8. Cấu trúc luận văn
1.5.1. Tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
viên dạy nghề
Khi nước ta trở thành thành viên thứ 150 của nền kinh tế thế giới WTO thì vấn đề toàn cầu hóa đã trở thành thời cơ và thách thức của nền kinh tế đất nước. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước và thế giới, một vấn đề quan trọng được đặt ra cho giáo dục, đó chính là đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao. Điều này đòi hỏi nước nhà phải quan tâm nhiều hơn nữa đến vấn đề đào tạo nghề, phát triển quy mô, nâng cao chất lượng của dạy nghề. Bởi đào tạo nghề giữ vai trò quan trọng đặc biệt trong sự phát triển của đất nước, góp phần đưa nước nhà vượt qua những khó khăn hiện nay.
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ lao động trực tiếp, điều quan trọng nhất đó chính là người giáo viên. Đây chính là vấn đề đầu tiên, cốt yếu nhằm duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Đặc biệt đối với các trường dạy nghề, chất lượng của đội ngũ giáo viên sẽ trực tiếp quyết định và ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng giai cấp công nhân tương lai. Bởi vậy để phát triển giáo dục đào tạo, trong đó có đào tạo nghề, vấn đề then chốt là phải xem trọng công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, chuẩn về trình độ, đồng bộ về cơ cấu, giỏi về chuyên môn, tay nghề, tinh thông về nghiệp vụ, mẫu mực về nhân cách, tác phong công nghiệp. Điều này tùy thuộc rất nhiều vào công tác quản lý giáo dục, từ việc hoạch định chính sách, tạo ra cơ chế, qui trình quản lý cho đến việc giám sát, kiểm tra trong quá trình quản lý.
Hệ thống dạy nghề của nước ta trong những năm gần đây đã nhận được sự quan tâm của xã hội. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy, sự quan tâm của xã hội vẫn chưa xứng với tiềm năng phát triển vốn có của hệ thống dạy nghề. Trước
đây, dạy nghề ở Việt Nam mới chỉ dừng lại là “cầm tay chỉ việc”. Có những ngành nghề đặc thù mang tính chất gia truyền chỉ dừng lại hình thức “làm lâu học nhiều”. Từ năm 2008 cho đến nay, với chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta đã tạo cơ hội cho các trường nghề phát triển. Điều này cũng tạo cho xã hội có cách nhìn mới về hệ thống trường nghề.
Đội ngũ giáo viên của các trường dạy nghề, nếu so với giáo viên ở các cấp học, bậc học khác thì giáo viên trường nghề còn cần phải BDNVSP nhiều hơn. Nếu như, giáo viên của các cấp học bậc học khác, chỉ cần BDNVSP đơn thuần như bồi dưỡng các kỹ năng giao tiếp, soạn giáo án... thì giáo viên dạy nghề, ngoài việc bồi dưỡng các kỹ năng đó còn phải bồi dưỡng thêm tay nghề của mình.
Giáo viên dạy nghề hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội. Một trong những nguyên nhân chính của vấn đề là chất lượng của giáo viên dạy nghề chưa tương xứng với sự phát triển của các ngành nghề. Trong thực tế có rất nhiều giáo viên dạy nghề, có kiến thức chuyên môn sâu, tay nghề giỏi nhưng những kĩ năng truyền thụ, kĩ năng giao tiếp, phương pháp giảng dạy, lí luận dạy học, lí luận giáo dục… còn gặp không ít khó khăn và bất cập. Trước thực trạng đó, Bộ LĐTB&XH đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học, trao đổi kinh nghiệm giữa các trường nghề trong cả nước nhằm BDNVSP cho đội ngũ giáo viên dạy nghề, giúp đội ngũ giáo viên dạy nghề càng hướng tới chuẩn hóa về trình độ, tay nghề, tác phong... để nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường dạy nghề.