5. Kết cấu chính của luận văn
3.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành Công nghiệp Quảng Ninh:
3.3.2.1 Số lượng cơ sở Công thương:
Năm 2005, toàn tỉnh có 7.313 cơ sở sản xuất công nghiệp, đến năm 2010, giảm còn 7.116 cơ sở. Số lượng cơ sở giảm chủ yếu thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (năm 2005 có 7.262 cơ sở; năm 2010 giảm xuống còn 7.043 cơ sở). Các doanh nghiệp thuộc kinh tế nhà nước tăng 17 cơ sở; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ tăng 05 cơ sở (từ 10 cơ sở năm 2005 tăng lên 15 cơ sở năm 2010).
Trong ngành công nghiệp, các doanh nghiệp thuộc phân ngành công nghiệp chế biến chiếm số lượng lớn, trong đó tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống (năm 2005 có 2.134 cơ sở; năm 2010 giảm xuống còn 1.998 cơ sở); sản xuất trang phục (năm 2005 có 1.552 cơ sở; năm 2010 giảm xuống còn 1.265 cơ sở); sản xuất gỗ và lâm sản (năm 2005 có 559 cơ sở; năm 2010 tăng lên 580 cơ sở). Số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn phân theo ngành công nghiệp được thống kê trong Bảng 3.6.
Bảng 3.6: Số lượng cơ sở SXCN theo thành phần kinh tế và ngành công nghiệp
Đơn vị: Cơ sở
2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng số 7.313 7.392 6.581 6.840 7.037 7.116 Phân theo thành phần kinh tế
+ Kinh tế nhà nước 41 36 39 39 57 58
Trung ương 34 30 29 30 47 48
Địa phương 7 6 10 9 10 10
+ Kinh tế ngoài nhà nước 7.262 7.346 6.531 6.787 6.965 7.043 + Kinh tế có vốn đầu tư NN 10 10 11 14 15 15
Phân theo ngành công nghiệp
CN khai thác 723 677 699 730 691 695
CN chế biến 6.587 6.712 5.863 6.079 6.307 6.382
CN sx, PP điện, nước 3 3 19 31 39 39
3.3.2.2 Lực lượng lao động sản xuất công nghiệp:
Năm 2005, toàn ngành có 125.869 lao động, năm 2010 tăng lên 150.588 lao động. Cơ cấu sử dụng lao động đã có sự chuyển đổi nhất định, các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm đồ uống; dệt may, da giầy thu hút được nhiều lao động.
Lao động công nghiệp thời kỳ vừa qua tuy tăng nhanh, nhưng cơ cấu ngành nghề còn nhiều bất cập, trình độ tay nghề chưa cao. Việc sử dụng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động đã có những chuyển biến tích cực, nhưng nhìn chung còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, trình độ tổ chức quản lý, sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật phục vụ cho SXCN chưa thật sự hiệu quả, còn thiếu nhiều cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án thành lập Trường Cao đẳng nghề Việt Hàn Quảng Ninh tại huyện Hoành Bồ để đảm bảo đội ngũ công nhân lao động có tay nghề cao đáp ứng yêu cầu của tỉnh công nghiệp.
Bảng 3.7: Số lượng lao động SXCN phân theo thành phần kinh tế và ngành Công nghiệp Đơn vị: Lao động 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số 125.86 9 130.88 8 139.47 2 143.55 3 148.83 2 150.58 8 Phân theo thành phần kinh
tế
Kinh tế nhà nước 93.579 93.546 95.971 97.369 97.800 98.374 Trung ương 91.259 91.544 92.039 95.047 95.284 95.844 Địa phương 2.320 2.002 3.932 2.322 2.516 2.530 Kinh tế ngoài nhà nước 26.942 30.254 36.661 38.739 43.770 44.964 Kinh tế có vốn đầu tư NN 5.348 7.088 6.840 7.445 7.350 7.250
Phân theo ngành công nghiệp
CN khai thác 81.093 84.901 88.922 91.144 93.835 94.595
Trong đó: Khai thác than 78.991 82.950 85.864 88.593 89.000 89.530
CN chế biến 40.892 41.635 46.097 48.071 50.661 51.104 CN sx, PP điện, nước 3.884 4.352 4.453 4.338 4.424 4.889
3.3.2.3 Hoạt động đầu tư cho công nghiệp:
Việc thực hiện vốn đầu tư phát triển trên địa bàn (phân theo nguồn vốn) giai đoạn 2006-2010 và năm 2011, được thể hiện trong Bảng 3.8.
