Khảo nghiệm tính khả thi, cần thiết của các giải pháp quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở trường cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm, Quảng Ninh (Trang 94 - 101)

8. Cấu trúc luận văn

3.4. Khảo nghiệm tính khả thi, cần thiết của các giải pháp quản lý

Để đánh giá được tính khả thi và tính cần thiết của các giải pháp được đề xuất ở trên, chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm bằng cách lấy ý kiến của ban giám hiệu, cán bộ quản lý các phòng, khoa, trung tâm, một số cán bộ, giáo viên đã từng làm công tác giảng dạy (chuyên gia). Phương pháp lấy ý kiến:

Bƣớc1: Lập mẫu phiếu điều tra: Nội dung điều tra về tính cần thiết, tính

khả thi của các giải pháp quản lý đề xuất ở các mức độ:

Tính cần thiết: “Rất cần thiết”, “Cần thiết”, “Không cần thiết”. Tính khả thi: “Rất khả thi”, “Khả thi”, “Không khả thi”.

Bƣớc 2: Chọn đối tượng điều tra: Ban giám hiệu: 2 người, cán bộ quản lý các

phòng, khoa, trung tâm: 15 người, chuyên gia: 17 người, giáo viên: 45 người.

Bƣớc 3: Phát phiếu điều tra.

Bƣớc 4: Thu phiếu điều tra, xử lý số liệu:

Kết quả khảo nghiệm được xử lí định tính ở các mức độ cụ thể như sau: - Về tính cần thiết có các mức: “Rất cần thiết”: 3 điểm; “cần thiết”: 2 điểm; “không cần thiết”: 1 điểm.

- Về tính khả thi có các mức: “Rất khả thi”: 3 điểm; “khả thi”: 2 điểm và “không khả thi”: 1 điểm.

Sau đó tính giá trị trung bình, sắp xếp thứ bậc.

Bảng số 15: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các giải pháp quản lý đề xuất

TT Các giải pháp quản lý đề xuất

Tính cần thiết (SL) X Thứ bậc Tính khả thi (SL) Y Thứ bậc RCT CT KCT RKT KT KCT

1 Đổi mới quản lý tuyển chọn, sử dụng giáo viên và cải tiến nội dung, phương pháp BDNVSP cho giáo viên dạy nghề

70 9 0 2,88 1 68 11 0 2,86 1

2 Tăng cường quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường hơn nữa hình thành kỹ năng thực hành nghề cho học sinh

69 10 0 2,87 2 66 94 4 2,78 2

3 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo

51 28 0 2,64 4 59 14 6 2,67 3

4 Tăng cường quản lý sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị, vật tư phục vụ cho dạy học gắn liền với thực hành nghề

67 12 0 2,84 3 55 16 8 2,59 4

5 Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ giáo viên

Kết quả khảo nghiệm cho thấy các giải pháp quản lý do tác giả đề xuất có tính cần thiết và tính khả thi được đánh giá với điểm số khá cao.

Đa số các ý kiến đều cho rằng các giải pháp trên là cần thiết và cần được triển khai ngay đối với thực tế quản lý BDNVSP của nhà trường. Trong đó giải pháp “đổi mới quản lý tuyển chọn, sử dụng giáo viên và cải tiến nội dung, phương pháp BDNVSP cho giáo viên dạy nghề” được đánh giá có tính khả thi cao vì nó vừa mang tính pháp qui vừa mang tính cần thiết đối với đào tạo nghề.

“Tăng cường quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường hơn nữa hình thành kỹ năng thực hành nghề cho học sinh” là giải pháp được đánh giá là rất cần thiết, xếp bậc 2/5 về tính cần thiết và xếp bậc 2/5 về tính khả thi. Trong những năm gần đây, nhất là từ khi Luật dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung một số điều của ngày 25 tháng 11 năm 2009 có hiệu lực thì việc học nghề, dạy nghề được sự quan tâm của Nhà nước và xã hội. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho các trường dạy nghề là phải thực hiện được mục tiêu nghề nghiệp gắn liền với quỹ thời gian nhất định với đối tượng học nghề không đồng đều và có trình độ văn hóa khác nhau. Chính vì vậy việc cần thiết là phải nâng cao năng lực thực hành của người học đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

“Tăng cường quản lý sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị, vật tư phục vụ cho dạy học gắn liền với thực hành nghề” xếp bậc 3/5 về tính cần thiết và xếp bậc 4/5 về tính khả thi. Hoạt động dạy nghề đòi hỏi phải có sự đầu tư mua sắm mới, bảo dưỡng trang thiết bị. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng của BDNVSP cho giáo viên cần phải quan tâm đến đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị vật tư dạy học.

“Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo” là giải pháp được đánh giá xếp bậc 4/5 về tính cần thiết và 3/5 về tính khả thi. Thời gian gần đây vấn đề này ít được coi trọng do cán bộ làm công tác kiêm nhiệm nên thời gian dành cho việc thanh tra, kiểm tra chưa đáp ứng được yêu cầu cần thiết. Điều này đòi hỏi nhà trường cần có một cán bộ chuyên trách về công tác này, chắc chắn công tác BDNVSP sẽ được cải thiện và chất lượng đào tạo sẽ được nâng cao hơn rất nhiều. Qua điều tra chúng tôi thấy hầu hết cán bộ và giáo viên đều tán thành điều đó.

