8. Cấu trúc luận văn
3.2.3. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo
3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp
Kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng dạy và học của mỗi nhà trường. Việc kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo hiện nay vẫn được hiểu theo chiều hướng đánh giá kết quả của người học. Trên cơ sở đó, đánh giá năng lực dạy học của người giáo viên. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo toàn diện của nhà trường, đảm bảo tính đồng bộ trong các khâu của quá trình đào tạo.
Có được những thông tin qua kiểm tra đánh giá để kịp thời phát hiện và điều chỉnh sai lệch trong quá trình thực hiện, động viên giúp đỡ, uốn nắn giáo viên làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình trong hoạt động dạy học.
Phát hiện tính khả thi hay bất cập của các quyết định quản lý đồng thời phát hiện khả năng sáng tạo của đội ngũ giáo viên.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo toàn diện, đầu tư chỉ đạo đánh giá chất lượng hoạt động dạy học cũng như việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh dựa trên các tiêu chí của kiểm định chất lượng dạy nghề.
Tập trung các thành phần tham gia công tác kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo: Chuyên môn, Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên.
Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo trong nhà trường trên các mặt sau:
Thứ nhất, kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên: Kiểm tra việc thực hiện mục tiêu chương trình, lập kế hoạch giảng dạy. Dựa vào các
văn bản, qui định, yêu cầu về nội dung của chương trình cũng như yêu cầu của việc lập kế hoạch giảng dạy cá nhân.
Thứ hai, kiểm tra việc soạn bài, chuẩn bị bài giảng: Yêu cầu thực hiện nghiêm túc về thời gian, xác định đúng mục đích yêu cầu cho mỗi bài dạy và từng chương kiến thức, lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp. Sự đầu tư của giáo viên cho việc nghiên cứu tài liệu, giáo trình để chuẩn bị nội dung bài giảng.
Thứ ba, kiểm tra nề nếp dạy học: Đảm bảo thời gian giờ học chính xác, công tác tổ chức quản lý lớp học, quá trình giảng dạy truyền thụ kiến thức lý thuyết, rèn luyện ý thức học tập, quá trình hướng dẫn thực hành tay nghề, giáo dục ý thức đạo đức nghề nghiệp theo đúng mục tiêu của bài học, ca học.
Thứ tư, kiểm tra đánh giá việc quản lý hướng dẫn thực tập của giáo viên đối với học sinh trong quá trình thực tập sản xuất. Đảm bảo số lượng học sinh, đảm bảo thực hiện nội qui an toàn lao động, đảm bảo ngày công lao động của học sinh theo đúng quy định. Nhiệt tình trách nhiệm với công tác quản lý, hướng dẫn học sinh tham gia thực tập, có các biện pháp giáo dục tư tưởng tâm lý cho học sinh. Thường xuyên báo cáo lãnh đạo về quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Thứ năm, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh: Số lượng bài kiểm tra định kỳ theo qui định, chấm bài nghiêm túc, vào sổ đúng thời hạn. Ra đề thi, kiểm tra thực hành có kết hợp cả kiến thức và kỹ năng, đảm bảo khách quan công bằng, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh.
Thứ sáu, thực hiện công tác tự kiểm tra đánh giá thường xuyên giữa các đơn vị trong nhà trường. Đồng thời ban giám hiệu xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm.
Thứ bảy, đổi mới công tác đánh giá thông qua các đơn vị sử dụng lao động, tổng cục dạy nghề... Thông qua đó nhà quản lý kiểm chứng lại mục
tiêu, nội dung, chương trình đào tạo để điều chỉnh bổ sung cho phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Với các nội dung trên nhà quản lý tiến hành lần lượt từng bước công tác kiểm tra đánh giá bao gồm:
Bƣớc 1: Xác định mục đích, đề ra tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá:
Mục đích của việc kiểm tra là kiểm tra cái gì? Kiểm tra ở đâu? Hình thức, phương pháp, thời gian kiểm tra. Tiêu chuẩn để đánh giá việc kiểm tra xem mức độ thực hiện như thế nào.
Bƣớc 2: Tiến hành kiểm tra, đánh giá:
Thông báo đối với khoa nghề, tổ bộ môn, giáo viên về yêu cầu, nội dung kiểm tra, có thể kiểm tra đột xuất nếu cần thiết. Kiểm tra đánh giá thông qua dự giờ của giáo viên, sinh hoạt tổ chuyên môn, kiểm tra sổ lên lớp, lấy ý kiến của học sinh. Kiểm tra thông qua các hồ sơ lưu trữ của khoa nghề đối với các lớp đã thi tốt nghiệp. Kiểm tra qua các đợt coi kiểm tra kết thúc môn học học kỳ, thi tốt nghiệp. Đặc biệt quan tâm kiểm tra việc hướng dẫn học sinh làm báo cáo tốt nghiệp vì đây là công việc diễn ra giữa thầy và trò sau khi học sinh đã hoàn thành nhiệm vụ thực tập sản xuất.
Bƣớc 3: Kết luận:
Từ những kết quả của quá trình kiểm tra đưa ra đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chỉ rõ nguyên nhân, sai sót và tìm cách khắc phục hoặc đưa ra kiến nghị. Tuy nhiên, những vấn đề trên cơ bản chỉ dừng lại ở tầm kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo trong nhà trường. Sản phẩm đào tạo của nhà trường là những công nhân lành nghề tương ứng với các trình độ đào tạo, có đủ sức khỏe được trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng tay nghề, có ý thức đạo đức nghề nghiệp, khả năng tham gia các hoạt động tập thể... Các đơn vị sản xuất, các doanh nghiệp trong ngành than và các đơn vị xã hội khác sẽ đánh giá uy tín chất lượng đào tạo của nhà trường thông qua những yếu tố đó.
Chính vì vậy, việc duy trì và mở rộng mối quan hệ với các đơn vị sản xuất, các doanh nghiệp để thu thập phân tích thông tin về chất lượng đào tạo cũng là vấn đề mà Hiệu trưởng cần quan tâm.
3.2.3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp
Kế hoạch của Hiệu trưởng về việc đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo.
Nhận thức tích cực gắn liền thực tế của giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Hệ thống sổ sách, máy tính, mạng nội bộ đồng bộ. Chế tài xử lý sai phạm.
Mối liên kết với các đơn vị sản xuất, các doanh nghiệp...