Cơ sở vật chất, thiết bị và chương trình, giáo trình, đồ dùng

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở trường cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm, Quảng Ninh (Trang 44 - 54)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.5.Cơ sở vật chất, thiết bị và chương trình, giáo trình, đồ dùng

tiện dạy học

2.1.5.1. Cơ sở vật chất

Thế mạnh của Nhà trường là có cơ sở vật chất mà cho đến nay chưa có một trường Cao đẳng nghề nào của tỉnh QN có được. Với 6 phân hiệu và trung tâm, Nhà trường có diện tích lớn trên địa bàn tỉnh QN.

Nhà trường có đủ số phòng học lý thuyết đáp ứng được quy mô đào tạo theo tiêu chuẩn qui định. Xưởng thực hành theo các ngành nghề đáp ứng được yêu cầu thực hành cơ bản theo chương trình, kế hoạch đào tạo.

Thư viện nhà trường có phòng đọc và nghiên cứu hai tầng (tầng dưới là thư viện truyền thống, tầng trên là thư viện điện tử) đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, học tập của học sinh.

Ký túc xá 9 tầng (phân hiệu Quang Hanh), 5 tầng (phân hiệu Hoành Bồ) có đủ số phòng đáp ứng cho 100% học sinh học nghề của tập đoàn theo hợp đồng đào tạo giữa nhà trường với các doanh nghiệp. 100% học sinh học nghề theo địa chỉ đào tạo được miễn phí toàn bộ chi phí về học tập, ăn, ở. Đặc biệt, tết nguyên đán vừa qua, toàn bộ học sinh học nghề của các doanh nghiệp được cấp tiền hỗ trợ tàu xe từ 100.000đ đến 300.000đ (tùy theo từng doanh nghiệp).

Khu rèn luyện thể chất với nhà thi đấu đa chức năng, sân đá bóng, bóng chuyền, bóng ném... để phục vụ cho học sinh, cán bộ, giáo viên rèn luyện thể chất. Trạm y tế với trang bị đủ đáp ứng việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cán bộ, giáo viên và học sinh trong trường.

Với cơ sở vật chất rộng rãi, trang thiết bị tiên tiến đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc của học sinh và giáo viên. Chính vì vậy, trong gần 6 lần tổ chức kỳ thi chọn thợ giỏi của tập đoàn (2 năm/ 1 lần) với quy mô gần 1.000 thí sinh thi tập trung cả lý thuyết và thực hành, Nhà trường luôn là địa chỉ tuyển chọn nhân tài của tập đoàn.

2.1.5.2. Chương trình, giáo trình

Chúng ta đều biết rằng, đối với các trường nghề chương trình giáo trình thường gặp khó khăn hơn những trường học, cấp học khác. Nhận thức được tầm quan trọng của chương trình, giáo trình trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo nghề nên Nhà trường đã triển khai việc biên soạn chương trình, giáo trình. Đối với các môn học chung, chương trình giáo trình theo chuẩn của Bộ LĐTB&XH. Đối với các môn học đặc thù nghề, Nhà trường đã tổ chức lựa chọn các giáo viên đầu đàn xây dựng và phản biện chương trình. Chính vì

vậy, cho đến nay hầu hết các nghề đào tạo của nhà trường đã có đủ giáo trình, đáp ứng nhu cầu dạy và học của thầy và trò. Học sinh học nghề được nhà trường cho mượn tài liệu miễn phí để phục vụ học tập tại trường.

2.1.5.3. Đồ dùng phương tiện dạy học

Xuất phát từ trường đào tạo nghề của ngành than. Ngay từ khi mới thành lập, trường là một trung tâm đào tạo công nhân kỹ thuật cho ngành than với đầy đủ các thiết bị, máy móc, phương tiện đào tạo hiện đại nhất tại thời điểm đó. Các thiết bị không những đáp ứng yêu cầu đào tạo trực tiếp mà còn đủ điều kiện đón đầu 5-7 năm sau. Tuy nhiên, công nghệ ngày càng thay đổi, nhu cầu học tập ngày càng cao đòi hỏi trang thiết bị phải phù hợp với trình độ máy móc mà các doanh nghiệp đang sử dụng. Cho nên, hàng năm nhà trường đã trích quỹ đầu tư mua sắm trang thiết bị mới phục vụ nhu cầu dạy và học.

