Cơ sở hạ tầng:

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 44)

5. Kết cấu chính của luận văn

3.2.4 Cơ sở hạ tầng:

Những năm gần đây, kết cấu hạ tầng của tỉnh như giao thông, bưu chính – viễn thông, cấp điện, cấp nước cùng các cơ sở công sở, hạ tầng văn hóa xã hội đã được tăng cường. Một số hạng mục công trình lớn về cảng, giao thông, hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu TP. Móng Cái, hệ thống trường lớp, cơ sở y tế được xây dựng và thực hiện theo quy hoạch của tỉnh và các quy hoạch huyện thị, thành phố.

3.2.4.1 Hệ thống giao thông:

Mạng lưới giao thông được phân bố tương đối hợp lý trên địa bàn tỉnh. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 4 phương thức vận tải là đường bộ, đường thuỷ nội địa, đường sắt và đường biển rất thuận tiện cho việc lưu thông hàng hoá và hành khách trong và ngoài tỉnh.

- Về đường bộ: Mạng lưới đường bộ bao gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị và đường giao thông nông thôn. Tổng cộng chiều dài đường hiện có khoảng 3.694,4 Km (không bao gồm đường thôn xóm và đường chuyên dùng).

- Về đường thủy: Với chiều dài đường bờ biển khoảng trên 250 Km, tập trung nhiều cảng biển quan trọng của khu vực phía Bắc và cả nước như cảng Cẩm Phả, cảng Hòn Gai... và nhiều cảng biển khác. Có thể nói, đây là điều kiện rất thuận lợi cho vận tải đường biển của Quảng Ninh.

Mạng lưới sông ngòi phong phú là một ưu thế của giao thông vận tải thuỷ tỉnh Quảng Ninh. Trong tỉnh có 25 luồng, tuyến sông do Trung ương quản lý dài trên 400 Km gồm những sông lớn như: Sông Chanh, sông Ba Mom,… tạo điều kiện cho Quảng Ninh tiếp cận với các tỉnh phía bắc và lưu

thông với đường biển. Ngoài ra sông địa phương đang quản lý có 10 tuyến dài 167Km.

- Về đường sắt: Với tuyến đường sắt quốc gia Kép - Hạ Long và các tuyến đường sắt chuyên dùng của ngành than trên địa bàn tỉnh đã góp phần quan trọng trong việc vận chuyền hàng hóa và hành khách của Quảng Ninh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi hàng hóa của Quảng Ninh với các tỉnh dọc tuyến đường sắt đi qua.

3.2.4.2 Tình hình phát triển thông tin liên lạc:

Hệ thống bưu chính viễn thông đã đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ điều kiện đáp ứng được các nhu cầu và hình thức thông tin. Mạng viễn thông được trang bị các thiết bị kỹ thuật số với công nghệ tiên tiến, hiện đại, đa dịch vụ.

Đến đầu năm 2009 trên địa bàn tỉnh đã có 693 trạm phát sóng di động BTS, trong đó số trạm phát triển mới trong năm 2008 là 206 trạm. Đặc biệt, Vinaphone đã lắp đặt trạm BTS trên đảo Ti Tốp (Vịnh Hạ Long) nên đã phủ sóng di động cơ bản trên Vịnh Hạ Long, góp phần phục vụ tốt nhu cầu du lịch trên Vịnh. Mạng BTS đang được triển khai ở khu vực di tích danh thắng Yên Tử (Thị xã Uông Bí) và Núi Bài Thơ (TP Hạ Long). Mạng thông tin di động của mạng Vinaphone, Viettel, Mobiphone và mạng S-phone đã phủ sóng 14/14 huyện, thị xã, thành phố cùng nhiều đảo xa của tỉnh.

3.2.4.3 Hệ thống cấp điện:

Tính đến ngày 30/6/2010, Quảng Ninh đang vận hành 03 nhà máy điện với tổng công suất 1.010MW, trong đó gồm: Nhiệt điện Uông Bí (110MW+ 300MW); Nhiệt điện Quảng Ninh I#1 (300MW); và Nhiệt điện Cẩm Phả I (300MW).

