5. Kết cấu chính của luận văn
4.2.2 Ngành sản xuất vật liệu xây dựng:
4.2.2.1 Quan điểm:
Phát triển sản xuất một cách hợp lý các chủng loại VLXD mà Quảng Ninh có lợi thế như: xi măng, các sản phẩm gốm xây dựng: gạch cotto, ngói nung, vật liệu gốm mỏng, khai thác, chế biến cát trắng, cao lanh - pyrofylit… đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và cung ứng cho thị trường VLXD trong nước và xuất khẩu.
Phân bố các cơ sở khai thác, sản xuất VLXD gắn với thị trường và nguồn nguyên liệu. Hình thành các khu, cụm công nghiệp sản xuất VLXD với quy mô lớn có khả năng cung ứng sản phẩm trên địa bàn rộng.
Lựa chọn quy mô đầu tư thích hợp, công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm tiết kiệm nguyên nhiên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sản phẩm đạt chất lượng cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường; Đồng thời tiếp tục đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, phát huy năng lực các cơ sở sản xuất VLXD hiện có, từng bước loại bỏ các cơ sở sản xuất thủ công, lạc hậu, năng suất thấp và hiệu quả kinh tế kém.
Chuyển đổi, sắp xếp lại các cơ sở sản xuất VLXD trên địa bàn trên cơ sở đa dạng hóa các thành phần kinh tế tham gia sản xuất và kinh doanh VLXD.
Phát triển sản xuất một số chủng loại VLXD chủ yếu như: xi măng, vật liệu xây lợp từ đất nung, đá xây dựng, gạch ceramic, tấm lợp kim loại, các sản
phẩm bê tông… vừa thoả mãn nhu cầu trong tỉnh vừa cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Phát triển sản xuất nhằm tăng giá trị sản xuất công nghiệp của ngành, tạo thêm nguồn thu ngân sách cho địa phương góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế tiến tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và nâng cao đời sống nhân dân.
4.2.2.2 Cơ sở để phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng:
Quảng Ninh là tỉnh được thiên nhiên ưu đãi, có nguồn tài nguyên khoáng sản làm VLXD phong phú và đa dạng, có trữ lượng lớn, chất lượng tốt mà nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước không có được như: Đá vôi và đất sét chất lượng tốt, trữ lượng lớn ở Hoành Bồ, Cẩm Phả dùng cho phát triển sản xuất xi măng với công suất lớn; nguồn đất sét chất lượng tốt ở Giếng Đáy, Đông Triều, Hoành Bồ có thể sản xuất gạch ngói nung và các sản phẩm gốm mỏng chất lượng cao; nguồn cát trắng Vân Hải nguyên liệu chính cung ứng cho các nhà máy sản xuất kính và thủy tinh dân dụng ở miền Bắc; nguồn cao lanh - pirofilit Tấn Mài chất lượng tốt dùng trong công nghiệp sản xuất gốm sứ, vật liệu chịu lửa và một số ngành khác; nguồn đá ốp lát v.v…, vì thế Quảng Ninh có khả năng phát triển sản xuất hầu hết các chủng loại VLXD thông thường và cao cấp. Ngoài ra, tỉnh có nguồn than đá với trữ lượng lớn, chất lượng tốt đủ khả năng cung cấp năng lượng cho sự phát triển các ngành công nghiệp trong tỉnh, cả nước và xuất khẩu.
Tuy nhiên đến nay vẫn còn nhiều mỏ, điểm mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng sét như điểm mỏ sét Quảng Minh, huyện Hải Hà, mỏ sét Mạo Khê, huyện Đông Triều, mỏ sét Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ…, mỏ cao lanh Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, mỏ đá xây dựng Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ, mỏ granit Hoành Mô, huyện Bình Liêu,…chưa được thăm dò đánh giá.
4.2.2.2.1 Cơ sở nguồn Tài nguyên khoáng sản:
Theo số liệu điều tra của ngành Địa chất, ngành Công nghiệp - Xây dựng trong những năm qua, trữ lượng, chất lượng và phân bố tài nguyên khoáng sản làm VLXD trên địa bàn tỉnh như sau:
+ Đá vôi xi măng: trên 2153 triệu tấn. + Sét xi măng: trên 232,03 triệu tấn. + Sét gạch ngói: khoảng 112,424 triệu m3
. + Đá xây dựng: 978 triệu m3
. + Cát sỏi xây dựng: 16,275 triệu m3
. + Đá ốp lát : 92,5 triệu m3
.
+ Cao lanh: khoảng 249 triệu tấn. + Cát thuỷ tinh: khoảng 7,918 triệu tấn. + Sét chịu lửa: khoảng 9,54 triệu tấn. Đi cụ thể hơn ta thấy:
Đá vôi xi măng:
Đá vôi xi măng ở Quảng Ninh có chất lượng tốt, trữ lượng lớn có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất xi măng với qui mô lớn tới hàng chục triệu tấn/năm. Đá vôi xi măng, với tổng tài nguyên dự báo trên 2.153 triệu tấn, trong đó phân bố tập trung ở huyện Hoành Bồ: 1.132,5 triệu tấn, thị xã Cẩm Phả: 639,345 triệu tấn, huyện Đông Triều và TP. Uông Bí: 12,438 triệu tấn. Đến nay đã cấp phép cho các đơn vị khai thác 115 triệu tấn.
