Sơ lược về quá trình phát triển Công nghiệp tỉnh Quảng Ninh:

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 47)

5. Kết cấu chính của luận văn

3.3.1 Sơ lược về quá trình phát triển Công nghiệp tỉnh Quảng Ninh:

Quảng Ninh là một tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có nhiều tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nông, lâm thuỷ hải sản, điều kiện khí hậu thuận lợi,... để phát triển một nền kinh tế đa dạng cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, công nghiệp của tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua vẫn còn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.

- Giai đoạn trước năm 1990, công nghiệp Quảng Ninh phát triển còn chậm, sản xuất công nghiệp nhỏ bé, lạc hậu và gặp nhiều khó khăn, nhất là trong việc mở rộng quan hệ hướng ra ngoài tỉnh để tiếp cận thị trường, thu hút vốn và khoa học công nghệ…

- Giai đoạn 1991-1995, công nghiệp Quảng Ninh đã có những biến chuyển mới, Quảng Ninh đã chú trọng đầu tư để phát triển các ngành công nghiệp quốc doanh như ngành khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản. Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản ở Quảng Ninh thời kỳ này chiếm tỷ trọng khá lớn (70-80%), thu hút nhiều lao động ở địa phương và có đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, về tổ chức sản xuất, các doanh nghiệp trung ương đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của Quảng Ninh, trong đó vao trò của ngành than là hết sức quan trọng. Năm 1995, giá trị sản xuất công nghiệp của khối doanh nghiệp nhà

nước chiếm tới 94,34% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Trong khi đó, công nghiệp địa phương còn quá nhỏ bé so với công nghiệp trung ương và chỉ tập trung vào một số ngành thuộc lĩnh vực chế biến hải sản, bia và nước giải khát, sản xuất vật liệu xây dựng (đá cát sỏi) phục vụ nhu cầu của nhân dân địa phương.

- Giai đoạn 1996-2000: Trong giai đoạn này, nền kinh tế – xã hội của Tỉnh nói chung và sản xuất công nghiệp-TTCN nói riêng đã có những bước phát triển khá rõ nét, các cơ Sở Công thương được đầu tư đã bắt đầu phát huy hiệu quả. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2000 đạt 5.233 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp thời kỳ 1996-2000 đạt 18,82%/năm. Công nghiệp quốc doanh giai đoạn này chiếm khoảng trên 70% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Công nghiệp ngoài quốc doanh được thúc đẩy phát triển và đã góp phần phát triển nền kinh tế hài hòa. Đặc biệt, giai đoạn này có sự xuất hiện của các doanh nghiệp công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và góp phần đáng kể vào mức tăng trưởng cao của công nghiệp tỉnh. Thời gian này cũng đánh dấu nhiều tiến bộ trong phát triển công nghiệp của Tỉnh, từ chỗ sản phẩm công nghiệp là những sản phẩm chế biến đơn giản, chất lượng thấp, không có khả năng xuất khẩu đến chỗ đã tinh chế một số sản phẩm và xuất khẩu được ra nước ngoài.

- Giai đoạn từ năm 2000 -2005: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2001-2004 đạt 20,98%/năm. Trong cơ cấu công nghiệp, các ngành công nghiệp khai thác bao gồm khai thác quặng kim loại, khai thác đá và các mỏ khác chiếm 57-58% giá trị tổng sản lượng công nghiệp của toàn ngành, tiếp đến là các ngành công nghiệp chế biến bao gồm chế biến lương thực, thực phẩm; công nghiệp sản xuất sản phẩm kim loại, phương tiện vận tải; sản xuất vật liệu xây dựng...đang phát triển với tốc độ cao trong những năm gần đây. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp giai đoạn 2001-2004 tăng

mạnh so với giai đoạn 1996-2000. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu tạo nên giá trị tổng sản lượng công nghiệp trong giai đoạn 2001-2004 vẫn là các sản phẩm truyền thống từ các giai đoạn trước: ngành công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản với sản phẩm chủ yếu là than sạch; ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm chủ yếu vẫn là sản lượng bia các loại, nước khoáng, bột mỳ, dầu thực vật; ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng sản phẩm có sản lượng lớn là xi măng, gạch ngói xây dựng, đá, cát, sỏi; Ngoài ra còn có một số sản phẩm mới nhưng sản lượng sản xuất còn thấp và chưa ổn định.

- Giai đoạn từ năm 2006 – nay: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 5 năm 2006-2010 trên 14,51%/năm, trong đó khu vực nhà nước tăng 10,59%/năm, khu vực ngoài nhà nước tăng 37,55%/năm (tăng rất cao, trong khi đó khu vực nhà nước tăng 10,59%/năm), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,11%/năm. Năm 2011 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp tăng 10,04%, trong đó khu vực nhà nước tăng 11,12%/năm, khu vực ngoài nhà nước tăng 10,16%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 5,44%/năm (tăng chậm lại hơn so với bình quân 5 năm trước là 18,11%/năm). Công nghiệp kinh tế nhà nước 72,65%, công nghiệp ngoài nhà nước 11,49% và công nghiệp có vốn ĐTNN 15,86% ; năm 2010: Công nghiệp kinh tế nhà nước 65,20%, công nghiệp ngoài nhà nước 19,04% và công nghiệp có vốn ĐTNN 15,76%; năm 2011: Công nghiệp kinh tế nhà nước 65,84%, công nghiệp ngoài nhà nước 19,06% và công nghiệp có vốn ĐTNN 15,10%. Như vậy, khu vực kinh tế nhà nước giảm dần từ 72,65% (2006) xuống còn 65,2% (2010); khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng dần từ 11,49% (2006) lên 19,04% (2010); khu vực có vốn ĐTNN giảm dần từ 15,86% (2006) xuống còn 15,76% (2010) và còn 15,10% (2011).

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)