Bảng 3.8: Thực hiện vốn đầu tư phát triển trên địa bàn (phân theo nguồn vốn) giai đoạn 2006-2010 và năm 2011
Các chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện TT BQ 2006- 2010 2006 2007 2008 2009 2010 2011 - Tổng số tỷ.đ 16.533,99 20.649,78 31.378,21 32.545,38 33.610,76 41.195,00 - Tốc độ % 156,92 124,89 151,95 100,53 103,27 122,56 127,51 - KV Ktế NN tỷ.đ 14.188,86 17.641,46 27.935,65 25.860,80 24.628,94 30.566,69 - Tốc độ % 168,54 124,33 158,35 92,57 95,24 124,11 127,81 - KV Kinh tế ngoài QD tỷ.đ 2.199,16 2..598,04 2.737,09 5.424,58 7.151,82 7.291,52 - Tốc độ % 116,56 118,14 105,35 198,19 131,84 101,95 134,02 - KV có vốn ĐTNN tỷ.đ 145,97 410,28 705,48 1.260,00 1.830,00 3.336,80 - Tốc độ % 63,02 281,07 171,95 178,60 145,24 182,34 167,98 Cơ cấu (tổng số = 100) - % - Tổng số % 100 100 100 100 100 100 - - KV Ktế NN % 85,8 85,4 89,0 79,5 73,3 74,2 - - KV Ktế ngoài NN % 13,3 12,6 8,7 16,7 21,3 17,7 - - KV có vốn ĐTNN % 0,9 2,0 2,2 3,9 5,4 8,1 -
Tổng số vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh năm 2006 là 16.533,992 tỷ đồng, tăng 56,92% cùng kỳ; trong đó khu vực kinh tế nhà nước chiếm 85,8%, kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 13,3%, khu vực có vốn ĐTNN chiếm 0,9% tổng số vốn đầu tư trên địa bàn; năm 2011 là 41.195,0 tỷ đồng, tăng 22,56% cùng kỳ, trong đó khu vực nhà nước chiếm 74,2%, khu vực ngoài quốc doanh chiếm 17,7%, khu vực có vốn ĐTNN chiếm 8,1% tổng số vốn đầu tư trên địa bàn.
3.3.2.4 Trình độ khoa học công nghệ ngành công nghiệp:
- Ngành công nghiệp khai thác: Đã tiến hành đổi mới công nghệ khai thác than ở các mỏ lộ thiên theo hướng sử dụng các loại thiết bị có công suất lớn và phù hợp với quy mô, điều kiện của từng mỏ, từng khu vực như máy khoan xoay đập thuỷ lực đường kính khoan đến 160 mm, phương pháp xúc chọn lọc với máy xúc thủy lực gầu ngược, dung tích gầu đến 15 m3, sử dụng xe ô tô tự đổ tải trọng cỡ lớn 55-60 tấn và 90-110 tấn, xe tải khung mềm, máy cày xới,...; áp dụng rộng rãi hệ thống khai thác lớp đứng để nâng góc bờ công tác lên đến 25-27o với mục đích giảm hệ số bóc trong thời kỳ đầu để giảm chi phí sản xuất; tăng cường công tác đổ bãi thải trong, hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường sinh thái. Trong công nghệ khai thác hầm lò, đã áp dụng công tác cơ giới hoá trong việc đào lò xây dựng cơ bản bằng các tổ hợp thiết bị khoan, sử dụng phương pháp chống giữ các đường lò XDCB bằng vì neo phun bê tông; cơ giới hoá việc chống giữ lò chợ bằng cột chống gỗ bằng cột thủy lực đơn-xà khớp và giá chống thuỷ lực thay cho việc chống bằng gỗ tại một số khoáng sàng cho phép; sử dụng máy liên hợp khấu than, liên hợp đào lò vào nhiều mỏ khác. Công nghệ chế biến sâu các loại khoáng sản gần như chưa phát triển; nên chưa tận thu triệt để khoáng sản nghèo và các thành phần có ích đi kèm; nhiều loại khoáng sản đang xuất khẩu thô nên giá trị gia tăng và hiệu quả KTXH thấp.
