Quản lý sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị, vật tư phục vụ cho

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở trường cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm, Quảng Ninh (Trang 87 - 89)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Quản lý sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị, vật tư phục vụ cho

gắn liền với thực hành nghề

3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp

Trong giai đoạn hiện nay, muốn phát triển đội ngũ công nhân lành nghề cần phải đổi mới nội dung phương pháp dạy học theo hướng rèn luyện kỹ năng tay nghề cho người học. Để làm được điều đó phải đối mới phương pháp dạy học, hình thành cho học sinh kỹ năng tay nghề cũng như chủ động chiếm lĩnh tri thức một cách độc lập và sáng tạo.

Đổi mới quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị, vật tư phục vụ cho dạy học có hiệu quả, linh hoạt, sáng tạo, tận dụng tối đa cơ sở vật chất, thiết bị hiện có.

Khai thác triệt để việc sử dụng cơ sở vật chất thiết bị dạy học đáp ứng với mục tiêu chương trình, phương pháp dạy học mới. Tiết kiệm vật tư trong quá trình hướng dẫn thực hành tay nghề.

Tạo điều kiện cho lực lượng giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề, khả năng sử dụng các đồ dùng thiết bị dạy học hiện đại.

Nâng cao chất lượng dạy học, ý thức đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển của toàn ngành và xã hội.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Đảm bảo khai thác tốt các cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học như: Phòng làm việc, phòng học, xưởng thực hành, thư viện, sân thể thao... Từ đó lập kế hoạch đầu tư mua sắm thiết bị, đồ dùng như: máy tính, mô hình, tài liệu, giáo trình, máy móc thiết bị, gỗ...

Xây dựng qui chế sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học, quản lý vật tư dùng trong thực hành sao cho khoa học và hiệu quả nhất.

Chỉ đạo các khoa yêu cầu giáo viên nghiên cứu nội dung bài giảng để lựa chọn phương tiện, đồ dùng, thiết bị, số lượng vật tư cần thiết cho phù hợp.

Liên kết với các trường trong tập đoàn và các doanh nghiệp tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm dạy học phương pháp sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ mới.

Phát động phong trào thi đua cải tiến, làm mới mô hình, đồ dùng dạy học trong giáo viên và sáng kiến trong học tập của học sinh.

Triển khai việc hướng dẫn sử dụng hay trao đổi kinh nghiệm sử dụng phương tiện dạy học trong các buổi sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt tổ bộ môn.

Kiểm tra rà soát việc sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học, vật tư cho thực hành tay nghề. Khen thưởng những tập thể, cá nhân có sáng kiến, cải tiến thiết bị đồ dùng dạy học, có ý thức sử dụng vật tư tiết kiệm hiệu quả, đúng qui định. Bên cạnh đó có biện pháp xử lý với những trường hợp vi phạm qui chế sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng dạy học hoặc làm thất thoát, lãng phí vật tư trong dạy thực hành nghề.

3.2.4.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp

Sự chỉ đạo, giám sát chặt chẽ hình thành phong trào, nề nếp trong toàn bộ đội ngũ giáo viên đối với việc sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị, vật tư phục vụ cho dạy học thật sự có hiệu quả.

Trang thiết bị của nhà trường cần được trang bị tốt. Các cấp lãnh đạo quan tâm tới việc đầu tư cơ sở vật chất thiết bị, vật tư phục vụ cho dạy học theo mục tiêu chương trình trường cao đẳng nghề.

Trách nhiệm của cán bộ, giáo viên trong việc bảo dưỡng, sửa chữa và đề xuất mua sắm đồ dùng, thiết bị, vật tư cần thiết phù hợp với nội dung dạy học.

Nguồn kinh phí để mua vật tư, linh kiện phục vụ trong quá trình sử dụng.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở trường cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm, Quảng Ninh (Trang 87 - 89)