Nguyên tắc tính hệ thống

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở trường cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm, Quảng Ninh (Trang 74 - 75)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.1.Nguyên tắc tính hệ thống

Như chúng ta được biết mỗi hệ thống là một tổng thể phức hợp gồm nhiều yếu tố liên quan chặt chẽ với nhau. Mỗi biến động của một yếu tố nào đó đều tác động trực tiếp lên những yếu tố khác và đồng thời cũng tác động lên toàn bộ hệ thống. Việc tổ chức BDNVSP cho đội ngũ giáo viên - nói chung, giáo viên dạy nghề - nói riêng đều bao gồm rất nhiều các yếu tố như: mục tiêu, nội dung, phương pháp, điều kiện thực hiện và đánh giá kết quả... Các yếu tố này có mối liên quan mật thiết, hỗ trợ, thúc đẩy, tác động qua lại lẫn nhau. Yếu tố này là cơ sở, là tiền đề cho yếu tố kia phát triển và ngược lại. Kết quả của yếu tố này là điều kiện cho sự phát triển của yếu tố kia.

Trong nguyên tắc tiếp cận tính hệ thống buộc nhà quản lí và người giáo viên phải thực hiện tốt các yêu cầu sau:

Một là, quá trình tổ chức công tác BDNVSP, nhà quản lí cần phải xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của từng yếu tố tác động lên toàn bộ tiến trình hoạt động giáo dục nói chung các hoạt động tổ chức bồi dưỡng nói riêng, cũng như biết đặt hoạt động trong những điều kiện xã hội cụ thể.

Hai là, trong quá trình tổ chức hoạt động phải đảm bảo có sự thống nhất cao giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động sao cho phải thành một chỉnh thể thống nhất.

Ba là, tạo mọi điều kiện để giáo viên, học sinh, sinh viên có động lực, nhà quản lí biết nhìn nhận, và đánh giá được bản chất và xu hướng phát triển của đối tượng giáo dục.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở trường cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm, Quảng Ninh (Trang 74 - 75)