Giải pháp về tổ chức và quản lý:

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh thực trạng và giải pháp (Trang 109 - 111)

5. Kết cấu chính của luận văn

4.3.5Giải pháp về tổ chức và quản lý:

4.3.5.1 Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về công nghiệp:

- Thực hiện cải cách hành chính theo hướng: các cơ quan quản lý Nhà nước tập trung giải quyết tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo lập môi trường bình đẳng, thông thoáng cho hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm, quyền sở hữu công nghiệp, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp, tạo sự công bằng, thu hút được các nhà đầu tư, sản xuất kinh doanh chân chính và phát triển theo quy hoạch.

- Tập trung tổ chức, triển khai công tác quy hoạch, kế hoạch, lựa chọn dự án đầu tư sản xuất và xây dựng kế hoạch phát triển cụ thể hàng năm.

- Giám sát, đôn đốc các đơn vị đang thực hiện đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp thực hiện đúng tiến độ đã đề ra, nhất là trong lĩnh vực đầu tư các công trình trọng điểm.

+ Ở cấp tỉnh: Việc quản lý Nhà nước về công nghiệp là UBND tỉnh. Sở Công thương là cơ quan chuyên môn và là đầu mối giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước về công nghiệp. Một số chức năng chủ yếu của Sở Công thương là: Xây dựng và trình UBND tỉnh các văn bản pháp quy để thực hiện Luật, pháp lệnh, Nghị định và các văn bản pháp luật khác của Chính phủ về công nghiệp; xây dựng trình UBND tỉnh về quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh và tổ chức chỉ đạo thực hiện sau khi được UBND tỉnh phê duyệt; tổ chức hướng dẫn các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thực hiện các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình, quy phạm kỹ thuật, an toàn công nghiệp theo quy định của Nhà nước, Bộ Công thương và UBND tỉnh; Nghiên cứu tổng hợp các kiến nghị của các doanh nghiệp để báo cáo UBND tỉnh xem xét đề nghị với Chính phủ, Bộ Công thương bổ sung, sửa đổi cơ chế, chính

sách, chế độ về sản xuất kinh doanh hàng công nghiệp trên địa bàn tỉnh hoặc kiến nghị với UBND tỉnh bổ sung, sửa đổi theo thẩm quyền.

+ Ở cấp huyện: UBND các huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước các loại hình doanh nghiệp do huyện cấp giấy phép kinh doanh. Giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về CN-TTCN là Phòng kinh tế. Đối với các huyện có giá trị sản xuất công nghiệp cao trong cơ cấu GDP (trên 60%) vẫn cần thiết tổ chức Phòng công nghiệp. Phòng công nghiệp hoặc bộ phận quản lý công nghiệp trong Phòng kinh tế chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Công thương về mặt chuyên môn, nghiệp vụ.

4.3.5.2 Công tác đổi mới sắp xếp lại các doanh nghiệp:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sau khi sắp xếp, cổ phần hoá đẩy nhanh tiến độ đầu tư thiết bị, công nghệ mới, nâng cao năng lực sản xuất, năng lực công nghệ.

- Nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm, xây dựng mô hình doanh nghiệp mẹ-con, tập đoàn kinh tế mạnh phù hợp với điều kiện của Tỉnh theo các tiêu chí: quy mô vốn, năng lực sản xuất, năng lực công nghệ, trình độ nhân lực, hiệu quả sản xuất… để từng bước đưa các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, có tính chất ngành nghề và sản xuất sản phẩm cùng loại liên kết với nhau, hình thành tập đoàn kinh tế địa phương.

4.3.5.3 Hình thành và đẩy mạnh hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp:

Khuyến khích thành lập các Hiệp hội doanh nghiệp theo qui mô, ngành nghề, địa bàn hoạt động… để các doanh nghiệp tạo thành các mối liên kết chặt chẽ, giúp đỡ nhau trong sản xuất kinh doanh như: hỗ trợ đào tạo nhân sự, quảng bá công nghệ, thiết bị tiên tiến, cho vay vốn, tiêu thụ sản phẩm, hiệp tác sản xuất, quảng bá xúc tiến thị trường và giải quyết các tranh chấp thương mại.

4.3.5.4 Thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế:

Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền trong toàn ngành để nâng cao nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng nội dung, tổ chức kênh cung cấp thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế đến các doanh nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, xây dựng và quảng bá thương hiệu.

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh thực trạng và giải pháp (Trang 109 - 111)