Một số giải pháp khác về thu hút đầu tư Khuyến khích, tạo điều

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh thực trạng và giải pháp (Trang 114 - 120)

5. Kết cấu chính của luận văn

4.3.11 Một số giải pháp khác về thu hút đầu tư Khuyến khích, tạo điều

phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, hiện đại:

4.3.11.1 Một số giải pháp trước mắt:

4.3.11.1.1 Tập trung đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật, chú trọng phát triển công nghiệp gắn với tăng trưởng bền vững:

Tỉnh cần tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, điện nước, hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; thu hút mọi hình thức đầu tư, khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư nước ngoài, tham gia phát triển kết cấu hạ tầng; từng bước hình thành đồng

bộ trục giao thông nội tỉnh bảo đảm liên kết các phương thức vận tải nhằm tạo nền tảng cho phát triển công nghiệp.

Quy hoạch đồng bộ hệ thống điện lực và áp dụng các giải pháp bảo đảm cung cấp đủ điện cho sản xuất, đặc biệt đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp quan trọng, các khu, cụm công nghiệp.

Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện các cơ sở giao thông,vận tải như hệ thống bến cảng thuỷ nội địa, đường sắt Hà Nội – Cái Lân, các khu kho tập trung hàng hoá bên cạnh các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

4.3.11.1.2 Thu hút đầu tư có chọn lọc:

Thu hút đầu tư có chọn lọc theo hướng ưu tiên các dự án kỹ thuật cao, các dự án thân thiện môi trường, tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sản phẩm xuất khẩu, đồng thời với việc tạo lập thương hiệu sản phẩm công nghiệp

Trong giai đoạn 2011 – 2020 tập trung kêu gọi đầu tư theo định hướng nói trên, nâng cao chất lượng dự án đầu tư vào các khu công nghiệp; Tập trung đầu tư hình thành khu công nghiệp công nghệ cao, khu công nông nghiệp, khu công nghệ cao chuyên ngành công nghệ sinh học, các khu công nghiệp hỗ trợ và phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp.

4.3.11.1.3 Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tri thức, ưu tiên các lĩnh vực tạo sản phẩm có hàm lượng chất xám cao:

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút mạnh các nguồn vốn từ bên ngoài, đặc biệt ưu tiên thu hút các nhà đầu tư lớn, có công nghệ cao, công nghệ nguồn đầu tư vào các Khu công nghiệp của tỉnh.

4.3.11.2 Một số giải pháp lâu dài:

4.3.11.2.1 Tập trung phát triển nguồn nhân lực:

Tập trung phát triển nguồn nhân lực song song với việc cơ cấu lại nền công nghiệp của Tỉnh theo hướng hiện đại, bền vững.

Phấn đấu hình thành đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản trị doanh nghiệp có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thông hiểu pháp luật. Có đội ngũ người lao động tác phong công nghiệp, gắn bó với nghề, với doanh nghiệp. Tăng cường đào tạo nghề cho lao động, đặc biệt là lao động kỹ thuật cao. Cơ cấu lại nền công nghiệp theo hướng phát triển mạnh những ngành có lợi thế so sánh và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, từng bước có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào các dây chuyền sản xuất và mạng lưới phân phối toàn cầu.

4.3.11.2.2 Phát triển mạnh các nghành dịch vụ tín dụng ngân hàng, vận tải, thông tin liên lạc:

Tập trung phát triển mạnh các ngành dịch vụ tín dụng ngân hàng, vận tải kho bãi, thông tin liên lạc nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính, lưu thông hàng hóa, thông tin cho các doanh nghiệp. Tập trung thu hút đầu tư vào các ngành dịch vụ nói trên và có cơ chế chính sách ưu đãi phù hợp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư.

4.3.11.2.3 Phát triển các loại hình Doanh nghiệp công nghiệp sạch, công nghiệp vừa và nhỏ:

Quan tâm phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghiệp sạch, công nghiệp vừa và nhỏ với mô hình quản lý, liên kết kinh tế hiệu quả, bền vững trên địa bàn nông thôn. Cần sớm nghiên cứu xây dựng Quỹ bảo lãnh tín dụng, Quỹ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ bảo vệ môi trường… nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển công nghiệp sạch, ít tiêu hao năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp trọng yếu, công nghiệp có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao như: cơ khí, điện, điện tử, công nghệ thông tin.4.4 Một số kiến nghị, đề xuất

4.4.1 Kiến nghị với Chính phủ:

Đề nghị Chính phủ tiếp tục có chính sách hỗ trợ cho Quảng Ninh vốn đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đã được thành lập để nhanh chóng thu hút đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp.

