Thực trạng về chất lượng giáo viên của trường

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở trường cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm, Quảng Ninh (Trang 40 - 44)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.4.Thực trạng về chất lượng giáo viên của trường

Tổng số cán bộ giáo viên và công nhân viên toàn trường là 505. Độ tuổi của đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên trong trường: Trên 55 tuổi: 14 người, chiếm 2.77 %; từ 46 đến 55: 105, chiếm 20.79%; từ 31 đến 45: 217 người, chiếm 42.97%; dưới 31: 169, chiếm 33.47%. Nam giới với 323 người, chiếm 63.96%, nữ giới với 182 người, chiếm 36.04%.

Đội ngũ giáo viên của Nhà trường với 248 người trên tổng số 505 chiếm 49%, trong đó có 21 thạc sỹ, chiếm 7.39%; 111 người có trình độ đại học,

chiếm 44. 76%; 25 người có trình độ cao đẳng, chiếm 10. 08%; 37.77% còn lại là trình độ trung cấp và công nhân thợ bậc cao.

Các cán bộ quản lý hầu hết là trưởng thành từ đội ngũ giáo viên của trường đã qua đào tạo ở ngành dạy nghề, 100% cán bộ có trình độ từ đại học trở lên. Các cán bộ quản lý nhà trường ở từng vị trí cơ bản có uy tín với tập thể cán bộ giáo viên, công nhân viên, nhiều đồng chí trong số đó được phong tặng các danh hiệu cao quý của nhà nước.

Đội ngũ giáo viên của nhà trường đạt chuẩn theo yêu cầu của luật dạy nghề của Nhà nước. Những giáo viên trẻ hiện nay đều đạt 100% trình độ đại học được tuyển dụng từ các trường có danh tiếng trong nước như: Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, đại học bách khoa Hà Nội, đại học sư phạm kỹ thuật Thái Nguyên, Đại học Mỏ - Địa chất, Đại học sư phạm Hà Nội...

2.1.4.1. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm

Bảng số 2. Thống kê trình độ chuyên môn nghiệp vụ sƣ phạm của giáo viên

Tổng số giáo viên

Trình độ chuyên môn Trình độ nghiệp vụ sư phạm Trên đại học Đại học, cao đẳng Trung cấp, thợ bậc cao Sư phạm kỹ thuật+sư phạm Bậc 2 + Sư phạm dạy nghề 248 21 54.84 91 49 199 100% 7.39 42.41 37.77 19.76 80.24

(Nguồn: thống kê phòng Tổng hợp - tháng 12 năm 2011)

Qua bảng thống kê cho thấy:

Về trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên, số người có trình độ chuyên môn trung cấp và thợ bậc cao còn chiếm tỷ lệ cao. Đây là số liệu phản ánh thực tế của một trường dạy nghề vì ngoài truyền thụ kiến thức cho học sinh ra, người giáo viên phải trang bị cả kỹ năng nghề cho người học. Tuy nhiên so với yêu cầu ngày càng cao của một trường Cao đẳng nghề thì trình độ chuyên môn của giáo viên nhà trường cần phải được nâng cao hơn nữa.

Điều này đòi hỏi phải có sự nỗ lực không ngừng của chính các giáo viên. Bên cạnh đó lãnh đạo nhà trường cần có những chính sách phù hợp nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên học tập nâng cao trình độ.

Về trình độ nghiệp vụ sư phạm: 100% giáo viên của Nhà trường đã tốt nghiệp các trường sư phạm, sư phạm kỹ thuật, được BDNVSP đạt chuẩn theo yêu cầu. Điều kiện này đáp ứng đúng tiêu chuẩn của giáo viên dạy nghề. Đây là một cố gắng lớn của Nhà trường và bản thân các giáo viên, thể hiện sự nghiêm túc của Nhà trường trong việc tuyển dụng, bồi dưỡng giáo viên đạt chuẩn về nghiệp vụ sư phạm.

Để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của thực tế, nhà trường đã chú trọng đến việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, không ngừng nâng cao chất lượng và bổ sung số lượng hợp lý. Các cán bộ quản lý được đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, thường xuyên cập nhật thông tin mới trong quản lý.

