5. Kết cấu chính của luận văn
4.2.1 Ngành khai thác, chế biến khoáng sản:
Phát triển ngành khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cần phù hợp với chủ trương, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước nói chung và của ngành công nghiệp cũng như của tỉnh Quảng
Ninh nói riêng trong thời kỳ mới. Đặc biệt, sự phát triển của công nghiệp tỉnh Quảng Ninh phải gắn với sự phát triển chung của công nghiệp cả nước và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản giai đoạn 2011- 2020 được xác định sẽ tiếp tục đóng góp tỉ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, trong đó khai thác than là ngành chủ đạo và là một trong những ngành mũi nhọn, quyết định sự đột phá của ngành công nghiệp Quảng Ninh.
4.2.1.1 Ngành than:
Than là tài nguyên khoáng sản chủ đạo của tỉnh, trong đó có những mỏ có quy mô trữ lượng lớn và rất lớn như vùng mỏ than Cẩm Phả, Hòn Gai, Uông Bí đã được thăm dò đánh giá tỉ mỉ, đáp ứng yêu cầu lập quy hoạch khai thác và chế biến.
Than Quảng Ninh là loại than gầy antraxit ít tro, nhiệt lượng cao được phân bố trên một vùng rộng lớn kéo dài từ Phả Lại - Đông Triều theo hình cánh cung về đến Hòn Gai, Cẩm Phả và đảo Kế Bào có chiều dài 130 km, chiều rộng từ 6-10 km, diện tích dải chứa than này là 1.300 km2. Trên diện tích đó có hơn 40 khu vực đã được tìm kiếm, thăm dò địa chất với tổng trữ lượng tính từ mức –300 trở lên có khoảng 3,5 tỷ tấn, cho phép khai thác 30-45 triệu tấn/năm. Than Quảng Ninh là loại than antraxit và bán antraxit, thuộc loại than chất lượng cao.
Bảng 4.1: Trữ lượng các mỏ than Quảng Ninh Đơn vị: 1.000 tấn TT Khu vực Tổng số A+B C1 C2 P I Tổng tài nguyên và trữ lƣợng 1 Bể than Đông Bắc 8.826.923 338.952 1.643.965 1.957.288 4.886.718 2 Bể than đồng bằng sông Hồng 39.351.616 0 524.871 563.610 38.263.135 3 Các mỏ than nội địa 181.189 77.044 79.605 18.201 6.339 4 Các mỏ than địa phương 37.434 0 10.238 8.240 18.956 5 Các mỏ than bùn 331.790 0 128.827 106.611 96.352 Tổng cộng 48.728.952 415.996 2.387.506 2.653.950 43.271.500 II Tổng tài nguyên và trữ lƣợng huy động trong Quy hoạch
1 Bể than Đông Bắc 3.279.994 214.748 889.243 1.151.161 1.024.842 2 Bể than đồng bằng sông Hồng 3.617.955 0 286.507 126.960 3.204.488 3 Các mỏ than nội địa 84.281 32.841 35.556 15.884 0 4 Các mỏ than địa phương 18.078 0 7.679 4.944 5.455 5 Các mỏ than bùn 200.122 0 96.620 63.967 39.535 Tổng cộng 7.200.430 247.589 1.315.605 1.362.916 4.274.320
(Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến 2020 và triển vọng đến năm 2030)
4.2.1.1.1 Về quan điểm:
Cần phát triển ngành than trên cơ sở khai thác, chế biến, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên than của đất nước, nhằm phục vụ nhu cầu trong nước là chủ yếu; đóng góp tích cực, hiệu quả vào việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và đáp ứng tối đa nhu cầu than phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; bảo đảm việc xuất, nhập khẩu hợp lý theo hướng giảm dần xuất khẩu và chỉ xuất khẩu các chủng loại than trong nước chưa có nhu cầu sử dụng thông qua biện pháp quản lý bằng kế hoạch và các biện pháp điều tiết khác phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Phát triển ngành than phải bền vững, hiệu quả theo hướng đồng bộ, phù hợp với sự phát triển chung của các ngành kinh tế khác. Phát huy tối đa nội lực (vốn, khả năng thiết kế, chế tạo thiết bị trong nước v.v…) kết hợp mở rộng hợp tác quốc tế, trước hết trong lĩnh vực nghiên cứu, triển khai, ứng dụng công nghệ tiến bộ trong thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than; đầu tư thỏa đáng cho công tác bảo vệ môi trường, an toàn lao động, quản trị tài nguyên, quản trị rủi ro trong khai thác than.
