5. Kết cấu chính của luận văn
3.1.2 Tiềm năng và nguồn lực:
3.1.2.1 Nguồn nhân lực:
Dân số của tỉnh năm 2010 là 1.161,6 nghìn người, dân số thành thị là 604 nghìn người (khoảng 52,0%); dân số nông thôn là 557,6 nghìn người (khoảng 48,0%). Tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế năm 2010 là 623,4 nghìn người (khoảng 53,66% dân số). Số lao động trong ngành Công nghiệp + Xây dựng là 170,4 nghìn người (chiếm 27,33% lực lượng lao động).
Bảng 3.1: Lao động đang làm việc trong các ngành Kinh tế quốc dân
Tổng số
Phân theo khu vực kinh tế Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp - XD Dịch vụ Tổng số (Nghìn người) 2005 533,7 259,9 134,7 139,1 2006 555,5 206,7 142,3 206,5 2007 586,1 261,7 157,5 166,9 2008 603,0 265,9 162,2 174,9 2009 613,8 268,0 167,9 177,9 2010 623,4 271,0 170,4 182,0 Cơ cấu (Tổng số = 100 %) 2005 100,0 48,7 25,2 26,1 2006 100,0 37,2 25,6 37,2 2007 100,0 44,7 26,9 28,5 2008 100,0 44,1 26,9 29,0 2009 100,0 43,7 27,4 29,0 2010 100,0 43,5 27,3 29,2
Về chất lượng nguồn nhân lực, tỷ lệ lao động được đào tạo là 48% (trong đó lao động được đào tạo nghề chiếm 38%). Số người có trình độ Đại học là 48.751 người; trên Đại học 753 người.
Bảng 3.2: Số người hoạt động kinh tế từ 15 tuổi trở lên phân theo trình độ chuyên môn
Đơn vị: người 2000 2002 2004 2006 1/4/2009 Tổng số 143.329 160.626 197.616 223.333 342.179 Sơ cấp 16.366 18.720 21.957 22.256 39.552 CNKT có bằng 54.125 67.534 94.646 111.215 57.461 CNKT không bằng 8.749 7.489 11.280 12.682 153.228 Trung cấp, CĐ chuyên nghiệp 42761 44882 47896 52562 42.434
Đại học 21.239 21.879 21.656 24.392 48.751
Trên đại học 89 122 181 226 753
(Nguồn: Số liệu Cục Thống kê Quảng Ninh năm 2010)
3.1.2.2 Tiềm năng tài nguyên thiên nhiên:
3.1.2.2.1 Đất:
Quảng ninh có quỹ đất dồi dào với 611.081,3 ha, trong đó có 75.370ha đất nông nghiệp đang sử dụng, 146.019 ha đất lâm nghiệp với nhiều diện tích đất có thể trồng cỏ phù hợp cho chăn nuôi, khoảng gần 20.000 ha có thể trồng cây ăn quả.
3.1.2.2.2 Sông ngòi và chế độ thủy văn:
Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam vừa có nét riêng của một tỉnh miền núi ven biển. Các quần đảo ở huyện Cô Tô và Vân Đồn,... có đặc trưng của khí hậu đại dương.
Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có một mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; một mùa đông lạnh, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất.
Do nằm trong vành đai nhiệt đới nên hàng năm có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh, tiềm năng về bức xạ và nhiệt độ rất phong phú.
Ảnh hưởng bởi hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á nên khí hậu bị phân hoá thành hai mùa: mùa hạ nóng ẩm với mùa mưa, mùa đông lạnh với mùa khô.
Về nhiệt độ, được xác định có mùa đông lạnh, nhiệt độ không khí trung bình ổn định dưới 20°C. Mùa nóng có nhiệt độ trung bình ổn định trên 25°C.
Về mưa, theo quy ước chung, thời kỳ có lượng mưa ổn định trên 100 mm là mùa mưa; còn mùa khô là mùa có lượng mưa tháng ổn định dưới 100 mm. Theo số liệu quan trắc, mùa lạnh ở Quảng Ninh bắt đầu từ hạ tuần tháng 11 và kết thúc vào cuối tháng 3 năm sau, mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10. Mùa ít mưa bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau, mùa mưa nhiều bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10.
Giữa hai mùa lạnh và mùa nóng, hai mùa khô và mùa mưa là hai thời kỳ chuyển tiếp khí hậu, mỗi thời kỳ khoảng một tháng (tháng 4 và tháng 10). Sự chênh lệch về nhiệt độ trung bình của tháng tiêu biểu cho mùa đông (tháng 1) thấp hơn nhiệt độ trung bình của tháng tiêu biểu cho mùa hạ (tháng 7) là 12°C và thấp hơn nhiệt độ trung bình của tháng 1 theo tiêu chuẩn nhiệt độ cùng vĩ tuyến là 5,1°C
3.1.2.2.3 Tiềm năng về khoáng sản
Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có nhiều loại đặc thù, trữ lượng lớn, chất lượng cao mà nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước không có được như: than, cao lanh tấn mài, đất sét, cát thủy tinh, đá vôi,…
Than đá, có trữ lượng khoảng 3,6 tỷ tấn, hầu hết thuộc dòng an-tra-xít, tỷ lệ các-bon ổn định 80 – 90%; phần lớn tập trung tại 3 khu vực: Hạ Long, Cẩm Phả và Uông Bí – Đông Triều; mỗi năm cho phép khai thác khoảng 30 – 40 triệu tấn.
Các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh, … có trữ lượng tương đối lớn, phân bố rộng khắp các địa phương trong tỉnh như: Mỏ đá vôi ở Hoành Bồ, Cẩm Phả;
Các mỏ cao lanh ở các huyện miền núi Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, thành phố Móng Cái; Các mỏ đất sét phân bố tập trung ở Đông Triều, Hoành Bồ và TP. Hạ Long là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất vật liệu xây dựng cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Các mỏ nước khoáng, có nhiều điểm nước khoáng uống được ở Quang Hanh (Cẩm Phả), Khe Lạc (Tiên Yên), Đồng Long (Bình Liêu). Ngoài ra, còn có nguồn nước khoáng không uống được tập trung ở Cẩm Phả có nồng độ khoáng khá cao, nhiệt độ trên 35°C, có thể dùng chữa bệnh.
3.1.2.2.4 Tài nguyên rừng:
Quảng Ninh có 243.833,2 ha rừng và đất rừng (chiếm 40% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh), trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 80%. Còn lại là rừng trồng, rừng đặc sản khoảng 100 ngàn ha, đất chưa thành rừng khoảng 230 ngàn ha, là điều kiện để phát triển thành các vùng gỗ công nghiệp, vùng cây đặc sản, cây ăn quả có quy mô lớn.