Đối với các môn học/môđun thực hiện mô hình sáng kiến kỹ thuật, khuyến khích toàn bộ giáo viên trong nhà trường làm đề tài sáng kiến, mô hình học cụ phục vụ cho giảng dạy và học tập. Từ năm 2008 cho đến nay, Nhà trường luôn giữ vị trí cao trong các hội thi thiết bị dạy nghề tự làm của tỉnh. Với những sự quan tâm đầu tư về trang thiết bị, phương tiện đồ dùng dạy học, Nhà trường được tỉnh QN đánh giá là trường đi đầu trong việc đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ nhu cầu học tập.

2.2. Thực trạng các biện pháp quản lý công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên ở Trƣờng Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm - Quảng Ninh

2.2.1. Thực trạng công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm của giáo viên trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm

Công tác BDNVSP của giáo viên bao gồm những hoạt động lên quan trực tiếp đến những giờ giảng và hoạt động công tác giáo dục khác. Để đánh giá thực trạng công tác BDNVSP của đội ngũ giáo viên nhà trường, chúng tôi đã tiến hành khảo sát nhóm khách thể gồm 80 người, trong đó ban giám hiệu:

2 người, cán bộ phòng đào tạo: 9 người; trưởng, phó phòng, trưởng khoa, phó khoa: 19 người và 50 giáo viên. Kết quả khảo sát có được như sau.

2.2.1.1. Thực trạng bồi dưỡng và tự bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề

Giáo viên là lực lượng nòng cốt của nhà trường nên luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường trong công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên việc phát huy hiệu quả sau bồi dưỡng vẫn chưa có những đánh giá cụ thể chính xác mà chỉ dừng lại ở nhận định bằng kết quả công việc. Đối với vấn đề tự bồi dưỡng của từng giáo viên cũng đã có những giáo viên thực sự say mê tự giác học tập nghiên cứu song vẫn còn một số ít quan tâm đến vấn đề này do nhiều lý do khác nhau.

Thực trạng vấn đề này được chúng tôi đã khảo sát với kết quả như sau:

Bảng số 5. Đánh giá thực trạng bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề

STT

Mức độ thực hiện Nội dung thực hiện

Đã làm tốt Đạt yêu

cầu Chƣa đạt

SL % SL % SL %

1.

Tham gia đầy đủ các chuyên đề, khoá học bồi dưỡng thường xuyên, định kì về chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao tay nghề do các cấp tổ chức

72 90 7 8,8 1 1,2

2. Triển khai vận dụng hiệu quả, hợp lí

kiến thức được bồi dưỡng 50 62,5 14 17,5 16 20 3. Tích cực học tập nâng cao trình độ

chuyên môn, ngoại ngữ, vi tính. 48 60 17 21,3 15 18,7 4 Thường xuyên tự bồi dưỡng tay nghề

Dựa vào bảng kết quả khảo sát ta thấy việc tham gia đầy đủ các chuyên đề, khoá học bồi dưỡng thường xuyên, định kì về nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề có mức độ đánh giá thực hiện tốt cao nhất. Song cũng cần hiểu rằng thực hiện tốt ở đây có nghĩa là tham gia đầy đủ có ý thức, điều này cho ta thấy hàng năm giáo viên đều được tham gia học tập bồi dưỡng với nhiều hình thức. Và như vậy khi khảo sát có tới 90% ý kiến cho rằng đã thực hiện tốt nhiệm vụ này. Tuy nhiên việc vận dụng kiến thức được bồi dưỡng phục vụ cho công việc thì lại chỉ có 50 ý kiến (chiếm 62,5%) đánh giá là đã làm tốt và 20 ý kiến cho là ở mức độ trung bình. Điều này cho thấy việc tiếp nhận và chuyển hoá một số kiến thức qua học tập bồi dưỡng của giáo viên còn nhiều hạn chế. Có thể một phần do bản thân giáo viên chưa tích cực, chưa nhiệt tình tìm tòi sáng tạo, một phần do điều kiện đồ dùng chưa đáp ứng đồng bộ so với yêu cầu sử dụng.

Thường xuyên tự bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề thực hành được đánh giá là đã làm tốt chiếm 61,2%. Đây là nội dung mà các giáo viên đặc biệt là đội ngũ giảng dạy thực hành cần đầu tư quan tâm rèn luyện thường xuyên và làm tốt hơn nữa. Nội dung 3 được đánh giá thấp nhất trong bảng khảo sát, điều này phản ánh khá đúng thực tế bởi có một số giáo viên biết sử dụng máy tính, có học tập nâng cao trình độ chuyên môn nhưng học tập ngoại ngữ thì chỉ tham gia khi có yêu cầu của nhà trường và sau đó cũng không sử dụng thường xuyên nên hiệu quả chưa tốt.