Hội giảng cấp cơ sở đựơc tổ chức định kì hàng năm với sự tham gia của 100% giáo viên trong toàn trường. Đây là dịp để giáo viên tự bồi dưỡng về cả chuyên môn, nghiệp vụ cũng như học tập kinh nghiệm trong giảng dạy. Phong trào này được duy trì và tổ chức tốt, kịp thời khen thưởng động viên các cá nhân điển hình đồng thời phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu để có kế hoạch bồi dưỡng.

2.1.4.2. Trình độ tin học, ngoại ngữ

Bảng số 3. Thống kê trình độ tin học, ngoại ngữ của đội ngũ giáo viên Nội dung Trình độ A Tỷ lệ % Trình độ B Tỷ lệ % Trình độ C Tỷ lệ % Tin học 24 10.71 134 59.82 66 29.47 Ngoại ngữ 132 58.93 56 25 36 16.07

Qua bảng thống kê cho thấy:

Về trình độ tin học: hầu hết giáo viên nhà trường có trình độ tin học đạt yêu cầu. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn một lượng không nhỏ giáo viên sử dụng máy vi tính chưa tốt. Số người này hầu hết tập trung vào những người giáo viên lớn tuổi.

Về trình độ ngoại ngữ: số giáo viên có trình độ ngoại ngữ còn thấp, phản ánh đúng thực trạng chất lượng trình độ ngoại ngữ của giáo viên hiện nay ở Nhà trường. Bên cạnh đó, trình độ đạt được và khả năng sử dụng ngoại ngữ còn nhiều bất cập. Trừ một số giáo viên dạy ngoại ngữ, hoặc được cử đi nước ngoài có khả năng sử dụng tốt ngoại ngữ vào hoạt động chuyên môn. Đa phần còn lại trình độ ngoại ngữ chỉ dừng lại ở mức ”tiếp cận” và hiện nay phần lớn không sử dụng được. Đây là một thực trạng rất đáng quan tâm, bởi ngoại ngữ và tin học, hai lĩnh vực quan trọng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giáo viên nhằm trao đổi thông tin, chuyển giao công nghệ tiên tiến... Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên trong những năm qua, lãnh đạo nhà trường đã quan tâm đến việc bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ giáo viên bằng hình thức: giáo viên tự đăng ký nội dung bồi dưỡng, thời gian hoàn thành và được nhà trường tổ chức sát hạch.

2.1.4.3. Điều tra khảo sát về chất lượng giáo viên của nhà trường

Để có cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý công tác BDNVSP cho giáo viên trường CĐNMHC - QN, bên cạnh việc thống kê, phân tích số liệu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, trình độ ngoại ngữ, tin học, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và xin ý kiến các đồng chí cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh sinh viên của Nhà trường về phẩm chất nhà giáo, trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm và năng lực nghiên cứu khoa học, cải tiến kỹ thuật của giáo viên nhà trường. Chúng tôi đã hỏi và xin ý kiến đánh giá của 35 đồng chí cán bộ quản lý và 117 em học sinh sinh viên hệ trung cấp nghề, cao

đẳng nghề tại Nhà trường. Kết quả thu thập ý kiến được tập hợp thành một bảng như sau:

Bảng số 4. Tổng hợp ý kiến đánh giá của CBQL, GV và HSSV về chất lƣợng đội ngũ giáo viên của nhà trƣờng

Các tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá Tốt Khá Trung bình Yếu Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % 1. Phẩm chất nhà giáo 123 80.92 23 15.13 6 3.95 0 0 2. Trình độ chuyên môn 92 60.53 49 32.24 11 7.24 0 0 3. Năng lực sư phạm 84 55.26 45 29.61 23 15.13 0 0 4. Năng lực NCKH, cải tiến KT 36 23.68 34 22.37 82 53.95 0 0

Qua kết quả tổng hợp, có thể nhận xét như sau: Đa số giáo viên của Nhà trường được đánh giá cao về phẩm chất nhà giáo và trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, năng lực sư phạm, năng lực nghiên cứu khoa học, cải tiến kỹ thuật của giáo viên không đồng đều, còn nhiều phiếu đánh giá mức độ trung bình. Vì vậy, các nội dung này cần bồi dưỡng thêm.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở trường cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm, Quảng Ninh (Trang 40 - 44)