- Trong sản xuất vật liệu xây dựng: Nhiều nhà máy sản xuất VLXD đã đầu tư nâng cấp thiết bị, công nghệ sản xuất tiếp tục được đổi mới trên các chủng loại sản phẩm, hiện đang có sự đan xen giữa công nghệ sản xuất VLXD thủ công lạc hậu với các công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại, trong đó các cơ sở có trình độ công nghệ từ trung bình trở lên đang chiếm ưu thế, cụ thể như: Quảng Ninh có 4 dây chuyền xi măng lò quay phương pháp khô, đã đưa trình độ công nghệ sản xuất VLXD của tỉnh đạt tới trình độ khá cao so với các địa phương khác trong nước và khu vực Đông Nam Á; Trong lĩnh vực sản xuất gạch ngói nung: công nghệ sản xuất gạch ngói nung bằng lò tuynen đã được áp dụng phổ biến, chất lượng sản phẩm tốt (hiện nay 90% sản lượng gạch nung ở Quảng Ninh nung trong lò tuynen, trong khi cả nước mới đạt xấp xỉ 30%). Tuy vậy, rải rác ở nhiều huyện, thị vẫn còn các cơ sở sản xuất gạch nung thủ công; Trong khai thác và chế biến đá xây dựng: Phần lớn dây chuyền khai thác và chế biến đá xây dựng hiện nay có công nghệ sản xuất tiên tiến, quy mô công suất 150 tấn/h (tương đương 100 m3/h), do công ty cơ khí Đức Xá, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng hoặc Công ty Hoà Phát chế tạo, vốn đầu tư thấp hơn thiết bị nhập ngoại, phụ tùng thay thế thuận tiện. Ngoài các dây chuyền chế biến đá tiên tiến, ở các vùng sâu, vùng xa ,các cơ sở khai thác đá thủ công quy mô nhỏ, thường sử dụng máy kẹp hàm mini công suất 4 m3/h và 6 m3/h.
- Ngành công nghiệp cơ khí: Trong thời gian qua để đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất trong ngành, Tập đoàn công nghiệp than và khoáng sản (TKV) đã đầu tư cải tạo, mở rộng Nhà máy cơ khí Trung tâm Cẩm Phả (nay là Công ty chế tạo máy TKV) nâng công suất lên 32.000 tấn/năm, xây dựng Nhà máy đại tu ô tô Cẩm Phả (nay là Công ty cổ phần công nghiệp ôtô-TKV) với công suất sửa chữa cấp đại tu quy đổi theo xe BelaZ 540 (tải trọng 30 tấn)
là 620 xe/năm, các Nhà máy cơ khí khác của ngành than và ngành khai thác các khoáng sản khác được đầu tư chiều sâu nâng cao năng lực và công suất. Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Hạ Long đã đầu tư nâng cao năng lực đóng tàu xuất khẩu 53 nghìn tấn, tàu 70 nghìn tấn; Công ty cơ khí đóng tàu-TKV đã có đủ năng lực tổ chức thực hiện dịch vụ sản xuất từ sửa chữa đến chế tạo các thiết bị vận tải thuỷ đến 10.000 tấn. Công ty công nghiệp tàu thuỷ Sông Chanh đã đóng mới và sửa chữa tàu vỏ thép. Công ty thép Cái Lân đã đầu tư dây chuyền công nghệ đồng bộ đã sản xuất ra thép tấm các loại. Xí nghiệp cơ khí Quang Trung đã đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại sản xuất ra các thiết bị nâng hạ cung cấp cho các dự án lớn.
- Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản: Nói chung, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản của địa phương còn nhỏ. Chỉ có một số cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài như chế biến dầu thực vật, chế biến bột mì hoặc các cơ sở chế biến thuỷ sản xuất khẩu (Công ty XNK Thuỷ sản II Yên Hưng, Công ty CPXK thuỷ sản Quảng Ninh, Công ty cổ phần thực phẩm Hải Tân,...) có thiết bị tương đối đồng bộ và tiên tiến. Các cơ sở còn lại có công nghệ sản xuất vẫn giữ ở mức “cổ truyền” từ khi ra đời đến nay như sản xuất bia: chủ yếu bia hơi dân dã, nước khoáng đóng chai có ga, chè, cao su hoàn toàn là sơ chế. Công nghiệp chế biến thực phẩm còn nhỏ bé, hầu như chưa có gì, giết mổ gia súc gia cầm bằng thủ công và chưa được quản lý chặt chẽ.
3.3.2.5 Kết quả hoạt động công nghiệp:
- Ngành công nghiệp khai khoáng: Giá trị sản xuất công nghiệp trong lĩnh vực khai thác khoáng sản của các cơ sở khai thác tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2000-2010, so sánh với năm 1994 được thể hiện trong bảng 1 sau.
Bảng 3.9: Giá trị SXCN trong lĩnh vực khai thác khoáng sản Quảng Ninh giai đoạn 2000-2010 Đơn vị: Tỷ đồng, giá 1994 2000 2005 2008 2009 2010 TT(%) 2001- 2005 TT(%) 2006- 2010 GTSX toàn ngành CN Tỉnh 5.234 13.885 21.394 24.065 27.310 21,55 14,49 GTSXCN ngành KTCBKS 2.818 9.056 10.514 11.425 11.874 26,30 5,57 Khai thác than 2.770 9.000 10.359 11.118 11.366 26,58 4,78 Khai thác đá và mỏ khác 48 56 155 307 508 3,13 55,43 Tỷ trọng so với toàn ngành CN của Tỉnh 0,54 0,65 0,49 0,47 0,43
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh, 2010)
Các số liệu trong bảng trên cho thấy giá trị SXCN khai khoáng trong các năm 2005-2010 đều có sự tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước và cao hơn nhiều so với năm 2000.
- Ngành sản xuấ vật liệu xây dựng: Theo Bảng 11 dưới đây, GTSX ngành công nghiệp ngành vật liệu xây dựng giai đoạn 2005-2010 có tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 13,69%/năm.
Bảng 3.10: Giá trị SXCN trong lĩnh vực sản xuất VLXD Quảng Ninh giai đoạn 2000-2010 Đơn vị: Tỷ đồng, giá 1994 2000 2005 2008 2009 2010(*) TT(%) 2001-2005 TT(%) 2006-2010 Toàn ngành CN của Tỉnh 5.233 13.885 21.394 24.065 27.310 21,55 14,49 Ngành VLXD 188,8 628 1.193 3.211 3.782 27,17 43,20 Tỷ trọng (%) 3,61 4,52 5,58 13,34 13,85
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh, 2010)
- Ngành cơ khí: Theo niên giám thống kê, năm 2000 GTSXCN đạt 298 tỷ đồng, năm 2005 đạt 1280 tỷ đồng, năm 2010 ước đạt 4055 tỷ đồng. Tăng trưởng GTSXCN giai đoạn 2001-2005 là 33,84%, giai đoạn 2006-2010 đạt 25,94%.
