo viên.

3.2.2.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp

Ban giám hiệu nhà trường với sự chỉ đạo giám sát chặt chẽ. Mỗi cá nhân giáo viên nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân.

Trách nhiệm của trưởng, phó khoa, trưởng bộ môn cùng sự kết hợp của công đoàn, đoàn thanh niên, các phòng ban chức năng trong nhà trường.

Quan tâm đầu tư của tập đoàn với việc tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng phục vụ cho BDNVSP của giáo viên, nâng cao năng lực thực hành nghề.

Định kỳ hàng quý, hàng năm giáo viên được học tập nâng cao kỹ năng thực hành nghề trong điều kiện thực tế.

Kinh phí tổ chức hội thảo, tổng kết, khen thưởng đối với công tác này.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở trường cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm, Quảng Ninh (Trang 81 - 84)