5. Kết cấu chính của luận văn
4.2.7 Ngành công nghiệp Điện, Nước:
4.2.7.1 Ngành công nghiệp Điện:
4.2.7.1.1 Quan điểm ngành điện:
- Phát triển ngành điện trên địa bàn Tỉnh theo qui hoạch ngành cả nước, theo tổng sơ đồ VII (QĐ số 1208/QDD-TTg ngày 21/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ), đồng thời tính đến các phụ tải mới sẽ xuất hiện trong giai đoạn qui hoạch; Đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định.
- Tập trung đầu tư phát triển thế mạnh sẵn có về tiềm năng nhiệt điện chạy từ than; Đồng thời tăng cường sử dụng nguồn năng lượng tái tạo tại các đảo độc lập xa bờ và vùng sâu, vùng xa
- Thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong nước và vốn nước ngoài từ mọi thành phần kinh tế để phát triển ngành.
4.2.7.1.2 Cơ sở phát triển ngành điện:
Cơ sở phát triển chủ yếu của điện lực Quảng Ninh là nhu cầu dùng điện tăng mạnh của các loại hộ tiêu dùng trên địa bàn, đặc biệt là các phụ tải tập trung như khu công nghiệp, khu đô thị, các nhà máy xi măng, NM thép. Riêng các nhà máy xi măng đã và sẽ vận hành sẽ tiêu thụ gần 800 triệu kWh. Công nghiệp điện lực trên địa bàn Quảng Ninh có điều kiện phát triển nhiệt điện than rất thuận lợi bởi nguồn than đá tại chỗ dồi dào, chất lượng cao. Sản lượng than năm 2015 dự kiến đạt 60 đến 65 triệu tấn; Tương ứng năm 2020 đạt 70 triệu tấn và năm 2025 khỏang 84 triệu tấn. Nếu tăng mạnh dùng than để sản xuất điện thì cơ cấu nguồn điện sẽ thay đổi về cơ bản theo hướng ổn định, không phụ thuộc vào thời tiết và lượng mưa như hiện nay và hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô ra nước ngoài.
4.2.7.1.3 Định hướng ngành điện:
- Nâng cao độ tin cậy và chất lượng điện điện áp có chú trọng ưu tiên đối với thành phố, thị xã và các phụ tải tập trung; Giảm tổn thất, tăng hiệu quả khai thác lưới điện.
- Phát triển cung cấp điện có tính đến mức độ tiêu dùng điện sinh hoạt ngày càng cao và qui mô lưới điện ngày càng phủ rộng nhiều địa bàn nông thôn.
- Lưới điện khu vực thành phố, thị xã được thiết kế xây dựng theo mạch vòng, vận hành hở, tổn thất điện áp cuối đường dây không quá 5%; Lưới điện các huyện được xây dựng theo hình tia, tổn thất tương ứng không quá 10%.
- Về sản phẩm: Nhu cầu tiêu thụ điện trên đầu người năm 2025 trên qui mô cả nước và Quảng Ninh nói chung tiếp tục tăng cho nên bên cạnh việc thúc đẩy sử dụng năng lượng điện hiệu quả, tiết kiệm trên địa bàn cần đầu tư thêm một số nguồn điện than, điện gió và điện mặt trời.
- Về địa điểm: Phát triển mạnh nhiệt điện than trên địa bàn phía Đông của Tỉnh và điện từ năng lượng tái tạo ở các huyện đảo, huyện vùng sâu vùng xa.
- Về công nghệ: Chỉ áp dụng các công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, cho hiệu quả sản xuất điện cao –các công nghệ đã qua kiểm nghiệm, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật.
4.2.7.2 Ngành Nước:
4.2.7.2.1 Quan điểm ngành nước:
- Đảm bảo cung cấp đủ nước sạch (Tiêu chuẩn nước ăn uống sinh hoạt theo 1329/2002/BYT/QĐ) theo tiêu chuẩn cấp nước cho các đối tượng dùng nước đã ghi trong Định hướng Phát triển cấp nước đô thị VN đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (QĐ số 63/1998/QĐ-TTg- xem 2.4), trước hết là cấp đủ cho thành phố, thị xã và các thị trấn, huyện lỵ nơi tập trung mật độ dân cư lớn theo hướng tiết kiệm để bảo vệ tài nguyên và môi trường.
- Thực hiện chương trình nước sạch quốc gia, hỗ trợ nước sinh hoạt cho các hộ dân nghèo nông thôn, vùng cao. Thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực này, đầu tư ở mức độ thích đáng cho HTCN của thành phố và thị xã.