Giải pháp “Sử dụng các biện pháp kinh tế kích thích tinh thần làm việc hiệu quả của đội ngũ giáo viên” về mức độ cần thiết và mức độ khả thi đều xếp bậc 5/5. Thực tế nhà trường đã và đang áp dụng giải pháp này mặc dù nhận được sự ủng hộ từ cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường nhưng kinh phí lại phụ thuộc chủ yếu vào doanh thu từ đào tạo. Trong khi đó nguồn thu chủ yếu từ đào tạo lại do vấn đề tuyển sinh quyết định nên đã tác động không nhỏ đến tâm lý của giáo viên.

Để kiểm chứng sự phù hợp giữa tính cần thiết và tính khả của các giải pháp quản lý nói trên chúng tôi đã dùng phương pháp thống kê toán học để tính toán mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý đề xuất theo công thức của Spearman.

Bảng số 16. Tƣơng quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý đề xuất

STT Các giải pháp quản lý đề xuất

Tính cần thiết <X> Tính khả thi <Y> Thứ bậc Hiệu số X Y D D2

1 Đổi mới quản lý tuyển chọn, sử dụng giáo viên và cải tiến nội dung, phương pháp BDNVSP cho giáo viên dạy nghề

2,88 2,86 1 1 0 0

2 Tăng cường quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường hơn nữa hình thành kỹ năng thực hành nghề cho học sinh

2,87 2,78 2 2 0 0

3 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh

giá chất lượng đào tạo 2,64 2,67 4 3 1 -1 4 Tăng cường quản lý sử dụng cơ

sở vật chất, thiết bị, vật tư phục vụ cho dạy học gắn liền với thực hành nghề

2,84 2,59 3 4 -1 1

5 Nâng cao đời sống vật chất và

tinh thần cho đội ngũ giáo viên 2,6 2,52 5 5 0 0

 2

D = 1

Áp dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman: r = 1 - ) 1 ( 6 2   N N D

Với r là hệ số tương quan.

D là hệ số thứ bậc giữa hai đại lượng so sánh. N là số các biện pháp quản lý đề xuất.

r<0 là tương quan nghịch.

Nếu r càng gần 1 thì tương quan càng chặt chẽ. Nếu r càng xa 1 thì tương quan càng lỏng. Thay các giá trị vào công thức trên ta có r = 1 -

) 1 5 ( 5 1 6  x x = 0,7

Như vậy, với hệ số tương quan r = 0,7 cho phép kết luận: mối tương quan trên là tương quan thuận và chặt chẽ.

2.882.86 2.87 2.78 2.64 2.67 2.84 2.59 2.6 2.52 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 GP1 GP2 GP3 GP4 GP5 TÝnh cÇn thiÕt TÝnh kh¶ thi

Biểu đồ 1: Tƣơng quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý đề xuất

Từ số liệu và biểu đồ cho thấy hầu hết các giải pháp đề xuất đều được đánh giá là cần thiết và rất cần thiết, trong đó có các giải pháp mang tính cần thiết cao như:

Đổi mới quản lý tuyển chọn, sử dụng giáo viên và cải tiến nội dung, phương pháp BDNVSP cho giáo viên dạy nghề.

Tăng cường quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường hơn nữa hình thành kỹ năng thực hành nghề cho học sinh.

Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ giáo viên.

Nhưng khi khảo sát tính khả thi của các giải pháp nói trên thì có những nội dung lại không tương đồng với kết quả khảo sát tính cần thiết như:

Tăng cường quản lý sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị, vật tư phục vụ cho dạy học gắn liền với thực hành nghề.

Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo

Như vậy các giải pháp quản lý đề xuất ở trên có thể áp dụng cho quản lý BDNVSP ở trường CĐNMHC - QN nói riêng và các trường cao đẳng nghề nói chung.

Kết luận chƣơng 3

Trên cơ sở lý luận ở chương 1 và nghiên cứu thực trạng công tác quản lý công tác BDNVSP ở chương 2, xuất phát từ nguyên tắc đề xuất các giải pháp, chúng tôi đã đề xuất 5 giải pháp tăng cường quản lý công tác BDNVSP cho giáo viên ở trường CĐNMHC - QN.

Các giải pháp đề xuất đều đưa ra mục đích ý nghĩa, nội dung cách thức thực hiện cũng như các điều kiện để đảm bảo tính khả thi. Tất cả đều hướng tới mục tiêu nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác BDNVSP của đội ngũ giáo viên nhà trường.

Để khẳng định các giải pháp đề xuất phải có tính cần thiết, tính khả thi khi áp dụng sẽ đem lại hiệu quả cao, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy của nhà trường cùng với một số chuyên gia. Kết quả thu được cho thấy các giải pháp quản lý do tác giả đề xuất có tính cần thiết và tính khả thi cao, mối tương quan giữa chúng là tương quan thuận. Điều đó cho thấy các giải pháp này nếu được áp dụng một cách đồng bộ, khoa học sẽ có tác động trực tiếp đến đội ngũ giáo viên, làm chuyển biến nhận thức và nâng cao hơn chất lượng của công tác BDNVSP cho giáo viên, góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo của nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ở trường cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm, Quảng Ninh (Trang 94 - 101)