Đá xây dựng:
Đá xây dựng ở Quảng Ninh bao gồm đá vôi, đá granit, cuội (phân bố ở các sông ngòi, với tổng tài nguyên dự báo trên 978 triệu m3, trong đó có các mỏ lớn sau: Mỏ đá Cẩm Phả, thị xã Cẩm Phả: 1.000 triệu m3, Mỏ đá Yên Cư - Thành phố Hạ Long: 100 triệu m3
, Mỏ đá Vũ Oai, huyện Hoành Bồ: 30 triệu m3...
Đá cuội, sỏi đang được khai thác tại các lòng sông suối ở các huyện miền Đông như: Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ, TP. Móng Cái.
Đá ốp lát:
Các mỏ đá granit có khả năng sản xuất đá ốp lát tập trung ở các huyện, thị miền Đông bao gồm: Vần Mây (Huyện Tiên Yên), Lục Phủ (TP. Móng Cái), Hoành Mô (Huyện Bình Liêu), Khoảng Nam Châu (Huyện Hải Hà), tổng trữ lượng khoảng 92,5 triệu m3
. Trong số các mỏ nêu trên, mỏ đá granit Vần Mây, Khoảng Nam Châu và Hoành Mô có mầu hồng, xanh khá đẹp; mỏ đá Lục Phủ có màu xám trắng, xám xanh, xám đen và có kiến trúc pocfia được xếp vào loại có giá trị.
Sét xi măng:
Quảng Ninh có 10 mỏ sét xi măng đã được khảo sát với tổng trữ lượng khoảng 232,03 triệu tấn, đang và sẽ là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy xi măng trong và ngoài tỉnh.
Sét chịu lửa:
Quảng Ninh có 4 mỏ sét chịu lửa thuộc địa phận TP. Uông Bí và huyện Đông Triều đã được khảo sát đánh giá nhưng trữ lượng nhỏ, chất lượng trung bình, có thể khai thác sử dụng để sản xuất gốm và sản phẩm chịu lửa cấp thấp. Trữ lượng sét chịu lửa đã khảo sát 4,04 triệu tấn.
Sét gạch ngói:
Nguồn sét gạch ngói ở Quảng Ninh có trữ lượng lớn, chất lượng tốt, hầu hết là đất đồi, đang được khai thác phục vụ sản xuất gạch ngói. Đến nay tổng trữ lượng sét gạch ngói đã được khảo sát, thăm dò khoảng trên 90,5 triệu m3
. Có 4 khu vực tập trung nguyên liệu sét có triển vọng ở Quảng Ninh là:
- Khu vực sét huyện Đông Triều, trữ lượng đã khảo sát 37,7 triệu m3 hiện đang cung cấp sét cho các cơ sở sản xuất gạch ngói trong huyện.
- Khu vực sét Giếng Đáy - Thành phố Hạ Long, với trữ lượng đã khảo sát khoảng 41,5 triệu m3. Chất lượng sét rất tốt, có thể sản xuất các sản phẩm gạch ngói, sản phẩm gốm mỏng có giá trị kinh tế cao.
- Khu vực sét xã Lê Lợi - Huyện Hoành Bồ có diện phân bố lớn nhưng chưa được khảo sát tổng thể. Một số đơn vị sản xuất gạch ngói trong huyện đã được cấp mỏ.
- Khu vực sét xã Thượng Yên Công- TP. Uông Bí, sét có chất lượng tốt. Hiện nay vẫn còn một số mỏ sét gạch ngói ở các huyện miền Đông như: Hải Hà, Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ, TP. Móng Cái, Đầm Hà chưa được khảo sát, thăm dò, đánh giá chất lượng, trữ lượng.
Cát thủy tinh:
Nguồn cát trắng Vân Hải thuộc xã Quan Lạn và Minh Châu, huyện Vân Đồn là nguồn cát duy nhất ở miền Bắc có chất lượng đảm bảo cho sản xuất kính xây dựng, các loại thuỷ tinh y tế và dân dụng. Trữ lượng của mỏ cát khoảng 6,9 triệu tấn. Hiện nay trữ lượng còn lại khoảng 3,98 triệu tấn. Cát Vân Hải đang cung cấp cho nhà máy kính Đáp Cầu, nhà máy kính nổi VFG (Bắc Ninh) và các nhà máy sản xuất thủy tinh y tế và dân dụng khác ở miền Bắc.
Cao lanh:
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có tổng cộng trên 21 mỏ và điểm mỏ cao lanh. Trong đó có 12 mỏ đã được khảo sát đánh giá, trong đó:
- Cao lanh: trên 146,16 triệu tấn.
- Cao lanh - pirofilit: 201,9 triệu tấn. Cao lanh - pirofilit được dùng nhiều trong các ngành công nghiệp sản xuất gốm sứ cao cấp, vật liệu chịu lửa và sử dụng làm nguyên liệu sản xuất sợi cáp quang dùng trong viễn thông.