Đẩy mạnh các hoạt động điều tra cơ bản, thăm dò, đánh giá tài nguyên và trữ lượng than nhằm chuẩn bị cơ sở tài nguyên tin cậy cho sự phát triển ổn định, lâu dài của ngành; kết hợp đẩy mạnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò, khai thác để bổ sung nguồn than cho nhu cầu lâu dài trong nước.
Đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh trong ngành than trên cơ sở doanh nghiệp do Nhà nước chi phối đóng vai trò chủ đạo; thực hiện kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước để phục vụ mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Phát triển ngành than gắn liền với bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái vùng than; đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng trên địa bàn, đặc biệt là vùng than Quảng Ninh; đảm bảo an toàn trong sản xuất.
4.2.1.1.2 Định hướng ngành than:
Thực hiện công tác đầu tư cho thăm dò, khai thác, chế biến và kinh doanh than theo quy hoạch. Chấm dứt tình trạng khai thác, chế biến, kinh doanh than trái pháp luật.
Về Khai thác than:
Khai thác than bằng phương pháp hầm lò:
Quy hoạch, thiết kế xây dựng mới, cải tạo mở rộng các mỏ hiện có theo hướng tập trung, công suất lớn với dây chuyền công nghệ đồng bộ và hiện đại; tối ưu hóa sản lượng để đảm bảo khai thác ổn định lâu dài;
Sử dụng loại vật liệu mới, vì chống thuỷ lực thay thế cho vì chống gỗ và kim loại; vì neo, vì neo kết hợp phun bê tông, bê tông phun v.v... để chống giữ và bảo vệ các đường lò trong điều kiện địa chất mỏ cho phép;
Tiếp tục hoàn thiện quy trình công nghệ khai thác cơ giới hóa đối với vỉa dốc thoải. Nghiên cứu lựa chọn công nghệ thích hợp để nâng cao hiệu quả khai thác đối với các vỉa dày dốc nghiêng và dốc đứng; nghiên cứu áp dụng công nghệ khai thác hợp lý đối với phần trữ lượng than dưới mức -300 m của bể than Quảng Ninh, bể than đồng bằng sông Hồng.
Khai thác than bằng phương pháp lộ thiên:
Phát triển mở rộng các mỏ lộ thiên hiện có theo hướng nâng cao hệ số bóc giới hạn; nâng cao tối đa năng lực khai thác phù
hợp với quy hoạch đổ thải, vận tải, thoát nước và bảo vệ cảnh quan môi trường;
Đổi mới đồng bộ và hiện đại hóa thiết bị dây chuyền khai thác theo hướng đưa vào sử dụng các thiết bị cơ động có công suất lớn, phù hợp với điều kiện và quy mô của từng mỏ;
Tối ưu hóa các chỉ tiêu thông số kỹ thuật của hệ thống khai thác đang áp dụng; nghiên cứu ứng dụng hệ thống khai thác chia lớp đứng, công nghệ khai thác chọn lọc và khai thác vỉa mỏng; công nghệ đổ thải bãi thải tạm và bãi thải trong.
Đối với bất cứ công nghệ nào cũng cần phải áp dụng các giải pháp kỹ thuật và quản lý tiến bộ nhất để giảm thiểu tỷ lệ tổn thất trong khai thác, giảm tiêu hao năng lượng.
Về sàng tuyển và chế biến than:
Cần đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao hiệu quả các nhà máy tuyển hiện có; xây dựng thêm các nhà máy tuyển mới với công nghệ hiện đại để đáp ứng tối đa và ổn định cho nhu cầu thị trường trong nước, nâng cao giá trị sử dụng tài nguyên than và tăng cường bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ chế biến than, bao gồm: chế biến than dùng cho luyện kim, khí hoá than, than hóa dầu v.v… nhằm đa dạng hoá sản phẩm từ than.