Hiện nay ở nhà trường vấn đề bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ là một vấn đề quan trọng. Nhà trường đã mở nhiều lớp học bồi dưỡng để giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ. Hiện nay, giáo viên các khoa nghề đều đăng ký kế hoạch tự bồi dưỡng những nội dung mà mình nhận thấy còn yếu kém. Tuy nhiên, còn có nhiều giáo viên né tránh việc tự bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là học ngoại ngữ.

2.2.1.2. Thực trạng sinh hoạt tổ chuyên môn

Hiệu quả hoạt động đào tạo của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng giảng dạy của các khoa mà trong đó phải kể đến là các tổ bộ môn trong khoa.

Để đánh giá thực trạng việc sinh hoạt tổ chuyên môn chúng tôi đã tiến hành khảo sát một số nội dung sau đây:

Bảng số 6. Đánh giá thực trạng sinh hoạt tổ chuyên môn của giáo viên

STT

Mức độ thực hiện

Nội dung thực hiện

Đã làm tốt Đạt yêu cầu Chƣa đạt SL % SL % SL % 1.

Tham gia đầy đủ các cuộc họp tổ chuyên môn, họp khoa và chuyên môn

58 72,5 16 20 6 7,5

2. Tích cực dự giờ đồng nghiệp để học

tập, bồi dưỡng, giúp đỡ lẫn nhau 52 65 21 26,3 7 8,7 3. Có báo cáo chuyên đề trong các

cuộc họp tổ chuyên môn 49 61,3 22 27,5 9 11,2 Nhìn chung việc sinh hoạt tổ chuyên môn được thực hiện chưa đồng đều, cơ bản các giáo viên có tham dự các cuộc sinh hoạt, họp khoa nên nội dung này có 58 ý kiến (chiếm 72,5%) đánh giá là đã làm tốt. Tích cực dự giờ đồng nghiệp để học tập bồi dưỡng giúp đỡ lẫn nhau có 65% ý kiến đánh giá là đã làm tốt, 8,7% ý kiến cho là chưa đạt.

Riêng về báo cáo chuyên đề trong sinh hoạt chuyên môn là nội dung được đánh giá thấp nhất trong các nội dung khảo sát. Thực tế trong các cuộc họp chuyên môn ý kiến phát biểu phần lớn thuộc về trưởng bộ môn và giáo viên đã có từ 3 năm giảng dạy trở lên, số giáo viên mới, trẻ ít có ý kiến, ngại phát biểu.

Thực tế hoạt động hiện nay của nhà trường, các tổ chuyên môn hoạt động chưa thực sự hiệu quả trong việc BDNVSP cho các giáo viên. Nội dung chủ

yếu của các cuộc sinh hoạt hầu hết chỉ chú trọng đến phần kiến thức chuyên môn, chưa chú trọng đến việc bồi dưỡng các thành viên trong tổ phương pháp thực hiện khéo léo các nội dung đó vào từng đối tượng học sinh.

2.2.1.3. Thực trạng đổi mới phương pháp giảng dạy

Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề đang được quan tâm hiện nay trong nhà trường, khi mà đối tượng học có thay đổi từ đào tạo công nhân lành nghề sang đào tạo các trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề. Để có được phương pháp dạy học tương ứng với từng môn học, từng môđun nghề giáo viên phải là nhân tố tích cực sáng tạo trong việc chuẩn bị bài dạy đồng thời cũng phải nắm được đặc điểm phát triển về mặt trí tuệ của học sinh.

Qua tiến hành khảo sát việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng số 7. Đánh giá thực trạng đổi mới phƣơng pháp dạy học của giáo viên

STT

Mức độ thực hiện

Nội dung thực hiện

Đã làm tốt Đạt yêu

cầu Chƣa đạt

SL % SL % SL %

1. Chủ động điều khiển hướng dẫn học sinh khám phá tri thức, hình thành kĩ năng nghề nghiệp

18 22,5 60 75 2 2,5

2 Sử dụng phương pháp dạy học linh hoạt phù hợp với nội dung và đối tượng

20 25 57 71,2 3 3,8

3. Ứng dụng thiết bị hiện đại, công

nghệ thông tin trong dạy học 24 30 51 63,7 5 6,3 4. Thực hiện chức năng gắn kết kiến

