Ngành công nghiệp chế biến Nông, Lâm, Thủy sản & Thực phẩm:

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh thực trạng và giải pháp (Trang 91 - 96)

5. Kết cấu chính của luận văn

4.2.4 Ngành công nghiệp chế biến Nông, Lâm, Thủy sản & Thực phẩm:

4.2.4.1 Quan điểm:

Tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến có lợi thế cạnh tranh, trên cơ sở lợi thế về địa lý tạo khả năng thu hút được nguồn nguyên liệu để thực hiện chế biến các công đoạn sâu phục vụ xuất khẩu.

Đầu tư thay thế dần các thiết bị, công nghệ chế biến lạc hậu để không ngừng đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và hạ giá thành sản phẩm.

Tận dụng các phụ phẩm, phế liệu làm thêm sản phẩm mới tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Phát triển công nghiệp chế biến gắn với phát triển nguồn nguyên liệu. Giảm dần các sản phẩm sơ chế, đầu tư phát triển công nghệ chế biến sâu, chế biến các sản phẩm tiêu dùng cuối cùng nhằm tăng giá trị của sản phẩm.

Đa dạng về quy mô và loại hình sản xuất chế biến, trong đó song song với việc xây dựng các cơ sở chế biến tập trung gần với vùng nguyên liệu đồng thời khuyến khích phát triển các cơ sở chế biến nhỏ của các hộ gia đình, làng nghề.

Phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm – hải sản và thực phẩm cần gắn liền với vấn để bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm, gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

4.2.4.2 Cơ sở nguồn nguyên liệu:

Theo Quyết định Số: 2770/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể ngành Thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, xây dựng quy hoạch đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Diện tích canh tác và sản lượng một số sản phẩm nông - lâm - hải sản trên địa bàn như sau:

Bảng 4.2: Dự kiến diện tích và sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản

Đơn vị: Diện tích: Ha; Sản lượng: Tấn

2015 2020

Diện tích Sản lƣợng Diện tích Sản lƣợng

Hải sản nuôi 21.900 46.000 23.000 50.000

Hải sản đánh bắt 40.000 53.000

Tổng cộng 86.000 103.000

(Nguồn: Theo Quyết định số 4009 /QĐ-UBND ngày 8-12-2009 v/v phê duyệt Quy hoạch nông, lâm nghiệp và thuỷ lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020)

Bảng 4.3: Dự kiến diện tích và sản lượng cây trồng

Đơn vị: Diện tích: Ha; Sản lượng: Tấn

2015 2020 Diện tích Sản lƣợng Diện tích Sản lƣợng Lúa 45.000 237.000 44.000 242.000 Ngô 8.000 32.000 9.000 40.000 Khoai tây 500 73.000 600 90.000 Rau các loại 11.000 242.000 12.000 312.000 Đậu tương 4.000 6.000 7.500 14.000 Lạc 4.500 10.000 7.000 16.000 Mía 500 25.000 700 36.000 Chè búp tươi 2.000 15.000 2.000 18.000

Nguồn: Quy hoạch nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 và tầm nhìn năm 2020

Bảng 4.4: Số lượng đàn gia súc

Số lƣợng Sản lƣợng

ĐVT 2015 2020 ĐVT 2015 2020

Trâu Con 68.000 72.000 Tấn hơi 1.100 1.440

Bò Con 60.000 100.000 Tấn hơi 1.800 2.880

Trong đó bò sữa

Con 3.000 5.000 Tấn sữa 18.000 30.000

Lợn Con 950.000 1.700.000 Tấn hơi 94.300 190.400

Gia cầm Tr.con 6 14 Tấn hơi 10.800 26.880

Trứng Tr.quả 115 160 Tr. quả 115 160

Nguồn: Quy hoạch nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 và tầm nhìn năm 2020

Về nguyên liệu cho ngành chế biến lâm sản và bột giấy: Căn cứ vào điều kiện đất có khả năng phát triển lâm nghiệp, khả năng thích nghi với các loại cây lâm nghiệp, cây bản địa ở từng địa phương để xác định như sau:

- Vùng sản xuất bột giấy, ván nhân tạo: tập trung ở các huyện Tiên Yên, Ba Chẽ, Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà, TP. Móng Cái. Diện tích bố trí đến năm 2015 là 30.000 ha, năm 2020 là 40.000 ha.

- Vùng sản xuất gỗ lớn, gỗ làm đồ gia dụng: tập trung ở các huyện Đông Triều, TP. Uông Bí, Hoành Bồ, TP. Hạ Long, Thị xã Cẩm Phả, Vân Đồn, Tiên Yên, Ba Chẽ, Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà, TP. Móng Cái. Diện tích bố trí đến năm 2015 là 30.000 ha, năm 2020 là 44.000 ha.

4.2.4.3 Định hướng:

- Phát triển sản xuất công nghiệp chế biến nông – lâm - thủy sản và thực phẩm theo hướng ưu tiên đổi mới thiết bị, công nghệ; chuyển từ xuất khẩu nguyên liệu sang chế biến các sản phẩm có chất lượng cao phục vụ đời sống nhân dân, xuất khẩu và du lịch. Đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới

các nhà máy, cơ sở sản xuất, chế biến, nuôi trồng thủy sản, hoa quả, thực phẩm và đồ uống.