Bảng 3.11: Giá trị sản xuất CN
Đơn vị: Tỷ đồng, giá năm 1994
Ngành 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 TT 2001- 2005 TT 2006- 2010 1. CN toàn tỉnh 5242 13885 15991 18958 21394 24065 27310 21.51 14.49 2. Cơ khí + Luyện kim 298 1280 1775 2152 3358 4489 4055 33.84 25.94 3. Toàn ngành cơ khí 298 1280 1775 2147 3350 4114 3492 33.84 22.23 + Sản xuất SP từ kim loại 80 82 124 304 878 920 - 62.98 + SX, sửa phương tiện 1200 1693 2023 3046 3236 2572 - 16.47 4. Ngành luyện kim - - - 5 8 375 563
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp cơ khí năm 2000 chiếm 5,68%, năm 2005 tăng lên là 9,22%, và năm 2010, chiếm khoảng gần 14,85% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp. Như vậy, tỷ trọng của ngành này có xu hướng tăng và tăng mạnh trong giai đoạn 2005-2010.
- Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm thủy sản & thực phẩm: Công nghiệp chế biến Nông, lâm, thủy sản & thực phẩm Quảng Ninh trong những năm qua đã có những bước phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, có thể thấy mặc dù có số lượng cơ sở sản xuất đông đảo, nhưng giá trị sản xuất của phân ngành này vẫn còn chiếm một tỷ trọng tương đối khiêm tốn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh: Năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản & thực phẩm là 2.172 tỷ đồng, chiếm 15,64% tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, đến năm 2010 đã tăng lên gần gấp đôi với tốc độ tăng trưởng 13,75%/năm, đạt 4.137 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 15,15%.
Trong ngành chế biến nông, lâm, thủy sản & thực phẩm năm 2010, phân ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống có đóng góp chủ yếu và chiếm tỷ trọng 95%, đạt giá trị sản xuất công nghiệp 3.932 tỷ đồng. Các phân ngành khác có giá trị sản xuất công nghiệp còn nhỏ bé.
Bảng 3.12: Giá trị sản xuất ngành Nông, lâm, thuỷ sản & thựcphẩm Đơn vị: Tỷ đồng (giá SS 94) 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tốc độ tăng trƣởng/năm 2001- 2005 2006- 2010 Giá trị SXCN toàn tỉnh 5.243 13.885 15.991 18.958 21.394 24.065 27.310 21,50 14,49 Giá trị SXCN C/B NLHS&TP 1.689 2.172 2.484 3.215 3.476 3.962 4.137 5,16 13,75 Tỷ trọng (%) 32,2 15,64 15,53 16,96 16,25 16,46 15,15 Trong đó: SX thực phẩm đồ uống 1.649 2.016 2.243 2.935 3.183 3.661 3.932 4,10 14,29 SX các SP Gỗ, lâm sản 10,1 43 129 167 156 149 205 33,61 36,66 SX giấy, các SP giấy 5,5 31 37 26 22 20 - 41,32 - SX giường, tủ, bàn, ghế 24,6 82 75 87 115 132 - 27,23 -
(Nguồn: NGTK Tỉnh Quảng Ninh & Số liệu TK Cục TK Quảng Ninh) - Ngành công nghiệp hóa chất: Công nghiệp hoá chất Quảng Ninh trong các năm 2005-2010 ít biến động, tỷ trọng so với toàn ngành công nghiệp tăng từ 0,20% năm 2005 lên 0,43% năm 2010. Giai đoạn 2001-2005, công nghiệp hoá chất có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 4,01%. Giai đoạn 2006-2010 có tốc độ tăng trưởng bình quân là 33,34 %.
Bảng 3.13: Giá trị sản xuất công nghiệp hoá chất
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tăng trƣởng (%) 2006-2010 Toàn ngành CN 13.885 15.991 18.958 21.394 24.065 27.310 14,39 Ngành hoá chất 28 39 43 72 92 118 33,34 Tỷ trọng so với toàn ngành CN (%) 0,20 0,24 0,23 0,33 0,38 0,43
- Ngành công nghiệp may mặc, da giầy: Giá trị SXCN ngành dệt may