thức lí thuyết với thực hành nghề trong các môn học có liên quan

Số liệu cho thấy thực trạng đổi mới phương pháp dạy học của đội ngũ giáo viên cơ bản là đạt yêu cầu. Trong từng nội dung khảo sát chúng ta nhận thấy nội dung 4 thực hiện chức năng gắn kết kiến thức lý thuyết với thực hành nghề cho học sinh được đánh giá mức độ đã làm tốt cao nhất so với các nội dung khác. Tiếp theo là nội dung ứng dụng thiết bị hiện đại, công nghệ thông tin trong dạy học. Nội dung 1 và 2 có mức độ đánh giá gần giống nhau với trên 20% ý kiến nhận xét là đã làm tốt và trên 50% là đạt yêu cầu: số ý kiến cho rằng chưa đạt là 2,5% và 3,8%. Đây cũng là vấn đề đang được các nhà quản lý, đặc biệt là quản lý về đào tạo đang tìm hướng đầu tư để việc đổi mới thực hiện hiệu quả.

Trên thực tế, trong suy nghĩ của một số giáo viên trong nhà trường, cho rằng việc đổi mới phương pháp dạy học chính là việc sử dụng phương tiện hiện đại vào bài giảng. Với suy nghĩ như vậy dẫn đến có một số giáo viên quá lệ thuộc vào máy tính máy chiếu, tạo cho bản thân tính thụ động, chưa khai thác triệt để sự phối hợp các phương pháp khác như phương pháp nêu vấn đề, phương pháp thảo luận, phương pháp thuyết trình…

2.2.1.4. Thực trạng đổi mới phương pháp giáo dục học sinh

Bên cạnh những hoạt động giảng dạy, hoạt động giáo dục của người giáo viên giữ vai trò quyết định đến chất lượng giai cấp công nhân tương lai. Học sinh học tại trường chủ yếu được bao cấp, sống tập trung nên tại điều kiện thuận lợi trong việc quản lý và rèn luyện tác phong công nghiệp. Tuy nhiên, một số học sinh ý thức chưa cao, chất lượng tuyển sinh chưa đồng đều, học sinh ở nhiều vùng miền với phong tục tập quán khác nhau nên giáo viên cũng gặp khó khăn trong vấn đề quản lý học sinh.

Thực tế qua nhiều năm cho thấy với khối lượng học sinh của nhà trường tuyển sinh hàng năm rất cao, nhưng số lượng học sinh của nhà trường hao hụt trong quá trình đào tạo cũng tương đối lớn. Năm 2011, với thống kê của các

phân hiệu trong nhà trường cho thấy, số lượng tuyển sinh trong năm là 10.220 học sinh, trong đó số lượng xóa tên, buộc thôi học là 1.413 học sinh. Như vậy, tỷ lệ hao hụt học sinh trong năm học của nhà trường lên đến 13,82%. Như vậy, đây là một bài toán khó của nhà trường khi mà tỷ lệ học sinh của nhà trường hao hụt còn cao.

Với nhận thức học sinh là đầu vào, là khách hàng quan trọng quyết định sự tồn vong của nhà trường. Ban giám hiệu Nhà trường đã phân cấp cho các phó hiệu trưởng, các khoa nghề và phòng ban trong toàn trường, đăng ký nhiệm vụ trọng tâm năm 2012 với mục tiêu hạn chế số lượng học sinh nghỉ học của toàn trường xuống còn 12%. Để làm được điều này, tất cả các cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường phải chung tay góp sức. Đặc biệt vai trò của người giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn trong việc rèn luyện tác phong công nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ những ngày đầu lên lớp.

Như vậy qua thu thập ý kiến đánh giá của ban giám hiệu, lãnh đạo các phòng khoa, trung tâm và giáo viên trong trường về thực trạng công tác BDNVSP của giáo viên trên 6 mảng công tác chính của giáo viên, chúng ta thấy rằng công tác BDNVSP của giáo viên trường CĐNMHC có những điểm mạnh, yếu như sau:

+ Điểm mạnh:

Nhà trường luôn quan tâm đến công tác BDNVSP cho giáo viên. Giáo viên được đăng ký nội dung tự bồi dưỡng của mình theo mỗi học kỳ. Hàng tháng giáo viên được đánh giá phân loại công tác tháng với các hoạt động chuyên môn và nghiệp vụ của mình.

Nhà trường có khoa sư phạm dạy nghề thực hiện nhiệm vụ BDNVSP cho

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở trường cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm, Quảng Ninh (Trang 44 - 54)