5. Kết cấu chính của luận văn
4.3 Một số giải pháp nhằm chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh
4.3.1 Giải pháp về xây dựng chiến lược và thị trường:
4.3.1.1 Chính sách phát triển thị trường:
- Chính sách phát triển thị trường không chỉ tập trung vào phát triển thị trường trong nước mà còn phải đáp ứng nhu cầu thị trường nước ngoài, thực hiện nền kinh tế mở cửa cho mọi thành phần kinh tế .
- Tạo điều kiện thành lập và khuyến khích các hiệp hội kinh doanh trong các ngành công nghiệp; tăng cường vai trò trong việc phổ biến thông tin thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho điều phối thị trường của các hiệp hội này.
- Cải tiến các thủ tục xuất nhập khẩu để giảm bớt phiền hà cho các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu; Tạo điều kiện cho hàng hóa công nghiệp đủ sức cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, chuẩn tốt các điều kiện trước khi tham gia đầy đủ vào AFTA , WTO.
- Xây dựng điểm thông quan, hoặc đại lý làm thủ tục Hải quan cho các doanh nghiệp XNK trên địa bàn.
- Thực hiện tốt chính sách kích cầu để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa ở nông thôn; Khuyến khích nhân dân sử dụng hàng nội; Kiên quyết thực hiện các biện pháp chống buôn lậu, chống hàng giả.
- Cần có những biện pháp mạnh mẽ để đảm bảo thị trường cho sản phẩm công nghiệp xuất khẩu; Tự do hóa thương mại bằng cách loại bỏ dần hàng rào hành chính, phi thuế quan.
- Cần tích cực bảo hộ có thời hạn để tiến tới loại bỏ bảo hộ thông qua chính sách thuế, cấm hoặc hạn chế nhập những sản phẩm đã sản xuất đủ nhu cầu trong nước .
- Xây dựng các tiêu chuẩn, chuẩn mực để xác định các ngành hàng, mặt hàng cần được Nhà nước bảo hộ nhằm đảm bảo được lợi ích hài hòa giữa quyền lợi Nhà nước, quyền lợi của doanh nghiệp và quyền lợi của người tiêu dùng, trong đó lấy quyền lợi của người tiêu dùng là cơ bản .
4.3.1.2 Chính sách khuyến khích đầu tư:
- Tiếp tục thực hiện chính sách phát triển công nghiệp nhiều thành phần bằng cách đa dạng hoá các hình thức sở hữu như thành lập các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, kinh tế tư nhân, cá thể, hợp tác xã... mở rộng các hình thức liên doanh liên kết trong ngoài tỉnh, trong và ngoài nước.
- Thực hiện, chính sách mở cửa cho mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất. Phá bỏ thế độc quyền, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tham gia đầu tư vào cả lĩnh vực điện nước, giao thông...
- Thực hiện chính sách thuế khuyến khích đầu tư: Thực hiện việc phân loại các hạng mục dự án đầu tư để có chính sách ưu đãi về mức thuế như:
+ Đối với đầu tư hạ tầng cơ sở được hưởng mức ưu đãi thuế thấp.
+ Đối với đầu tư công nghiệp: miễn thuế trong 12 năm đầu; 23 năm tiếp theo áp dụng 50% mức thuế.
- Cải thiện môi trường đầu tư, thành lập các trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển doanh nghiệp.
- Tranh thủ mọi hình thức đầu tư nước ngoài trong khuôn khổ của luật đầu tư như: Liên doanh, 100% vốn nước ngoài, hình thức BTO, BOT. Riêng hình thức liên doanh thì chỉ nên áp dụng với điều kiện tỷ lệ vốn Việt Nam và nước ngoài 50/50.
- Cải cách các thủ tục hành chính theo cơ chế 1 cửa
- Cải thiện môi trường đầu tư theo hướng thông thoáng nhằm thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia nhất là các nhà đầu tư nước ngoài.
- Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu, cụm điểm công nghiệp trên địa bàn.