Về sàng tuyển than:
Các cụm sàng mỏ: Tiếp tục duy trì nhiệm vụ của các cụm sàng mỏ là sàng chế biến than theo yêu cầu của các hộ tiêu thụ nội địa, riêng một số cụm sàng vùng Cẩm Phả và Hòn Gai có nhiệm vụ sơ chế than cấp cho các nhà máy tuyển. Tận thu than cám xấu, than bìa, xít trong khai thác để nghiền đập, chế biến thành các sản phẩm phù hợp cấp cho các nhà máy nhiệt điện,
đặc biệt là nhà máy nhiệt điện dùng lò tầng sôi (CFB) và đáp ứng cho nhu cầu than cho sản xuất VLXD, chất đốt cho sinh hoạt nhằm tận thu tối đa tài nguyên. Cải tiến công nghệ khai thác chọn lọc tách riêng than có chất lượng tốt ngay từ đầu vào để có thể lấy than cám 3, cám 4 nhiều hơn.
Các nhà máy tuyển: Để đáp ứng nhu cầu sử dụng than chất lượng cao ngày càng tăng - nhất là than dùng cho xuất khẩu – việc lựa chọn công nghệ khi thiết kế cho các nhà máy tuyển cần lưu ý đến khả năng làm mềm hoá khâu cấp than vào tuyển cũng như khâu pha trộn các sản phẩm than sau tuyển là rất cần thiết, cho phép điều chỉnh tỷ lệ than cám vào tuyển phù hợp với nhu cầu tiêu thụ, thuận lợi cho việc cân đối cung – cầu than của nền kinh tế quốc dân.
4.2.1.2 Ngành khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng:
4.2.1.2.1 Thực trạng:
Quảng Ninh là một trong số các tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng phong phú và đa dạng, có khả năng phát triển hầu hết các chủng loại vật liệu xây dựng thông thường như: đá vôi, đất sét, phụ gia cho sản xuất xi măng; đất sét cho sản xuất gạch ngói, gốm sứ; đá, cát sỏi cho sản xuất bê tông, cát làm vữa xây trát; sét chịu lửa; cao lanh – pirofilit cho sản xuất vật liệu chịu lửa; gốm sứ; cát trắng cho sản xuất thủy tinh các loại, đá cho sản xuất đá ốp lát...
- Về đá vôi, đến nay đã phát hiện được 49 mỏ khoáng sản làm VLXD bao gồm 8 chủng loại phân bố trên địa bàn từ huyện Đông Triều đến đảo Cái Bầu, trữ lượng và tài nguyên dự báo khoảng trên 10.000 triệu m3, có khả năng khai thác 2.705 triệu m3
có chất lượng tốt phục vụ cho công nghiệp xi măng, giao thông và xây dựng, trong đó đá vôi làm nguyên liệu xi măng 1.655 triệu m3
, đá vôi làm vật liệu xây dựng 1.050 triệu m3
Đá vôi làm nguyên liệu sản xuất xi măng có: Mỏ đá vôi Yên Đức thuộc huyện Đông triều; Mỏ đá vôi Phương Nam, thuộc xã Phương Nam, TP. Uông Bí; Mỏ đá vôi Đá Trắng, thuộc địa bàn Huyện Hoành Bồ; Mỏ đá vôi Áng Quan, thuộc địa bàn Huyện Hoành Bồ; Mỏ đá vôi Đá Chồng thuộc trên địa bàn thị xã Cẩm Phả; Mỏ đá vôi Quang Hanh: thuộc địa bàn TP Hạ long và Cẩm Phả.
Đá vôi làm vật liệu xây dựng: Mỏ đá vôi Vũ Oai, thuộc địa bàn huyện Hoành Bồ; Mỏ đá vôi Yên cư thuộc địa bàn TP Hạ Long; Mỏ đá vôi Hoàng Tân thuộc địa bàn huyện Yên Hưng.
