Ngành dệt, may, da giầy Quảng Ninh:

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh thực trạng và giải pháp (Trang 96 - 100)

5. Kết cấu chính của luận văn

4.2.6 Ngành dệt, may, da giầy Quảng Ninh:

4.2.6.1 Quan điểm:

Phát triển ngành dệt may, da giầy góp phần thúc đẩy công nghiệp của tỉnh phát triển, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.

Phát triển ngành để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ, từng bước đưa ngành công nghiệp dệt may

thành ngành xuất khẩu mũi nhọn, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Phát triển ngành cần chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

4.2.6.2 Cơ sở phát triển:

- Dân số Quảng Ninh hiện nay có 1.161.600 người (năm 2010). Kết cấu dân số ở Quảng Ninh có một số nét đáng chú ý sau: Trước hết là "dân số trẻ", tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm tới 37,6%. Người già trên 60 tuổi (với nam) và trên 55 tuổi (với nữ) là 7,1%. Các huyện miền núi tỉ lệ trẻ em dưới tuổi lao động còn lên tới 45%. Đây là điều kiện thuận lợi để thu hút lực lượng lao động vào ngành dệt may – da giầy, vốn là ngành đòi hỏi số lượng lao động lớn.

- Quảng Ninh cũng là một trong những tỉnh có môi trường đầu tư ổn định, với tiềm năng tăng trưởng cao, nên có sức hấp dẫn với nhà đầu tư và bạn hàng nước ngoài.

- Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm lớn: Hàng may mặc, giầy dép vừa là mặt hàng tiêu dùng, phục vụ nhu cầu đi lại của mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp; vừa là mặt hàng thời trang thay đổi theo thời gian, sở thích của người tiêu dùng. Quảng Ninh lại là một tỉnh du lịch, lượng khách hàng năm đến tham quan du lịch tương đối đông, do đó ngành dệt may – da giầy có tiềm năng ở thị trường tiêu thụ ở nội tỉnh, cũng như ngoại tỉnh và xuất khẩu ra nước ngoài.

- Về nguyên, phụ liệu hỗ trợ đối với ngành da giầy: Chăn nuôi trong tỉnh còn có khả năng phát triển mạnh. Với định hướng phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng công nghiệp hóa thì số lượng gia súc sẽ tăng lên, có thể đáp ứng nhu cầu về da nguyên liệu cho ngành thuộc da. Ngoài ra, da thuộc, vải giả da, đế giầy, keo dán tổng hợp, hóa chất thuộc da, da muối, dây giầy, nhãn mác, chỉ may giầy, phụ tùng máy móc thiết bị sản xuất da, giầy nằm trong Danh mục các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được hưởng các ưu đãi (về đầu tư phát

triển thị trường, KHCN, hạ tầng cơ sở, đào tạo nguồn nhân lực, thuế…) để phát triển. Đây cũng là những thuận lợi để ngành dệt may – da giầy có cơ hội phát triển.

4.2.6.3 Định hướng:

- Phát triển đa dạng các mô hình: doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã, hộ cá thể sản xuất quần áo may sẵn, bảo hộ lao động, giầy da phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, xu hướng chuyển đổi vào các đô thị nhỏ và các khu công nghiệp.

- Hình thành các cơ sở sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành may mặc, da giầy để tăng tỷ lệ nội địa hoá trong các sản phẩm xuất khẩu.

- Đầu tư đổi mới thiết bị hiện đại, trang bị dây chuyền sản xuất đồng bộ, khai thác và phát huy hết năng lực sản xuất của các công ty dệt may, da giầy lớn.

- Khuyến khích các dự án đầu tư nhà máy, xí nghiệp sản xuất đồ may kể cả bao bì, giày dép, đồ da, đồ du lịch, thể thao và các cơ sở sản xuất vệ tinh làm gia công trực tiếp với nước ngoài hoặc hợp đồng liên doanh để nâng sản lượng, đồng thời giải quyết lao động địa phương.

- Phát triển theo sản phẩm:

+ Hoàn thiện các công trình đầu tư trong các giai đoạn trước. Phấn đấu nâng công suất các nhà máy khi đã đi vào ổn định sản xuất.

+ Nghiên cứu đầu tư xây dựng một liên hiệp sợi dệt tại KCN Việt Hưng (TP.Hạ Long). +) Xây dựng các nhà máy sản xuất phụ kiện ngành giầy dép, may mặc tại một trong các KCN Cái Lân, Việt Hưng, Đông Mai.

- Phát triển theo lãnh thổ:

+ Do cùng có nhiều điều kiện thuận lợi về đường xá giao thông; về vị trí địa lý; về diện tích đất công nghiệp; suất đầu tư thấp; hơn nữa lại gần nhau và đều là các KCN sạch, nên việc phát triển ngành dệt may - da giầy vào các KCN Cái Lân, Việt Hưng, Đông Mai là hợp lý, đúng như chủ trương của

Tỉnh đã đề ra. Trong tương lai các DN SX công nghiệp đều phải chuyển vào hoạt động tại các KCN. Do đó các nhà máy may mặc hiện tại đang hoạt động trên địa bàn tỉnh cũng cần có kế hoạch dần dần chuyển vào một trong các KCN nói trên, tùy tình hình quy hoạch nhà máy nào phù hợp với KCN nào thì chuyển vào đó. Như vậy, việc phát triển các DN trong ngành dệt may - da giầy sẽ tập trung chủ yếu vào các KCN Cái Lân, Việt Hưng, Đông Mai. Thuộc địa bàn các huyện: TP. Hạ Long; Huyện Yên Hưng; TP. Uông Bí. Tạo nên một khu công nghiệp dệt may - da giầy mở rộng nằm trong 4 KCN nằm gần nhau.

+ Ngoài ra, tại khu vực TP. Uông Bí, UBND tỉnh đã đồng ý chủ trương và phê duyệt địa điểm cho Công ty TNHH Đỉnh Vàng (Hải Phòng) để thành lập KCN Dốc Đỏ chủ yếu thu hút các dự án đầu tư sản xuất, gia công giầy da.

4.2.6.4 Định hướng về KHCN:

- Cần trang bị thêm các thiết bị sản xuất tự động để tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm và giảm lao động. Như trong ngành may cần trang bị máy bổ túi tự động..., vừa giúp giải quyết được những khâu khó vừa giảm lao động trực tiếp (máy bổ túi tự động sẽ chỉ cần một người điều khiển, trong khi đó nếu làm bằng tay sẽ cần 8 người...).

- Lao động ngành may của Quảng Ninh hiện nay phần lớn không được đào tạo qua trường lớp trước khi vào làm, chủ yếu sau khi nhận vào sẽ được đào tạo ngay trên chuyền may. Trong tương lai khi người lao động làm việc trong các DN lớn, sản phẩm xuất khẩu đều phải đạt chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000..., cần phải đào tạo người lao động qua trường lớp để họ có tay nghề cao, mới đảm bảo cho ra sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, năng suất đạt cao..., có uy tín với khách hàng.

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh thực trạng và giải pháp (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)