4.2.7.2.2 Cơ sở phát triển ngành nước:
- Cơ sở thiết yếu nhất để phát triển công nghiệp sản xuất phân phối nước sạch là nhu cấu sử dụng nước đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh ngày càng cao trong nhân dân và các cơ quan và tiềm năng nguồn nước của Tỉnh.
Bảng 4.5: Nhu cầu nước sạch đến năm 2030
(Được tính toán theo tiêu chuẩn cấp nước cho các đối tượng sử dụng)
TT Đối tƣợng dùng nƣớc Đơn vị 2020 2030
1 Nước sinh hoạt đô thị (Qsh) Đô thị trung tâm - Đô thị khác
l/người/ngày 100-180 120-200
2 Nước công cộng, dịch vụ %Qsh 8 8
3 Nước công nghiệp phân tán %Qsh 15 12
4 Nước tưới cây, rửa đường %Qsh 8 8
5 Nước cho KCN tập trung m3/ha.ngày 22-45 22-45 6 Thất thoát, dự phòng
Đô thị lớn -Đô thị nhỏ
%Q tổng
18 15
7 Nước tự dùng cho trạm/NM %Q tổng 5 3
(nguồn: theo QĐ 3924/QĐ-UBND về QH cấp nước các Đô thị và Khu công nghiệp)
Nước sinh hoạt phải đạt QCVN 02:2009/BYT của Bộ Y tế. Nhu cầu nước trên địa bàn được dự báo theo tiêu chuẩn trên và dựa vào mức dân số hiện có, thay đổi dân số và mức độ phát triển của các khu công nghiệp tập trung, cũng như triển vọng thực hiện các dự án công nghiệp lớn.
- Tiềm năng nguồn nước của Quảng Ninh khá phong phú gồm cả nước mặt và nước ngầm. Trữ lượng nước ngầm cấp A+B (thăm dò chi tiết có thể khai thác ngay) đạt khoảng 58.000 m3/ngày. Nước ngầm có nhiều ở khu vực Phả Lại, Đông Triều, Dương Huy, Quảng La, Vùng Cọc 6. Ngoài ra, Quảng Ninh còn trữ lượng nước ngầm cấp C1 (tìm kiếm sơ bộ) đạt đến 68.000
m3/ngày. Nguồn nước mặt chủ yếu từ các sông suối và hồ chính như: +) Sông Đá Bạch (đoạn hạ lưu S. Thái Bình), S. Tiên Yên (chảy qua Bình Liêu, lưu lượng bình quân 21 m3/s), sông Ba Chẽ (trung bình mùa khô đạt lưu lượng 0,6 m3/s), sông Ka Long (Bắc Luân). Ngoài ra còn 11 sông nhỏ. +) Các hồ chính là: Hồ Yên Lập, được dành lưu lượng 66.000 m3/ngày để cấp nước sinh hoạt và phát triển công nghiệp, dự kiến nâng cấp đạt dung tích hữu ích 110 triệu m3/ngày; Tương tự, đập Cao Vân, đang cấp 60.000 m3/ngày, dự kiến tăng lên 120.000 m3
/ngày. Ngoài ra còn có đập Tràng Vinh; Hồ Lưỡng Kỳ và hồ Quất Đông.
4.2.7.2.3 Định hướng ngành nước:
- Khai thác hợp lý, có hiệu quả công suất các nhà máy, trạm cấp nước hiện có và tăng cường đầu tư mở rộng, đầu tư mới (cho những nơi chưa có) và đồng bộ hoá trên toàn HTCN; Kết hợp đầu tư tập trung ở đô thị (theo QĐ 3924/QĐ-UBND về Quy hoạch cấp nước các Đô thị và Khu công nghiệp) và đầu tư nhỏ ở các địa phương theo chương trình cung cấp nước sạch cho dân nông thôn.
- Nước sạch đến năm 2025 trên địa bàn tiếp tục chủ yếu được sản xuất từ nước mặt. Phần Tây Hạ Long sẽ lấy từ sông Thái Bình tại Phả Lại.
- Tổng công suất tăng thêm trên toàn Tỉnh dự kiến là 130.000 m3/ đến 150.000 m3/ngày. Trong đó chia theo khu vực như sau: Khu vực Tây Hạ Long có công suất tăng thêm là 85.000 m3/ngày; Khu vực Đông Hạ Long 20.000 m3/ngày; Khu vực TP. Móng Cái 15.000 m3/ngày; Các Đô thị, huyện lỵ khác 10.000 m3/ngày.
- Hệ thống sản xuất và phân phối nước được đổi mới thiết bị, trang bị lại và nâng cao trình độ nhân lực để đảm bảo giảm thất thóat nước xuống còn 10% và đảm bảo chất lượng nước.