Hệ thống lưới điện truyền tải 220kV, 500KV: Nhằm đảm bảo truyền tải nguồn công suất điện năng từ các nhà máy điện, thời gian qua Tổng Công ty truyền tải, các chủ đầu tư xây dựng nhà máy điện đã tiến hành đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện 500kV, 220kV. Hiện tại đến nay đã đưa vào vận hành 01 trạm biến áp 500kV tổng công suất 450MVA; 05 trạm biến áp 220kV với tổng công suất 1.000MVA (Tràng Bạch, Hoành Bồ, Uông Bí, Quảng Ninh và Cẩm Phả) cùng hệ thống lưới điện 500kV, 220kV kết nối với hệ thống lưới điện quốc gia, trong đó bao gồm 152km đường dây 500kV (Thường Tín- Quảng Ninh) và 166,4km đường dây 220kV.

Hệ thống lưới điện 110KV: Hiện tại Quảng Ninh đang quản lý vận hành 15 trạm biến áp 110kV với tổng công suất 722MVA; 542,3km đường dây 110kV kết nối với các trạm, cụ thể công suất các trạm như sau: Trạm Uông Bí (25+ 63MVA); Trạm Uông Bí 2 (40MVA); Trạm Chợ Rộc

(16MVA); Trạm Giếng Đáy (40+ 40MVA); Trạm Cái Lân (25MVA); Trạm Giáp Khẩu (25+ 40MVA); Trạm Hà Tu (25MVA); Trạm Ximăng Hạ Long

(2x 30MVA); Trạm Ximăng Thăng Long (2x 30MVA); Trạm Mông Dương

(2x 40MVA); Trạm Cẩm Phả (16+ 25MVA); Trạm Ximăng Cẩm Phả (2x 30MVA); Trạm Quảng Hà (16MVA); Trạm Tiên Yên (16MVA) và Trạm Móng Cái (2x 25MVA).

Về hệ thống lưới điện trung thế: Tính đến hết quý II/2010, Quảng Ninh có 2.524,5km đường dây trung thế với các cấp điện áp 6kV, 10kV, 22kV và 35kV; 51 Trạm biến áp trung gian với tổng công suất 330,9MVA và 2.623 trạm biến áp phân phối với tổng dung lượng 712.553kVA và 13.286,2 km đường dây hạ áp. Hiện tại đến nay đa phần các trạm biến áp vận hành tương đối ổn định đảm bảo được nhu cầu cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn một

số lượng nhỏ các trạm đang vận hành ở chế độ đầy tải và ngành điện đang tiến hành xây dựng kế hoạch nâng cấp công suất trạm để đảm bảo việc cung cấp điện được tốt hơn.

3.2.4.4 Cấp, thoát nước:

Khu vực Móng Cái-Trà Cổ hiện được cấp từ Nhà máy nước TP. Móng Cái (5.000m3/ngày đêm). Khu Hạ Long “Tây Hạ Long và Đông Hạ Long” – Cẩm Phả) được cấp từ Nhà máy nước Hoành Bồ (10.000 m3/ngày đêm), Đồng Ho (20000 m3/ngày đêm), Diễn Vọng (60.000 m3/ngày đêm). Khu vực Uông Bí – Mạo Khê và Yên Hưng: hiện được cấp nước từ Nhà máy nước Vàng Danh (3.000 m3/ngày đêm), Đồng Mây (3000 m3/ngày đêm), Đông Triều (2000 m3/ngày đêm), Mạo Khê (10.000 m3/ngày đêm), Quảng Yên (2.000 m3/ngày đêm). Các khu vực thuộc miền Đông, việc cấp nước khó khăn hơn, mỗi huyện hiện có một nhà máy nước với công suất nhỏ 600-2000 m3/ngày đêm, thường được sử dụng từ các giếng khoan do đó chưa đảm bảo được tiêu chuẩn vệ sinh.