- Phát triển sản xuất phải gắn với việc sử dụng có hiệu quả năng lực sản xuất hiện có. Đầu tư phát triển năng lực mới cần chọn ở những địa bàn thuận tiện thu mua nguyên liệu, phù hợp với định hướng chiến lược phát triển không gian đô thị Quảng Ninh và việc tổ chức các khu - cụm công nghiệp.

- Phát triển ngành chế biến lương thực - thực phẩm phải gắn với vùng sản xuất nguyên liệu, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông thôn, đầu tư tập trung cho các lĩnh vực sản xuất sản phẩm hàng hoá xuất khẩu, góp phần Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

4.2.4.3.1 Nguồn nguyên liệu:

Phát triển nguồn nguyên liệu ổn định, có chất lượng cao cung cấp cho công nghiệp chế biến. Cụ thể là:

- Duy trì và phát triển các vùng chuyên canh trồng các cây là nguyên liệu của công nghiệp chế biến. Hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh trong tổ chức các vùng nguyên liệu tại các tỉnh khác.

- Cải tạo và sử dụng các loại giống mới, đầu tư thâm canh để nâng cao sản lượng cây trồng.

- Phát triển chăn nuôi theo hướng tăng nhanh đàn bò, heo thịt, gia cầm. Cải thiện chất lượng thịt và trọng lượng xuất chuồng. Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, bán công nghiệp, công nghiệp.

- Phát triển các loại giống nuôi thủy sản chất lượng và năng suất cao, phát triển các loài có giá trị cao như tôm sú, tôm càng xanh, cua, nghêu, sò, trai ngọc và các loại đặc sản khác...

4.2.4.3.2 Hướng tập trung phục vụ chế biến:

Trên cơ sở dự báo về nguồn nguyên liệu đã nêu, ngành chế biến nông - lâm - hải sản và thực phẩm cần tập trung vào các lĩnh vực chế biến sau:

- Các loại cây chủ yếu: hoa quả, rau. - Chế biến hải sản: tôm, cá,....

- Chế biến thức ăn gia súc, gia cầm.

- Các loại gia súc, gia cầm chủ yếu là bò, lợn, gia cầm.

- Chế biến lâm sản và sản xuất đồ gỗ gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.

Trong đó, đối với chế biến rau quả:

- Đầu tư kho lạnh bảo quản rau quả tươi phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Đầu tư các các cơ sở sơ chế nhằm tiêu thụ tối đa sản lượng trái cây của nông dân.

- Khi có vùng nguyên liệu ổn định có thể đầu tư cơ sở sản xuất nước quả đóng lon phục vụ ngành du lịch và xuất khẩu.

4.2.5 Ngành Hóa chất:

4.2.5.1 Quan điểm:

Phát huy các nguồn lực, các nguồn nguyên liệu sẵn có trong tỉnh, đối chiếu giữa nhu cầu với năng lực sản xuất hiện nay của toàn ngành hóa chất Việt Nam, mở rộng sản xuất các sản phẩm mới phục vụ cho nhu cầu của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, chế biến thuỷ sản và nhu cầu dân dụng cho địa bàn tỉnh Quảng Ninh và các vùng lân cận nhưng vẫn đảm bảo về môi sinh, môi trường, coi trọng hiệu quả kinh tế và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

Ngành công nghiệp hóa chất Quảng Ninh xác định phát triển trên cơ sở huy động tổng hợp mọi nguồn lực trong và ngoài nước, sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu sẵn có.

4.2.5.2 Cơ sở phát triển:

Lĩnh vực chế biến và tiêu thụ vật liệu nổ luôn được đầu tư và có tốc độ tăng trưởng mạnh cùng với tốc độ tăng trưởng của ngành khai thác than - là

ngành chủ lực không những của Quảng Ninh mà còn của cả vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cũng như của cả nước.

Với diện tích đất lâm nghiệp 243.833 ha, tỷ lệ che phủ 38% rừng để sản xuất kinh doanh chiếm 80%, rừng đặc dụng 10.000 ha, đất trống đồi trọc 182.129 ha có thể khai thác trồng cây lấy gỗ, cây công nghiệp: thông, cao su... là nguồn nguyên liệu phong phú cho ngành công nghiệp hóa chất tỉnh Quảng Ninh.

4.2.5.3 Định hướng:

Đầu tư chiều sâu, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm để mở rộng thị trường, phát huy tối đa công suất của các cơ sở hiện có.

Lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ vật liệu nổ trong thời gian tới phấn đấu sản xuất đáp ứng yêu cầu của ngành khai thác than và có xuất khẩu.

Phân bón vi sinh hiện nay được nhiều nước sử dụng, có thể thay thế 20- 30% lượng phân khoáng. Phân vi sinh phù hợp cho các loại cây công nghiệp, rau quả. Chúng ta khuyến khích sử dụng phân bón vi sinh vừa có tác dụng tốt vừa bảo vệ môi trường.

Nghiên cứu đầu tư Phát triển công nghiệp nhựa theo hướng đầu tư chiều sâu, đầu tư sản xuất nhựa công nghiệp và xây dựng, nhựa cho thiết bị cách điện, sản xuất nhựa ngư lưới cụ phục vụ đánh bắt thủy sản, sản xuất các loại nhựa bao bì, nhựa đồ chơi trẻ em,…; khuyến khích đầu tư sản xuất các sản phẩm từ vật liệu compozite.

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh thực trạng và giải pháp (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)