- Về đất sét làm vật liệu xây dựng có chất lượng cao, tập trung ở thành phố Hạ Long, huyện Đông Triều, Cẩm Phả, Hoành Bồ, Đầm Hà. Tổng trữ lượng ước tính 245,82 triệu m3, trong đó sét chịu lửa là 14,67 triệu m3
, sét gạch ngói là 132,8 triệu m3, sét làm nguyên liệu xi măng là 127,85 triệu m3
. + Đất sét làm xi măng có: Mỏ sét Tràng Bạch Huyện Đông Triều; Mỏ sét Hoàng Quế, huyện Đông Triều; Mỏ sét Xích Thổ, thuộc Huyện Hoành Bồ; Mỏ sét Yên Mỹ thuộc huyện Hoành Bồ; Mỏ sét Làng Bang, huyện Hoành Bồ; Mỏ sét Hà Chanh, thuộc xã Cộng Hoà, thị xã Cẩm Phả.
+ Sét làm gạch ngói, gốm sứ: Mỏ sét Bình Việt, huyện Đông Triều, nằm trên hai xã Bình Dương và Việt Dân; Mỏ sét Bình Khê, huyện Đông Triều; Mỏ sét Kim Sen, thuộc thị trấn Mạo Khê; Mỏ sét Tràng An huyện Đông Triều; Mỏ sét Giếng đáy, thuộc thành phố Hạ Long; Mỏ sét Núi Na, xã Sông Khoai; Mỏ sét Tân Bình, huyện Đầm Hà.
+ Cao Lanh ở huyện Đông Triều, Hải Hà, Bình Liêu có chất lượng tốt phục vụ cho ngành công nghiệp gốm sứ, tổng trữ lượng có 90,456 triệu tấn. Cao lanh-pyrôphilit ở khu vực Tấn Mài huyện Hải Hà làm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất gạch chịu lửa, chất phụ gia xi măng trắng, gốm, sứ cao
cấp và giấy... phục vụ trong nước và xuất khẩu, phân bố trên 4 thân quặng, trữ lượng 68,928 triệu tấn.
+ Cát trắng thạch anh nằm tập trung chủ yếu tại xã Minh Châu và Quan Lạn, huyện Vân Đồn, ngoài ra còn phân bố ở các đảo Ngọc Vừng (huyện Vân Đồn), Vĩnh Trung, Vĩnh Thực, Bình Ngọc (TP. Móng Cái), Cô Tô (huyện Cô Tô) trữ lượng khoảng 5,804 triệu tấn. Hiện nay Công ty Cát Vân Hải đang quản lý 4 mỏ với trữ lượng 5,343 triệu tấn cát thủy tinh. Đây là loại khoáng sản quý phục vụ cho ngành sản xuất thủy tinh cao cấp với đặc tính thành phần hóa học như sau:
+ Cát xây dựng phân bố ở Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn, Đồng Vông, Chi Lăng, hồ Yên Lập, huyện Hoành Bồ; Vĩnh Thực –TP. Móng Cái; Kim Sen – huyện Đông Triều; Biểu Nghi – huyện Yên Hưng, trữ lượng 35,5 triệu m3.
4.2.1.2.2 Định hướng ngành khoáng sản làm vật liệu xây dựng:
- Phát triển khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng mang tính toàn diện, khoa học, khả thi cao; định kỳ bổ sung điều chỉnh cho phù hợp thực tế; Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất và quản lý; Tuân thủ qui định pháp luật.
- Quản lý, khai thác, chế biến, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản.
- Công tác thăm dò phải đi trước một bước, là tiền đề để chuẩn bị tài liệu đánh giá nguồn tài nguyên khoáng sản về trữ lượng, chất lượng, điều kiện khai thác mỏ, các khu vực khoáng sản phục vụ cho phát triển công nghiệp khai thác đến năm 2020.
- Tăng cường các giải pháp công nghệ, cải tiến khoa học kỹ thuật để tạo giá trị gia tăng cho khoáng sản, tránh xuất khẩu dưới dạng thô.
- Đa dạng hóa quy mô sản xuất trên cơ sở bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường sinh thái để phát triển bền vững và có hiệu quả cao.
- Xây dựng kế hoạch và lộ trình dài hạn với các giải pháp đồng bộ nhằm khắc phục và từng bước giải quyết tốt các vấn đề về môi trường trong hoạt động khai thác than, đáp ứng tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam, khu vực và thế giới;
- Khuyến khích đầu tư và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến chế biến và sử dụng khoáng sản nhằm nâng cao giá trị sử dụng, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.