Hệ thống thoát nước của tỉnh: TP Hạ Long và thị xã Cẩm Phả đã được đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước thải hoàn chỉnh theo Dự án thoát nước thải và vệ sinh môi trường TP Hạ Long – thị xã Cẩm Phả.

3.2.4.5 Tình hình đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn:

Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội năm sau đều cao hơn năm trước, cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho phát triển cũng ngày càng đa dạng và phong phú: năm 2010 vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước chiếm khoảng 13,2%; vốn vay 51,9%; vốn tự có của các doanh nghiệp Nhà nước 4,8%; vốn đầu tư của tư nhân và dân cư chiếm 10,3%; vốn của doanh nghiệp ngoài Nhà nước 11,0%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 5,40%.

Bảng 3.5: Tình hình đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn

Đơn vị: Triệu đồng, giá hiện hành

2005 2008 2009 2010

TỔNG SỐ 10.536.885 31.378.211 32.545.376 33.610.757

PHÂN THEO NGUỒN VỐN

Vốn khu vực kinh tế Nhà nƣớc 8.418.517 27.935.646 25.860.795 24.628.938

Vốn ngân sách Nhà nước 1.431.212 2.842.958 3.126.494 4.443.276 Vốn vay 5.783.885 22.127.159 20.527.111 17.438.672 Vốn tự có của các doanh nghiệp 986.186 2.280.277 1.221.900 1.614.351 Nguồn vốn khác 217.234 685.252 985.290 1.132.639

Vốn ngoài Nhà nƣớc 1.886.759 2.737.085 5.424.581 7.151.819

Vốn của doanh nghiệp 644.929 1.114.990 2.564.396 3.704.880 Vốn của dân cư 1.241.830 1.622.095 2.860.185 3.446.939

Vốn khu vực ĐTTT NN 231.609 705.480 1.260.000 1.830.000

CƠ CẤU (TỔNG SỐ = 100%) 100,0 100,0 100,0 100,0

PHÂN THEO NGUỒN VỐN

Vốn khu vực kinh tế Nhà nƣớc 79,9 89,0 79,5 73,3

Vốn ngân sách Nhà nước 13,6 9,1 9,6 13,2

Vốn vay 54,9 70,5 63,1 51,9

Vốn tự có của các doanh nghiệp 9,4 7,3 3,8 4,8

Nguồn vốn khác 2,1 2,2 3,0 3,4

Vốn ngoài Nhà nƣớc 17,9 8,7 16,7 21,3

Vốn của doanh nghiệp 6,1 3,6 7,9 11,0

Vốn của dân cư 11,8 5,2 8,8 10,3

Vốn khu vực đầu t trực tiếp của NN 2,2 2,2 3,9 5,4

3.2.4.5.1 Những thuận lợi cho phát triển kinh tế trên địa bàn:

- Vị trí địa lý thuận lợi cho thương mại quốc tế, giao lưu văn hóa, phát triển dịch vụ. Đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc là yếu tố thuận lợi để giao thương quốc tế.

- Địa mạo của Quảng Ninh tạo ra một lợi thế tuyệt đối để phát triển du lịch với Vịnh Hạ Long nổi tiếng thế giới. Vùng Vịnh kín, với nhiều cửa sông sâu cũng rất thuận lợi để phát triển cảng biển và giao thông vận tải biển.

- Quảng Ninh có lợi thế tuyệt đối về trữ lượng than so với các địa phương khác trong cả nước. Than Quảng Ninh có chất lượng tốt. Trữ lượng than hầm lò chưa khai thác còn lớn; công nghệ khai thác đang được hiện đại hoá nhanh, do đó nguy cơ ô nhiễm môi trường do khai thác than lộ thiên sẽ giảm dần.