Đề nghị các Bộ, ngành, các Tập đoàn, Tổng công ty quan tâm triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh để làm cơ sở thúc đẩy mạnh công nghiệp phát triển trong thời gian tới.

4.4.2 Kiến nghị với Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh:

Tích cực kêu gọi, thu hút đầu tư đặc biệt là thu hút được các dự án sản xuất lớn, công nghệ cao, ít gây ô nhiễm môi trường, và có khả năng đóng góp lớn cho ngân sách. Đồng thời với việc thu hút đầu tư cũng cần tập trung cơ cấu lại một số doanh nghiệp đã có, tăng đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường; tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao để đón làn sóng đầu tư vào công nghiệp tỉnh trong giai đoạn tới.

4.4.3 Kiến nghị với các sở, ban ngành tỉnh Quảng Ninh:

Tính toán cân đối, huy động các nguồn lực, xây dựng các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn để triển khai thực hiện quy hoạch; đề xuất và thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp.

Cân đối và bố trí vốn các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác trong kế hoạch ngân sách hàng năm để thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho sản xuất công nghiệp ở từng thời kỳ.

4.4.4 Kiến nghị với các địa phương trên địa bàn tỉnh:

Hỗ trợ và chỉ đạo thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng khu, cụm công nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi bố trí các doanh nghiệp đầu tư vào cụm công nghiệp thuộc trách nhiệm quản lý của địa phương.

KẾT LUẬN

Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh được xây dựng trên cơ sở phát huy tối đa những thuận lợi, khắc phục triệt để những tồn tại hạn chế của giai đoạn trước, đồng thời, bám sát phương hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Việc chuyển đổi cơ cấu công nghiệp với những định hướng, mục tiêu phù hợp với thực tiễn sẽ tạo hành lang cho ngành công nghiệp tỉnh phát triển nhanh, bền vững, góp phần tạo sự chuyển biến mới cho phát triển kinh tế-xã hội của Quảng Ninh trong thời gian tới.

Để thực hiện tốt chuyển đổi cơ cấu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, việc cần thiết là phải tích cực kêu gọi, thu hút đầu tư đặc biệt là thu hút được các dự án sản xuất lớn, công nghệ cao, ít gây ô nhiễm môi trường, và có khả năng đóng góp lớn cho ngân sách. Đồng thời, với việc thu hút đầu tư cũng cần tập trung cơ cấu lại một số doanh nghiệp đã có, tăng đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường; tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao để đón làn sóng đầu tư vào công nghiệp tỉnh trong giai đoạn tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011-2020; 2 Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

3 Kết luận số 47-KL/TW ngày 6/5/2009 của Bộ Chính trị về kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XII và những chủ trương, giải pháp phát triển tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; 4 Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI;

5 Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ Tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII; 6 Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định

hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Văn bản số 2970/UBND-KH ngày 03/8/2011 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 02-của UBND tỉnh Quảng Ninh;

7 Niên giám thống kê TW, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2010, các báo cáo, tài liệu có liên quan của Tỉnh.

8 Quyết định số 269/2006/QĐ-TTg ngày 24/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Quảng Ninh đến 2010, định hướng đến năm 2020”;

9 Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 (Quyết định phê duyệt số 73/2006/QĐ-TTg ngày 04/4/2006);

10 Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 (Quyết định phê duyệt số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006);

11 Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 9/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ “V/v Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030”

12 Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 (Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg ngày 28/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ);

13 Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 (Quyết định số 385/QĐ-UBND ngày 18/02/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh);

14 Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2002 (Quyết định số 105/2008/QĐ-TTg ngày 21/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ); Quyết định số 1065/QĐ-TTg ngày 09/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2002;

15 Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2020 (Quyết định số 1362/QĐ-UBND ngày 12/5/2010 của UBND tỉnh Quảng Ninh);

16 Quy hoạch phát triển ngành Cơ khí, luyện kim tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 (Quyết định được phê duyệt số 4048/QĐ-UBND ngày 28/12/2010 của UBND tỉnh Quảng Ninh); 17 Quy hoạch Chung xây dựng của các địa phương đã được cấp có thẩm

quyền phê duyệt; Quy hoạch chuyên ngành (Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng, Quy hoạch điều chỉnh cấp nước các đô thị và khu công nghiệp);

18 Tài liệu quy hoạch các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu có liên quan;

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh thực trạng và giải pháp (Trang 114 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)