Các mỏ cao lanh - pirofilit có chất lượng tốt và trữ lượng lớn đã được thăm dò và khai thác gồm: Mỏ Tấn Mài (68,9 triệu tấn (B + C1 + C2) ; Mỏ Na
Làng (133,0 triệu tấn (P1 + P2). Các mỏ cao lanh - pirofilit có triển vọng gồm: Mỏ Đèo Mây, Pình Hồ, Mộc Pai Tiên.
Cát, cuội, sỏi:
Nguồn cát xây dựng ở Quảng Ninh rất hiếm, đặc biệt là nguồn cát cho sản xuất bê tông. Mỏ cát Cầu Cầm, huyện Đông Triều, trữ lượng 7 - 8 triệu m3 có trữ lượng lớn, chất lượng tốt, song mỏ cát nằm dưới lớp đất trồng trọt và nằm trong vùng dân cư sinh sống, quá trình khai thác đã ảnh hưởng tới đất đai canh tác và đời sống của nhân dân. Năm 1997, UBND tỉnh ra quyết định tạm ngừng khai thác cát để dành đất cho nông nghiệp.
Nguồn cát phục vụ cho việc xây trát phân bố rải rác ở các sông, suối ở Uông Bí các huyện, Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ, Vân Đồn, Hoành Bồ và thành phố Hạ Long nhưng trữ lượng cát không nhiều và nằm rải rác ven sông, suối. Cùng với nguồn cát thu được dọc theo các sông suối của các huyện trên còn có thể khai thác được cuội sỏi làm bê tông hoặc cuội sỏi có thể nghiền thành đá và cát xây dựng.
4.2.2.2.2 Cơ sở nguồn lao động
Dân số tỉnh Quảng Ninh năm 2010 ước đạt 1.144 ngàn người, dự báo đến năm 2015 có khoảng 1.183 ngàn người và năm 2020 là 1.237 ngàn người. Trong đó, dân số đang trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 54-55%. Đây là nguồn cung cấp lao động đơn giản rất lớn cho những ngành công nghiệp cần nhiều lao động trong đó có sản xuất vật liệu xây dựng.
4.2.2.2.3 Định hướng ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
Trên cơ sở thế mạnh của tài nguyên khoáng sản phi kim loại làm vật liệu xây dựng tỉnh cần chú trọng phát triển các sản phẩm sau:
- Sản xuất xi măng theo công nghệ tiên tiến lò quay, hoàn thiện khâu tự động hoá và bảo vệ môi trường xung quanh một cách tốt nhất; xoá bỏ xi măng lò đứng công suất thấp.
- Mở rộng sản xuất và phát triển gạch nung theo công nghệ lò tuynel đặc biệt mở rộng sản xuất gạch Cotto để xuất khẩu.
- Mở rộng khai thác và chế biến cát trắng.
- Tăng công suất khai thác và chế biến Cao lanh - pirofilit
Ngoài ra còn có các sản phẩm khác như đá ốp lát, kính an toàn, sứ vệ sinh cũng cần được sản xuất mở rộng hay đầu tư mới để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và cung cấp cho thị trường bên ngoài.
- Phát triển ngành sản xuất VLXD Quảng Ninh thành một ngành kinh tế mạnh, trên cơ sở khai thác hợp lý, có hiệu quả tài nguyên khoáng sản làm VLXD đảm bảo phát triển hài hoà, bền vững giữa kinh tế, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường, sinh thái, đáp ứng đủ cho nhu cầu về VLXD trong tỉnh và dành nhiều cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu cả về khối lượng, chất lượng lẫn chủng loại.
- Ưu tiên phát triển công nghệ tiên tiến, hiện đại sản xuất các sản phẩm chất lượng, có giá trị kinh tế cao, tiêu tốn ít nguyên liệu, năng lượng, nhiên liệu; các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, cách âm, thân thiện môi trường, vật liệu không nung, sản phẩm tái chế. Phát triển các công nghệ sử dụng nhiên liệu tái chế. Chú trọng đầu tư cải tạo, hiện đại hoá các cơ sở sản xuất VLXD hiện có, công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều nguyên liệu, ô nhiễm môi trường.
- Phát triển các loại VLXD thân thiện môi trường, vật liệu nội thất cao cấp, vật liệu cách âm, cách nhiệt, vật liệu tiết kiệm năng lượng,…
- Tạo điều kiện tiếp tục duy trì các dự án nhà máy xi măng hiện đại hiện có. Đề xuất phát triển sản xuất kính nghệ thuật, kính mầu, kính phản quang, kính an toàn chất lượng cao trên địa bàn. Tổ chức triển khai chương trình phát triển vật liệu không nung. Phát triển công nghiệp bê tông tiền chế, bê tông đúc sẵn, bê tông dự ứng lực, bê tông thương phẩm, vữa trộn sẵn được sản xuất cơ giới hóa với công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại đảm bảo đồng nhất, chất
lượng cao. Tăng sản lượng xuất khẩu sản phẩm VLXD với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm 20- 30%.