- Địa hình Quảng Ninh cho phép phát triển một nền sản xuất nông nghiệp đa dạng, cả trồng trọt và chăn nuôi. Ở đây nhiều tập đoàn cây, con có thể thích nghi và phát triển trên các dạng địa hình khác nhau, trong môi trường khí hậu đa dạng.

- Đa dạng sinh học của Quảng Ninh thuộc loại cao nhất của Việt Nam, cả hệ động vật và thực vật trên đất liền và dưới nước. Hệ động thực vật trong quần thể đảo còn được bảo tồn khá tốt. Nếu biết gìn giữ và khai thác bền vững sự đa dạng sinh học cao này, Quảng Ninh có thêm một lợi thế tuyệt đối, mà trước đến nay ít được nhắc tới.

- Quảng Ninh là quê hương của nhiều cộng đồng dân tộc, có tính đa dạng văn hoá cao. Nhiều truyền thống quý báu, nhiều công trình văn hoá vật thể và phi vật thể của cộng đồng các dân tộc ở đây được gìn giữ phát huy qua nhiều đời. Giai cấp công nhân Quảng Ninh rất hùng hậu và có tính cách mạng cao. Đó là một lợi thế có tính nền tảng cho sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh.

- Trải qua thời kỳ đổi mới, các lĩnh vực xã hội: Văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, thể dục - thể thao, an ninh và an sinh xã hội của Quảng Ninh đã có được những bước tiến mạnh, tạo lực cho quá trình phát triển kế tiếp của địa phương. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Quảng Ninh đạt mức trung bình hoặc trên trung bình so với các vùng, hoặc trung bình cả nước, mặc dù Quảng Ninh là tỉnh miền núi.

- Môi trường vùng núi, vùng nông thôn ở Quảng Ninh còn chưa bị ô nhiễm đáng kể. Tính đa dạng sinh học cao của nhiều vùng miền ở Quảng Ninh còn được bảo tồn tốt.

3.2.4.5.2 Những thách thức và khó khăn:

- Với đường bờ biển dài, phần diện tích bằng phẳng ở độ cao < 25m dọc theo bờ biển - là quỹ đất có giá trị để phát triển kinh tế của Quảng Ninh có thể bị thu hẹp nghiêm trọng trong điều kiện nước biển dâng, do biến đổi khí hậu toàn cầu. Hiện tại, những tác động cực đoan của biến đổi khí hậu chưa thật rõ ràng ở Quảng Ninh. Tuy nhiên, điều này có nhiều nguy cơ xẩy ra, lúc đó khô hạn, bão lũ và các tai biến kèm theo: sạt lở, lũ cuốn, lũ quét sẽ là bất lợi thế lớn cho phát triển kinh tế, an sinh và an ninh địa phương.

- Đường biên giới trên biển giữa Việt Nam và các nước láng giềng khác đang ở trạng thái tranh chấp phức tạp là một bất lợi thế của Quảng Ninh không dễ giải quyết trong tương lai gần.

- Là tỉnh miền núi, với diện tích tự nhiên ở độ cao trên 25 m chiếm 75%, địa hình chia cắt mạnh, rất bất lợi cho địa phương trong phát triển giao thông đường bộ, quy hoạch đô thị, khu công nghiệp.

- Đất đai của Quảng Ninh có chất lượng kém, bạc màu, diện tích đất bằng phẳng hạn chế, do đó phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt cây lương thực ở đây khó khăn và chỉ có thể ở quy mô nhỏ.

- Quảng Ninh chưa phát huy hết các lợi thế tuyệt đối mà mình có, chưa có đủ lực lượng lao động hùng hậu đã được đào tạo tốt, cũng chưa có đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học công nghệ trình độ cao để đưa Quảng Ninh phát triển nhanh, mạnh, bền vững.

- Phân bố dân cư của Quảng Ninh không đồng đều. Địa bàn phân bố dân cư khá rộng, địa hình chia cắt, do đó không thuận lợi để phát triển đồng đều tại các địa phương khác nhau.

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)